Mối quan tâm về bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới

(4.48) - 30 đánh giá

Người dịch: Đinh Thị Khánh Huyền

Hiệu đính: Ths. Bs. Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 04/2018

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 10/2019

Rất nhiều các phương pháp điều trị ung thư có ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn lên khả năng sinh sản ở nữ giới. Khả năng sinh sản có nghĩa là khả năng có thể mang thai. Vô sinh là tình trạng không có khả năng mang thai hoặc duy trì thai kỳ.

Trước khi bắt đầu điều trị, hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe. Bạn nên hỏi xem điều trị có thể ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản. Và hỏi về các lựa chọn để có thể bảo tồn khả năng sinh sản.

Điều trị ung thư ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản

Ảnh hưởng của bệnh ung thư hoặc điều trị ung thư đến vấn đề sinh sản xảy ra theo 2 cách chính:

  • Thông qua tổn hại đến các tuyến nội tiết hoặc các cơ quan liên quan đến nội tiết. Chúng bao gồm tinh hoàn, tuyến giáp và tuyến thượng thận. Đây là các tuyến giải phóng hormone kích thích dậy thì và kiểm soát khả năng sinh sản.
  • Thông qua những thay đổi trong phần não điều khiển hệ thống nội tiết

Các vấn đề về sinh sản có thể xảy ra do những điều sau đây:

  • Làm hỏng tinh trùng
  • Giảm sản xuất tinh trùng
  • Giảm sản xuất tinh dịch hoặc không có khả năng sản xuất tinh dịch. Tinh dịch là chất lỏng được tạo ra trong tuyến tiền liệt. Tinh dịch mang tinh trùng trong quan hệ tình dục.

Các phương pháp điều trị ung thư ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Những phương pháp điều trị ung thư sau đã được biết đến có thể gây tác dụng phụ liên quan đến khả năng sinh sản:

Hóa trị: Hóa trị liệu, đặc biệt là các loại thuốc thuộc nhóm alkylating, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản :

  • Busulfan (Busulfex, Myleran)
  • Carmustine (BiCNU)
  • Clorambucil (Leukeran)
  • Cisplatin (Platinol)
  • Cyclophosphamide (Neosar)
  • Lomustine (CeeNU)
  • Mechlorethamine (Mustargen)
  • Melphalan (Alkeran)
  • Procarbazine (Matulane)

Xạ trị: Bức xạ có thể giết chết các tế bào tinh trùng và tế bào gốc tạo ra tinh trùng.

Những loại xạ trị sau có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:

  • Xạ trị toàn bộ cơ thể để cấy ghép tủy xương
  • Xạ trị hướng vào phần giữa cơ thể, bao gồm bụng, xương chậu, phần dưới cột sống và tinh hoàn.
  • Xạ trị đến tuyến yên trong não

Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ các cơ quan sau có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:

  • Tuyến tiền liệt
  • Bàng quang
  • Một tinh hoàn hoặc cả hai tinh hoàn

Ngoài ra, phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết vùng chậu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Sự thay đổi khả năng sinh sản trong điều trị ung thư

Đối với một số nam giới, điều trị ung thư dẫn đến vô sinh vĩnh viễn. Đối với những người khác, việc điều trị dừng hoặc làm chậm khả năng sản xuất tinh trùng trong nhiều năm. Sau đó, khả năng này có thể trở lại, mặc dù có thể không giống như trước khi điều trị.

Các yếu tố liên quan đến việc làm tăng nguy cơ của các vấn đề sinh sản:

  • Nhận liều xạ trị hoặc hóa trị cao hơn
  • Có vấn đề sinh sản từ trước
  • Lớn tuổi, trên 40 tuổi (mặc dù vô sinh do điều trị ung thư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi)

Những cậu bé được điều trị trước tuổi dậy thì có thể bị tổn thương tinh trùng ít hơn. Tuy nhiên, phương pháp điều trị mạnh hơn vẫn có thể gây vô sinh vĩnh viễn trong tương lai, ví dụ như hóa trị liệu cho cấy ghép tủy xương.

Điều trị ung thư có thể làm giảm khả năng làm cha. Tuy nhiên, việc mang thai vẫn có thể xảy ra. Nhiều bác sĩ khuyên nên đợi sáu tháng trước khi cố gắng làm cha. Điều này có thể cho phép tinh trùng đủ thời gian để sửa chữa hoặc được làm sạch khỏi cơ thể. Hỏi bác sĩ về khung thời gian tốt nhất cho bạn.

Làm thế nào để được hỗ trợ trong vấn đề sinh sản

Xem xét gặp mặt bác sĩ nội tiết sinh sản. Đây là một bác sĩ chuyên về các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Và một số bác sĩ nội tiết sinh sản chuyên về các vấn đề sinh sản liên quan đến ung thư.

Khuyến nghị về bảo tồn khả năng sinh sản

Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) khuyến nghị tất cả nam giới mắc bệnh ung thư thảo luận về nguy cơ vô sinh và lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản với bác sĩ càng sớm càng tốt, trước khi bắt đầu điều trị ung thư. Nếu bạn quan tâm đến việc bảo tồn khả năng sinh sản, bạn nên yêu cầu để được giới thiệu đến gặp chuyên gia về sinh sản, ngay cả khi bạn không chắc chắn liệu bạn có muốn có con trong tương lai hay không.

Các lựa chọn còn phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Tuổi của bạn
  • Sự trưởng thành về thể chất và tình dục
  • Tình trạng về mối quan hệ của bạn, chẳng hạn như có một bạn tình nữ để cung cấp trứng
  • Cảm nhận của bạn về các thủ thuật cụ thể

Các khuyến nghị của ASCO để bảo tồn khả năng sinh sản bao gồm:

Ngân hàng tinh trùng: Thủ thuật này liên quan đến việc đông lạnh và lưu trữ tinh dịch. Điều này được thực hiện tốt nhất trước khi bắt đầu điều trị, vì có nguy cơ tổn thương di truyền cao hơn trong tinh trùng được thu thập sau khi điều trị đã bắt đầu. Đàn ông có thể sử dụng tinh dịch sau đó. Các lựa chọn bao gồm thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Với IVF, một chuyên gia y tế thu thập trứng của phụ nữ. Các tinh trùng đã lưu trữ trước đó được cho thụ tinh với những quả trứng này tại phòng thí nghiệm. Sau đó, phôi được đặt trong cơ thể của người phụ nữ để phát triển.

Ngân hàng tinh trùng là một lựa chọn cho hầu hết đàn ông sau tuổi dậy thì. Một người đàn ông có thể làm cha một đứa trẻ thậm chí với một ít tinh trùng. Điều này có thể được thực hiện thông qua một thủ thuật được gọi là tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI). Trong ICSI, một tinh trùng được tiêm trực tiếp vào trứng thu được trong IVF.

Mô tinh hoàn đông lạnh: Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu thủ thuật này, cần thực hiện trước khi điều trị ung thư. Nó dành cho những cậu bé chưa qua tuổi dậy thì. Thủ thuật liên quan đến việc cắt, đông lạnh và lưu trữ mô tinh hoàn. Mô này chứa các tế bào gốc mà sau này có thể trở thành tinh trùng. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu làm thế nào để khôi phục khả năng sản xuất tinh trùng với mô tinh hoàn.

Liệu pháp hormon: Liệu pháp hormon không hiệu quả để bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới.

Đọc thêm về các khuyến nghị của ASCO để bảo tồn khả năng sinh sản , được tìm thấy trên trang web của ASCO.

Bảo vệ khả năng sinh sản trong quá trình xạ trị

Hầu hết các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản phải được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn đang được xạ trị, nhóm chăm sóc sức khỏe có thể bảo vệ tinh hoàn khỏi bức xạ. Mục đích là để ngăn chặn thiệt hại tinh trùng. Điều này có thể xảy ra nếu ung thư nằm ở một phần khác của khung chậu.

Đánh giá các lựa chọn bảo tồn sinh sản

Những lựa chọn cho việc bảo tồn khả năng sinh sản không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy xem xét các yếu tố sau:

  • Bảo hiểm y tế có thể không chi trả chi phí cho các thủ thuật bảo tồn sinh sản
  • Hiệu quả của các thủ thuật bảo tồn khác nhau.
  • Việc bảo tồn khả năng sinh sản có thể gây thêm căng thẳng cho bạn

Bạn có thể được hưởng lợi từ việc tư vấn cho các quyết định liên quan đến khả năng sinh sản.

Truy cập web: https://www.cancer.net/coping-with-cancer/finding-social-support-and-information/counseling

Câu hỏi để hỏi đội chăm sóc sức khỏe

Cân nhắc hỏi những câu hỏi sau trước khi bắt đầu điều trị:

  • Mỗi lựa chọn điều trị có nguy cơ vô sinh gì?
  • Có phương pháp điều trị hiệu quả nào khác có nguy cơ thấp hơn không?
  • Tôi có những lựa chọn nào để bảo vệ khả năng sinh sản?
  • Có lựa chọn nào khiến trì hoãn điều trị? Nếu vậy, lựa chọn này ảnh hưởng ra sao đến cơ hội phục hồi của tôi?
  • Có phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản nào khiến cho (các) phương pháp điều trị ung thư của tôi kém hiệu quả?
  • Có lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản nào làm tăng nguy cơ ung thư có thể quay trở lại?
  • Tôi có nên nói chuyện với một bác sĩ chuyên về khả năng sinh sản trước khi bắt đầu điều trị?
  • Có những thử nghiệm lâm sàng nào có sẵn?
  • Tôi có thể tìm hỗ trợ để đối phó với các vấn đề sinh sản ở đâu?
  • Tôi có thể tìm trợ giúp cho các cuộc trò chuyện với đối tác của mình về khả năng sinh sản ở đâu?
  • Làm sao tôi biết mình có khả năng sinh sản sau khi điều trị ung thư?

Thêm thông tin

Hẹn hò, tình dục và sinh sản

Video truyền động lực: Khả năng sinh sản cho thanh thiếu niên mắc bệnh ung thư

Có con sau ung thư: Hỗ trợ sinh sản và các lựa chọn khác

Bảo tồn khả năng sinh sản ở trẻ em bị ung thư

Tài liệu bổ sung

Khả năng sinh sản cho nam giới

https://www.livestrong.org/we-can-help/livestrong-fertility

https://www.savemyfertility.org/

Hỗ trợ xây dựng gia đình

http://www.thesamfund.org/get-help/resources/family-building-support/

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/navigating-cancer-care/dating-sex-and-reproduction/fertility-concerns-and-preservation-men

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. BS. Nguyễn Hải Nam - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 9 – Bạn có thể làm gì để giúp đỡ bố mẹ

(35)
Biên dịch: Võ Trần Ngọc Y Lý Hiệu đính: Trần Vĩnh Phú, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được chấp thuận bởi Ban ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 7 – Tìm kiếm sự giúp đỡ

(48)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Long Hiệu đính: Trần Vĩnh Phú, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012. Được chấp thuận bởi Ban ... [xem thêm]

Bệnh ghép chống chủ do truyền máu

(59)
Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Bệnh ghép chống chủ do truyền máu là gì? Bệnh ghép chống chủ (GVHD) do truyền ... [xem thêm]

Ung thư biểu mô thận dạng nhú di truyền

(24)
Ung thư biểu mô thận dạng nhú di truyền là gì? Ung thư biểu mô thận di truyền (HPRC) là một bệnh lý di truyền làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào thận ... [xem thêm]

Phát ban khi điều trị ung thư

(100)
Tổng quan chung Phát ban da là một tác dụng phụ thường thấy của một số phương pháp điều trị ung thư, bao gồm hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, ... [xem thêm]

Ung thư và các mối quan hệ bạn bè

(59)
Biên dịch: Nguyễn Đình Thắng Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 3 – Điều trị ung thư

(47)
Biên dịch: Nguyễn Đông Hải Hiệu đính: Lê Trần Ánh Ngân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được chấp thuận bởi ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Phương pháp điều trị

(51)
Bài viết này giới thiệu về các loại phương pháp khác nhau được bác sĩ sử dụng để điều trị cho trẻ mắc u nguyên bào phổi – màng phổi. Sử dụng menu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN