Những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu tâm

(4.31) - 30 đánh giá

Một số triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ điển hình có thể nhận biết sớm như: sốt cao đột ngột, nhức đầu, ói mửa, phát ban. Trẻ nhỏ có nguy cơ bị sốt xuất huyết cao nếu sống trong môi trường có nhiều ao tù nước đọng. Đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sản, loại muỗi lây nhiễm virus Dengue, gây bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy thường bùng phát vào mùa mưa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị hầu như chỉ làm giảm triệu chứng bệnh, chống sốc. Những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần.

Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ chỉ ra những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ để bạn dễ nhận biết nhằm kịp thời phát hiện và điều trị nếu chẳng may bé yêu mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Trẻ bị mắc bệnh sốt xuất huyết thường có diễn biến khá phức tạp. Quá trình khởi phát bệnh thường khá đột ngột, bệnh có thể chuyển biến nhanh chóng từ nhẹ sang nặng qua 3 giai đoạn sau:

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em thường bắt đầu khởi phát từ 4 – 6 ngày sau khi bé bị nhiễm virus gây bệnh. Trẻ bị mắc bệnh sốt xuất huyết thường có diễn biến khá phức tạp. Quá trình khởi phát bệnh thường khá đột ngột, bệnh có thể chuyển biến nhanh chóng từ nhẹ sang nặng qua 3 giai đoạn sau:

1. Giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát)

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn khởi phát điển hình là sốt cao đột ngột trên 38°C, liên tục. Do đó, ở giai đoạn này, cha mẹ thường nghĩ rằng con bị cúm, viêm họng, số siêu vi hay nhiễm khuẩn đường hô hấp…

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ sẽ có thêm biểu hiện bứt rứt, khó chịu, quấy khóc thường xuyên. Với trẻ lớn hơn, bé có thể đau đầu, tỏ ra chán ăn, có dấu hiệu buồn nôn, có các chấm xuất huyết xuất hiện quanh lỗ chân lông dưới bề mặt da. Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện như: đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt nên thường đưa ta dụi mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Đặc biệt ở giai đoạn này, một số trẻ sẽ có biểu hiện xuất huyết đường tiêu hóa, nôn hay đi ngoài ra máu.

2. Giai đoạn nguy cấp

Sau giai đoạn khởi phát, trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ bước vào giai đoạn nguy cấp. Giai đoạn này thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 – 7 sau khi trẻ mắc bệnh. Ở thời điểm này, virus gây bệnh đã làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ và nếu làm xét nghiệm máu thì số lượng bạch cầu, tiểu cầu của bé đã giảm đáng kể…

Ở giai đoạn nguy cấp, trẻ bị sốt xuất huyết có thể vẫn còn sốt hoặc đã thuyên giảm và bị thoát huyết tương (huyết tương trong máu thoát ra ồ ạt) khiến con có thể có các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết điển hình như:

  • Tràn dịch màng phổi khiến bụng bé sưng phù
  • Xuất huyết nghiêm trọng ở mặt trước hai cảng chân, mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn, niêm mạc…
  • Phù nề vùng hốc mắt
  • Tiểu ra máu
  • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng
  • Tụt huyết áp
  • Đầu và chân tay rờ vào cảm thấy lạnh
  • Vật vã, lờ đờ
  • Mạch nhanh, yếu
  • Tiểu ít
  • Sốc.

Ở giai đoạn nguy cấp này, nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ có thể rơi vào tình trạng xuất huyết nghiêm trọng và trụy tim mạch dễ dẫn đến tử vong. Cần lưu ý thêm là không phải trẻ nào mắc bệnh này cũng có biểu hiện xuất huyết. Do đó, dù bé không có biểu hiện xuất huyết dưới da thì con vẫn đang bước vào giai đoạn nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Nếu nhận thấy con có biểu hiện lờ đờ, giảm thân nhiệt, giảm huyết áp, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức. Trong giai đoạn này, lượng tiểu cầu của bé sẽ giảm mạnh, trường hợp bệnh nặng có thể bị rối loạn đông máu, một tình trạng rất nghiêm trọng.

3. Giai đoạn hồi phục

Đây là giai đoạn trẻ dần hồi phục nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời. Sau giai đoạn nguy cấp khoảng 48 – 72 giờ, bé sẽ bước vào giai đoạn phục hồi. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ có các dấu hiệu điểm hình như:

  • Bé bắt đầu hạ sốt
  • Có cảm giác thèm ăn, khát nước
  • Huyết áp ổn định hơn
  • Tiểu nhiều hơn trước
  • Xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu, bạch cầu tăng lên

Cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà

Khi nhận thấy bé có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, bạn cần đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu nhận thấy triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ trở nặng, các bác sĩ sẽ cho bé nhập viện ngay để được điều trị kịp thời. Trong trường hợp con mắc bệnh dạng nhẹ, bác sĩ sẽ cho bé điều trị ngoại trú và hướng dẫn bạn cách chăm sóc bé bị sốt xuất huyết tại nhà. Khi chăm sóc con bị bệnh này tại nhà, bạn nên:

  • Kiểm tra thân nhiệt của con và theo dõi bé chặt chẽ để có hướng xử lý kịp thời nếu bệnh có chuyển biến xấu
  • Cho con uống thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ (đối với trẻ nhỏ nên dùng paracetamol, tuyệt đối không dùng aspirin hay ibuprofen)
  • Cho con nghỉ ngơi, hạn chế vận động để bé nhanh hồi phục
  • Khuyến khích con uống nhiều nước, nước biển khô (để bù chất điện giải), nước trái cây (nước cam, chanh, dừa…)
  • Cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, lỏng, cân bằng dinh dưỡng và nên chia nhỏ các bữa ăn. Tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ (đồ chiên rán), cay nóng…
  • Để tránh nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa, bạn không nên cho bé ăn thức ăn hay uống thức uống đậm màu (sô cô la, huyết, củ dền, đậu đen, đậu đỏ…)

Trong khi chăm sóc bé tại nhà, nếu nhận thấy con có các biểu hiện như:

  • Vật vã, lừ đừ
  • Đau bụng với biểu hiện ngày càng nặng hơn
  • Da xung huyết
  • Chân tây lạnh
  • Nôn ói đột ngột, liên tục
  • Xuất huyết tiêu hóa đột ngột.

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết và cũng chưa có biện pháp điều trị bệnh một cách đặc hiệu. Do đó, cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là tránh để muỗi đốt và tích cực diệt lăng quăng (bọ gậy), muỗi. Để phòng bệnh cho trẻ, bạn cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:

  • Không cho bé chơi gần những nơi ao tù nước đọng, những nơi nhiều cây cối, góc tối đặc biệt là vào sáng sớm hoặc khi trời tối
  • Cho con mặc quần áo sáng màu, áo dài tay, quần dài khi vui chơi ngoài trời hoặc vào khi sáng sớm hay chiều tối
  • Ngủ mùng (màn) kể cả ban ngày
  • Thoa kem chống muỗi đốt vào khoảng thời gian muỗi hoạt động mạnh
  • Dùng vợt điện, bình diệt muỗi, nhang muỗi, tinh dầu để xua muỗi
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà sạch sẽ, đặc biệt là những vị trí như gầm bàn, gầm tủ, kệ sách để muỗi không có nơi trú ẩn
  • Nếu gia đình có người mắc bệnh, mọi thành viên trong gia đình phải ngủ mùng, cách ly người bệnh để tránh trường hợp muỗi đốt người bệnh và truyền virus gây bệnh cho người khác.

Bạn có thể loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) bằng cách:

  • Thường xuyên thay nước cho lọ cắm hoa, chậu cây thủy sinh
  • Thêm muối vào các chậu nước kê chân tủ chén
  • Đậy kín dụng cụ chứa nước để ngăn muỗi vào đẻ trứng
  • Thả cá bảy màu, cá rô… vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để cá diệt lăng quăng hay bọ gậy
  • Khơi thông máng xối
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh khu vực sinh sống như chai lọ, lon, mảnh chai, mảnh lu vỡ, vỏ trái dừa, lốp xe… đặc biệt vào sau ngày mưa.
  • Dọn vệ sinh nhà cửa, xung quanh nhà, lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến.

Ngoài ra, khi chính quyền và ngành y tế địa phương tổ chức các đợt phun xịt hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch sốt xuất huyết bùng phát, bạn nên tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực thi nhiệm vụ.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã biết cách nhận diện các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ để kịp thời can thiệp.

Lan Quan / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tầm quan trọng của vitamin đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

(29)
Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 0−12. Vitamin giúp đảm bảo sự phát ... [xem thêm]

Kiểm soát bệnh thận với những mẹo nhỏ từ bữa ăn

(44)
Kiểm soát bệnh thận hiệu quả là mối quan tâm của rất nhiều người. Những mẹo nhỏ khi lựa chọn thực phẩm dưới đây sẽ là cách giúp bạn duy trì sức ... [xem thêm]

9 bí quyết giúp bạn vượt qua áp lực công việc

(34)
Khi áp lực công việc trở nên nặng nề như những tảng đá, bạn có thể tưởng như mình là cái cây nhỏ bé phải tìm cách ngoi lên khỏi lớp gạch để tồn ... [xem thêm]

Bà bầu bị thủy đậu: Không thể xem thường

(48)
Thủy đậu (còn gọi là trái rạ) là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em. Căn bệnh này có thể gây hại cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh trong trường hợp bà ... [xem thêm]

11 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa bình

(90)
Mẹ hẳn đều biết: nếu như việc nuôi con bằng sữa bình không có ưu điểm gì thì những bà mẹ có khả năng cho con bú đã không dùng phương pháp này. Uống ... [xem thêm]

Nhận diện các biểu hiện của bệnh dại ở giai đoạn đầu

(90)
Bệnh dại là bệnh do một loại virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là gây viêm trong não. Chìa khóa để chống lại virus dại là nhận ... [xem thêm]

Chữa triệu chứng mãn kinh nhờ liệu pháp hormone thay thế

(57)
Rất nhiều người tin rằng liệu pháp hormone trong điều trị mãn kinh là giải pháp cho những tình trạng mà người phụ nữ phải đối mặt khi về già. Thật ... [xem thêm]

11 bí quyết giúp bạn tận hưởng tuổi già

(79)
Lão hóa theo thời gian là quá trình mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua dù sớm hay muộn. Thay vì lo sợ hay suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN