Viêm amidan có lây không?

(4.38) - 73 đánh giá

Viêm amidan là một bệnh lý thuộc về hệ hô hấp khá phổ biến. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng viêm amidan sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp nếu không được điều trị đúng cách. Đó là lý do khiến nhiều người băn khoăn: “Liệu viêm amidan có lây không? Nếu có thì bệnh lây truyền như thế nào?”.

Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ấy.

Viêm amidan có lây không?

Hầu hết các nhiễm trùng cấp tính của amidan là do virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn không có tính lây lan như mọi người vẫn nghĩ. Chính vì thế, bạn không cần phải lo lắng hay hoang mang khi lỡ tiếp xúc với người bệnh không an toàn.

Những nguyên nhân gây nên bệnh viêm amidan cũng cho thấy rằng không nguyên nhân nào có khả năng lây nhiễm bệnh:

  • Mắc một số bệnh về đường hô hấp
  • Nhiễm virus và vi khuẩn
  • Môi trường bạn sống bị ô nhiễm
  • Sức đề kháng yếu
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Viêm amidan có di truyền không?

Viêm amidan không lây lan, nhưng có thể tái phát rất nhiều lần trong nhiều năm, thậm chí một năm. Đây là những trường hợp viêm amidan mạn tính và nghiêm trọng hơn các trường hợp thông thường khác.

Với câu hỏi: “Viêm amidan có di truyền không?”, các bác sĩ khẳng định rằng: bệnh hoàn toàn có khả năng di truyền giữa các thành viên cùng huyết thống. Một nghiên cứu đã chứng minh, có tới 62% bệnh nhân viêm amidan có liên quan đến yếu tố gene trội, nói cách khác là do di truyền. Chỉ có 38% trường hợp còn lại mắc amidan là do các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động.

Làm sao bạn biết mình bị viêm amidan?

Các triệu chứng thường thấy của viêm amidan là:

  • Sốt
  • Đau họng
  • Hôi miệng
  • Khó khăn hoặc khó chịu trong khi cố gắng nuốt

Chẩn đoán viêm amidan thường được thực hiện lâm sàng bởi bác sĩ sau khi chỉ cần quan sát amidan. Tuy nhiên, các xét nghiệm khác như tia X hoặc CT scan có thể được yêu cầu nếu bác sĩ lo ngại về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, phương pháp nuôi cấy cổ họng sẽ được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm họng do liên cầu khuẩn.

Khi nào bạn biết bệnh viêm amidan của mình đã được chữa khỏi hoàn toàn?

Viêm amidan có thể chữa khỏi hoàn toàn sau 7 đến 10 ngày. Nhiều người thậm chí còn không cần điều trị, trong khi một số người có nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn sẽ cần dùng đến kháng sinh.

Có một số trường hợp sau khi chữa khỏi viêm amidan, các triệu chứng sẽ trở lại trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Những người này đã phát triển thành viêm amidan mãn tính, nếu nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Khi nào bạn nên liên hệ với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe về viêm amidan?

Thông thường, viêm amidan không được coi là một tình trạng y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ nếu nhận thấy mình có:

  • Một cơn đau họng
  • Một cơn sốt cao hơn 38,3 độ C

  • Amidan sưng và mềm với lớp phủ màu trắng, ngả vàng hoặc xám, đau ở một bên cổ họng

Nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn:

  • Đau dữ dội ở vùng cổ họng
  • Khó nuốt, hơi thở có mùi khó chịu
  • Đau đầu
  • Đau bụng

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí 6 nguyên nhân gây nên chứng lóa mắt

(52)
Chứng lóa mắt có mối liên hệ với nhiều vấn đề sức khỏe ở mắt và đầu, chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng, bong võng mạc, đau nửa đầu ảnh hưởng ... [xem thêm]

7 dấu hiệu cho thấy bé yêu bạn nhiều biết bao

(54)
Chắc hẳn người mẹ nào cũng hạnh phúc khi con trẻ thể hiện tình yêu với mình. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu nhận biết bé yêu bạn và bạn có đủ tinh ... [xem thêm]

Cách phòng ngừa và xử lý khi bị mẻ răng

(14)
Bị té xe hay chấn thương khi chơi thể thao có thể gây ảnh hưởng tới men răng, làm răng bị mẻ. Mẻ răng tuy không nghiêm trọng nhưng có thể gây kích ứng cho ... [xem thêm]

Muốn sống thọ: học hỏi phụ nữ đi, các quý ông!

(92)
Vì sao phụ nữ sống thọ hơn nam giới? Các nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ quan tâm nhiều hơn tới các thói quen tốt cho sức khỏe và nhan sắc của mình. ... [xem thêm]

Loạn sản sợi cơ và đột quỵ

(97)
Loạn sản sợi cơ (Fibromuscular dysplasia – viết tắt FMD) là bệnh lý mà một đoạn ngắn của mạch máu (thường là một động mạch) bị thu hẹp do thành mạch ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng và cấp độ

(47)
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh khá phổ biến ở nam giới và nhìn chung không quá nguy hiểm. Thực tế, có khoảng 15% nam giới trưởng thành mắc bệnh. Nhiều ... [xem thêm]

Đi tìm toner cho da nhạy cảm, bí kíp vỗ về làn da

(93)
Toner (hay còn gọi là nước cân bằng, nước hoa hồng) – một sản phẩm tưởng chừng như đơn giản và không được nhiều người chú trọng hóa ra lại là một ... [xem thêm]

Ăn gì khi đi máy bay để không lo bị đau bụng?

(47)
Nếu không biết ăn gì khi đi máy bay để vừa ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm vừa tránh các bệnh tiêu hóa, bạn sẽ khó mà tận hưởng chuyến đi một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN