Trượt đốt sống

(3.99) - 12 đánh giá

Trượt đốt sống thắt lưng là loại phổ biến nhất của trượt đốt sống. Để điều trị bệnh này, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động. Dưới đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về những bài tập phù hợp và không phù hợp nếu mắc phải trượt đốt sống lưng.

Lợi ích của các bài tập vận động đối với bệnh trượt đốt sống thắt lưng

Khi bạn bị trượt đốt sống thắt lưng, cột sống sẽ bị ảnh hưởng khiến cho xương cột sống không nằm ở đúng vị trí. Bạn có thể cảm thấy phần thắt lưng đau, tê, ngứa ran và yếu đi. Thỉnh thoảng, bạn còn phải chịu đựng cơn đau ở chân do đau thần kinh tọa.

Vận động là phương pháp điều trị đầu tiên mà bạn có thể áp dụng cho tình trạng này. Sau đây là những ích lợi mà bài tập vận động mang lại cho bạn:

  • Thực hiện các bài tập có thể giúp bạn tăng cường lực cơ ở lưng, hông và mông; cung cấp các hỗ trợ phù hợp cho lưng. Khi các cơ vững vững sẽ giúp cột sống hồi phục tốt hơn và phòng ngừa các tổn thương về sau;
  • Giúp xương cột sống trượt trở lại vị trí của nó;
  • Tăng lưu thông máu đến khu vực bị ảnh hưởng;
  • Giúp bạn duy trì một thể trọng phù hợp vì thừa cân có thể gây nhiều áp lực hơn lên cột sống của bạn.

Bài tập nào phù hợp nhất cho trượt đốt sống thắt lưng?

Các bài tập vận động có tác dụng trong việc giảm đau ở lưng. Dưới đây là 3 bài tập bạn có thể tham khảo:

Nghiêng khung chậu

Bài tập kiểu này được sử dụng để tăng cường lực cơ và kéo dãn cơ vùng thắt lưng.

Để thực hiện bài tập này, bạn cần:

  • Nằm ngửa (bạn có thể cần đến một tấm thảm để hỗ trợ cho cơ thể và chống trượt ngã);
  • Đặt một cuốn sách nhỏ phẳng dưới đầu;
  • Đặt thẳng chân trên mặt đất;
  • Giữ phần trên cơ thể thoải mái;
  • Từ từ nhấn lưng xuống sàn và xoay cơ bụng;
  • Nghiêng xương chậu về phía gót chân và cảm nhận cơ bắp co lại;
  • Giữ nguyên tư thế từ 10 đến 15 giây;
  • Quay trở lại vị trí bắt đầu;
  • Lặp lại 10 lần.

Bạn có thể đặt tay dưới lưng để kiểm tra tư thế của mình.

Gấp gối ngực

Bài tập này có tác dụng giúp bạn kéo căng cơ ở lưng.

Để thực hiện bài tập này, bạn tiến hành các bước như sau:

  • Nằm ngửa;
  • Co 2 đầu gối;
  • Đặt thẳng chân trên mặt đất;
  • Sử dụng tay để kéo một chân về phía ngực, không kéo cả hai chân;
  • Giữ tư thế này trong 15 đến 30 giây;
  • Quay trở lại vị trí bắt đầu;
  • Lặp lại 10 lần.

Tăng cường cơ bụng

Sở hữu một cơ bụng khỏe có thể hỗ trợ cho cột sống ở phía sau. Để thực hiện bài tập tăng cường cơ bụng, bạn có thể:

  • Nằm ngửa;
  • Đặt một cuốn sách nhỏ phẳng dưới đầu;
  • Đặt thẳng chân trên mặt đất;
  • Giữ phần trên cơ thể thoải mái;
  • Khi bạn thở ra, nâng kéo dãn vùng khung chậu và cơ bụng dưới;
  • Giữ tư thế này trong 15 đến 30 giây;
  • Quay trở lại vị trí bắt đầu;
  • Lặp lại 10 lần;

Bài tập vận động KHÔNG TỐT cho trượt cột sống thắt lưng

Vặn hoặc uốn cong thắt lưng

Bài tập xoắn hoặc uốn cong thắt lưng có thể giúp tăng cường cơ trục và cơ bụng. Tuy nhiên, bạn cần tránh những bài tập đòi hỏi cơ thể quá xoắn hoặc uốn cong lưng có thể khiến lưng thêm đau và gây thêm tổn thương, chẳng hạn bài tập chạm ngón chân.

Nâng tạ nặng

Khi tập cử tạ, bạn sẽ kéo phải căng lưng nhiều hơn, có thể dẫn đến trượt đĩa đệm ở cột sống. Để thực hiện đúng tư thế nâng tạ, bạn cần:

Giữ phần hỗ trợ đủ rộng (chân rộng bằng vai và một chân đặt trước chân kia);

  • Cong đầu gối và hông, mông đẩy ra sau;
  • Sau đó, nhìn thẳng và từ từ nhấc vật lên.

Tuy nhiên, bạn không nên nhấc các vật nặng.

Bài tập có cường độ vận động mạnh

Duy trì vận động khi bạn bị trượt cột sống thắt lưng rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn nên tránh các vận động quá mạnh có thể làm chậm quá trình lành vết thương và gây tổn thương nặng hơn như bóng rổ hay bóng đá. Khi bạn bị trượt đốt sống, lưng sẽ dễ bị tổn thương. Bạn cần cẩn thận lựa chọn các bài tập thích hợp tốt cho cột sống mà vẫn không gây tổn hại cho cột sống của mình. Bạn nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Gãy xương cột sống

(72)
Tìm hiểu chungGãy xương cột sống là tình trạng gì?Gãy xương cột sống là khi xương cột sống bị gãy. Cột sống được tạo ra từ các đốt sống xếp chồng ... [xem thêm]

Sốt màng não miền núi (sốt màng não)

(41)
Tìm hiểu chungSốt màng não miền núi (sốt màng não) là bệnh gì?Bệnh sốt màng não miền núi, hay còn gọi là sốt màng não, là bệnh cấp tính gây ra do vi khuẩn ... [xem thêm]

Rối loạn triệu chứng thực thể

(27)
Tìm hiểu chungRối loạn triệu chứng thực thể là bệnh gì?Rối loạn triệu chứng thực thể liên quan đến việc quan tâm quá mức đến các triệu chứng của cơ ... [xem thêm]

Vảy phấn hồng

(93)
Tìm hiểu chungVảy phấn hồng là bệnh gì?Vảy phấn hồng là một loại phát ban phổ biến. Những đốm phát ban này có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục có ... [xem thêm]

Rối loạn kinh nguyệt

(32)
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Tình trạng này có gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các thông tin xoay quanh vấn đề ... [xem thêm]

U mạch máu gan

(74)
Tìm hiểu chungU mạch máu gan là gì?U mạch máu gan là một khối u không phải ung thư trong gan (u lành tính). U máu gan được tạo thành từ một đám rối các mạch ... [xem thêm]

Hội chứng Crouzon

(17)
Định nghĩaHội chứng Crouzon là gì?Hội chứng Crouzon là một tình trạng bệnh lý di truyền, trong đó có sự hợp nhất sớm một số xương của hộp sọ. Sự ... [xem thêm]

Chậm phát triển tâm thần

(40)
Tìm hiểu chungChậm phát triển tâm thần là bệnh gì?Khuyết tật trí tuệ, từng được gọi là chậm phát triển tâm thần, đặc trưng bởi trí thông minh dưới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN