Muốn con tự lập, bạn đừng làm thay bé 10 điều này nhé

(4.18) - 11 đánh giá

Bố mẹ thường mong muốn con tự lập để bé có thể thành công trong cuộc sống sau này. Thế nhưng, để hiện thực hóa mong muốn này không phải là điều dễ dàng. Bạn hãy chú ý đến 10 điều được đề cập trong bài viết của Chúng tôi nhé.

Người lớn không thể sống cuộc sống của con trẻ mà chỉ nên ở bên cạnh để giúp bé phát triển và có những trải nghiệm thú vị cho bản thân. Ngoài ra, bạn không nên áp đặt tình thương cũng như suy nghĩ của mình nếu muốn con tự lập. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giới thiệu 10 tình huống bạn nên tránh khi nuôi dạy con.

1. Nói thay con

Ảnh: BrightSide.me

Một trong những tình huống thường gặp nhất khi dẫn con đi chơi và gặp người quen. Người đó thường sẽ hỏi: “Con tên gì?”. Lúc này, đa số bố mẹ sẽ nhanh nhảu: “Cháu tên Nam ạ”. Điều này thật sự không nên. Nếu bé đã có thể nói được, bạn nên để bé tự trả lời câu hỏi của người khác thay vì trả lời thay cho bé. Bé mới là người được hỏi chứ không phải bố mẹ. Khi để trẻ tự trả lời những câu hỏi như thế, bé mới có khả năng đối đáp với người khác.

Do vậy, nếu bạn muốn con tự lập, hãy trao cho con cơ hội được trả lời mọi câu hỏi liên quan đến mình và cố gắng kiềm chế cảm xúc muốn nói thay con.

2. Trở thành bạn của con

Ảnh: BrightSide.me

Nhiều người cố gắng kết bạn với con vì muốn tìm hiểu thêm về những tâm tư, nguyện vọng của con. Tuy nhiên, để trở thành bạn của con không phải dễ. Đôi lúc bố mẹ quan tâm, yêu thương con quá và đã xâm phạm quyền riêng tư hay tự do của con. Thật ra, không cần thiết phải cố gắng để trở thành bạn của con. Hãy để con tìm ra những người bạn thật sự của mình và bố mẹ chỉ có mặt khi trẻ cần tình yêu thương và sự hỗ trợ của mình.

3. Cần và muốn

Ảnh: BrightSide.me

Bạn biết rằng bông cải xanh tốt cho sức khỏe hơn nhiều so với kẹo nhưng trẻ nhỏ lại chẳng thấy được điều này. Vì vậy, bạn thường ra lệnh cho con những gì bé nên làm mà ít đề cập đến tác dụng của nó.

Kết quả là trẻ có cảm giác bị kìm hãm khi lúc nào cũng làm theo mệnh lệnh mà không biết tại sao mình phải làm như vậy. Điều này khiến trẻ nảy sinh những suy nghĩ chống đối lại bạn. Do đó, bạn cần tìm hiểu nhu cầu thực sự của bé và đáp ứng nó. Nếu có ý định dạy con thói quen tốt, hãy thực hiện một cách từ tốn nhé.

4. Giúp con quá nhiều

Ảnh: BrightSide.me

Trẻ em từ 2 – 3 tuổi có thể tự mặc hoặc cởi bỏ quần áo, rửa chén, cho đồ bẩn vào máy giặt và bé thực sự muốn tự mình làm điều đó. Thế nhưng, bố mẹ thường muốn làm thay con từ việc đút con ăn, mặc quần áo cho con, tắm giặt cho trẻ, không tạo cho con cơ hội được tự trải nghiệm những việc nhỏ nhặt trong nhà. Sau đó, bố mẹ lại than thở và thất vọng khi con đã lớn mà không biết làm gì, bất kể việc nặng nhẹ đều trông chờ vào bố mẹ.

Muốn con tự lập, hãy để bé học cách chăm sóc bản thân từ lúc còn nhỏ. Đừng sợ con làm sai hay trở thành trò cười vì đây đều là những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình trưởng thành của con.

5. Quyết định thay con

Ảnh: BrightSide.me

Một số bố mẹ cố gắng áp đặt thị hiếu, sở thích hoặc cách ăn mặc lên con cái vì cho rằng mình sẽ định hướng bé đúng đắn. Tuy nhiên, cách làm này làm giảm tính cá nhân của một đứa trẻ. Trong nhiều trường hợp, bé sẽ chống đối bằng cách thực hiện ngược lại điều bố mẹ mong muốn.

Điều tốt nhất bạn có thể làm là tìm hiểu sở thích của con, cùng con xem một bộ phim nào đó, nói chuyện thoải mái về thần tượng mà con ngưỡng mộ để tạo sợi dây liên kết với con tốt hơn.

6. Quản lý tiền của bé

Ảnh: BrightSide.me

Trong cuộc sống của mỗi đứa trẻ, có một thời điểm bé cần có một khoản tiền cho riêng mình. Bạn không nên tra hỏi con về số tiền con được lì xì bằng cách kiểm tra túi, cặp xách. Hành động này giết chết sự tin tưởng của con đối với bố mẹ.

Thay vào đó, bạn nên khuyến khích bé tiêu tiền thông minh từ những bài học nhỏ như trả giá khi đi chợ, lập sổ tiết kiệm chẳng hạn.

7. Chọn sở thích cho con

Ảnh: BrightSide.me

Mẹ muốn con gái chơi đàn piano thật giỏi và sẵn sàng dành thời gian để đưa con đến lớp học nhạc 3 lần/tuần, còn bố lại muốn con trai chơi bóng đá mỗi tối để khỏe mạnh hay trở thành một cầu thủ giỏi trong tương lai. Nếu cảm điều này thật giống mình thì bạn đang áp đặt sở thích của bản thân lên con cái đấy.

Nếu muốn con tự lập, hãy kiên nhẫn, chú ý đến sở thích thật sự của con là gì. Khi thích thật sự, mỗi khi làm việc gì con đều cảm thấy đam mê và làm hết sức mình. Sau đó, bạn sẽ giúp con phát triển những năng khiếu đó thay vì cứ bắt con làm những điều mà con không muốn.

8. Xem sự thành công của con thành của bản thân

Ảnh: BrightSide.me

Không khó bắt gặp những tấm ảnh được đăng lên mạng xã hội với những câu trạng thái như: “Mẹ con mình tập đi”, “Bố con ta cùng học bơi”… kèm theo đó là những bình luận khen ngợi cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Thế nhưng, có phải mục đích dạy con thực hiện các việc đó chỉ nhằm để thỏa mãn bản thân và xem thành công của bé là thành công của mình không?

Khi những đứa trẻ lớn lên, mọi thứ có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Các bà mẹ và ông bố bắt đầu kể về việc con họ học đại học và tìm việc làm như thế nào, lương bổng ra sao rồi xem đó là thành tích trong cuộc đua ai dạy con tốt hơn. Tư tưởng này rất phổ biến và cũng khiến không ít trẻ ngán ngẩm hoặc thậm chí chán ghét thành tích của bố mẹ.

Bạn muốn con tự lập và thành công trong tương lai? Vậy hãy trân trọng từng nỗ lực của bé dù là nhỏ nhất, động viên trẻ mọi lúc và xóa đi suy nghĩ con mình phải hơn con nhà người ta.

9. Thay bé chọn quà

Ảnh: BrightSide.me

Khi một đứa bé có thể nói, con có quyền chọn những gì mình muốn làm. Đó không phải là một chiếc áo sơ-mi hay món đồ chơi giúp phát triển trí tuệ và hữu ích. Tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng cho con được tự do lựa chọn nhưng hành động này sẽ đem đến cho bé bài học quan trọng là khả năng lựa chọn, đưa ra quyết định và đối mặt với hậu quả của mình. Những kỹ năng này không bao giờ thừa nếu bạn muốn con tự lập. Do vậy, hãy khuyến khích bé nói ra món quà mình muốn.

10. Can thiệp vào cuộc sống riêng tư của con

Ảnh: BrightSide.me

Khi con bước vào độ tuổi dậy thì, bạn lo sợ con sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu từ bạn bè nên quản lý con chặt hơn hoặc nghĩ rằng việc trẻ thích một người bạn khác giới thật sự không tốt? Nếu có điều này, bạn nên thả lỏng và đơn giản hóa mọi thứ một chút.

Khi thấy con đi chơi với bạn khác giới, bạn tra hỏi con bằng mọi cách. Tuy nhiên, việc làm này chỉ làm trẻ thêm mệt mỏi. Con sẽ tự chia sẻ về bạn khác giới nếu cảm thấy an toàn và thật sự tin tưởng vào bố mẹ. Trẻ cần một không gian riêng tư và cất giữ những điều thầm kín để trở nên tự lập hơn thay vì cứ phải đối diện với sự phán xét và chỉ dẫn của người lớn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách giặt đồ cho trẻ sơ sinh giúp diệt hết vi khuẩn

(55)
Cách giặt đồ cho trẻ sơ sinh đòi hỏi mẹ không chỉ cần cẩn thận chọn mua sản phẩm giặt mà còn cần để ý làm sạch được cả bụi bẩn lẫn vi khuẩn ... [xem thêm]

7 lợi ích khi không sử dụng điện thoại trước khi ngủ

(13)
Nếu bạn đi ngủ mà không thể thiếu smartphone bên cạnh có nghĩa là bạn nghiện dùng điện thoại rồi đấy. Việc này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, đặc ... [xem thêm]

Creatine là gì mà bạn phải cẩn trọng khi dùng?

(92)
Creatine là một trong những chất bổ sung dùng trong thể thao rất phổ biến trên thị trường hiện nay, nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ gây ảnh ... [xem thêm]

Cải thiện và ngăn ngừa sẹo mụn, bạn đã biết cách

(97)
Mụn – vị khách không mời đã gây cho bạn không ít phiền toái mỗi khi chúng xuất hiện. Không chỉ vậy, sau khi biến mất, chúng còn để lại cho bạn một ... [xem thêm]

Viêm amidan có lây không?

(73)
Viêm amidan là một bệnh lý thuộc về hệ hô hấp khá phổ biến. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng viêm amidan sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp nếu không ... [xem thêm]

Những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu tâm

(30)
Một số triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ điển hình có thể nhận biết sớm như: sốt cao đột ngột, nhức đầu, ói mửa, phát ban. Trẻ nhỏ có nguy ... [xem thêm]

Tìm hiểu về xét nghiệm Non-stress test

(97)
Xét nghiệm Non-stress test là một dạng kiểm tra sức khỏe của thai nhi nhằm mục đích phát hiện các nguy cơ, từ đó đưa ra phương án ngăn chặn kịp thời. Trong ... [xem thêm]

Tự chăm sóc sau đột quỵ

(51)
Luyện tập thể thao rất tốt cho sức khỏe của bạn và đồng thời có thể mang lại rất nhiều lợi ích khác. Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn giữ vóc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN