Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 7 – Tìm kiếm sự giúp đỡ

(4.26) - 48 đánh giá

Biên dịch: Nguyễn Tấn Long

Hiệu đính: Trần Vĩnh Phú, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012.

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Tìm kiếm sự giúp đỡ không phải là một việc dễ dàng nhưng sẽ có người có thể giúp đỡ bạn. Chương này giới thiệu một số gợi ý giúp bạn có thể nói chuyện với bố mẹ, liên hệ với các nhà tư vấn, và/hoặc tham gia các nhóm hỗ trợ. Hãy đọc tiếp để biết những cách đã có hiệu quả với những bạn ở độ tuổi thiếu niên như bạn.

Mẹo nói chuyện với bố mẹ

Chuẩn bị trước cuộc nói chuyện

Bước 1: Nghĩ về những điều bạn muốn nói

Bước 2: Nghĩ về phản ứng của bố mẹ và cách ứng xử của bạn.

Lựa chọn thời gian và địa điểm phù hợp

Bước 1: Hỏi trước bố mẹ nếu họ có thể dành một chút thời gian để nói chuyện

Bước 2: Lựa chọn một địa điểm riêng tư – có thể trong phòng bạn hoặc ở thềm cửa. Hoặc bạn cũng có thể nói chuyện trong lúc đi bộ, chơi thể thao, hoặc các hoạt động khác.

Nói một cách từ tốn

Bước 1: Đừng mong đợi rằng cuộc nói chuyện có thể giải quyết mọi vấn đề ngay lập tức. Những vấn đề phức tạp thường không có giải pháp đơn giản.

Bước 2: Cùng nhau tìm cách vượt qua những thử thách này. Một vài cuộc nói chuyện sẽ có hiệu quả hơn.

Kiên trì

Bước 1: Đừng nghĩ rằng bạn chỉ cần có một cuộc nói chuyện lớn. Hãy chia thành nhiều cuộc nói chuyện nhỏ.

Bước 2: Mỗi ngày nói một ít nếu bạn có thể, ngay cả khi bạn chỉ có một vài phút.

Đôi khi nói chuyện với bạn bè là không đủ. Khi bạn đang trải qua một quãng thời gian khó khăn, nói chuyện với các nhà tư vấn hoặc nhà hoạt động xã hội có thể giúp ích cho bạn.

Nói chuyện với một nhà tư vấn

Jena: Tớ không thể nào giải thích cho bố được. Bố dường như không hiểu được rằng tớ luôn luôn buồn và bực bội vì việc mẹ bị ốm.

Renee: Chúng ta đã nói về vấn đề này hàng tháng nay. Jena, cậu là bạn thân nhất của tớ, nhưng có điều này không ổn chút nào, cậu luôn buồn chán và đóng sập cửa lúc ở nhà.

Jena: Tớ biết, điều này là rất tệ.

Renee: Này, tớ không nghĩ rằng cậu có vấn đề gì đâu nhưng câu đã bao giờ nghĩ đến việc nói chuyện với nhà tư vấn chưa?

Jena: chưaaa!

Renee: À, tớ nghĩ đây là một ý tưởng hay. Hứa với tớ là ngày mai cậu sẽ tới trường và nói chuyện với thầy cô hoặc hiệu trưởng. Cậu phải làm điều gì đó, không thể buồn chán và bực bội mãi được.

Jena: Được rồi, tờ hứa.

Jena đã lắng nghe người bạn thân nhất là Renee và quyết định sẽ nói chuyện với người tư vấn ở trường. Một số trẻ khác lựa chọn nói chuyện với các nhà hoạt động xã hội ở bệnh viện. Gặp các nhà tư vấn không có nghĩa là bạn có vấn đề về tâm thần, điều này cho thấy bạn đã dũng cảm để nhận ra rằng bạn cần sự giúp đỡ để vượt qua quãng thời gian đầy khó khăn này.

Tại sao bạn cần đến các nhà tư vấn?

Nhiều thiếu niên cho rằng nên nói chuyện với người ngoài gia đình – những người trung lập, không đứng về phía nào cả. Một nhà tư vấn là người sẽ lắng nghe bạn. Họ sẽ khích lệ và giúp bạn tìm ra cách đối mặt với những vấn đề đang ảnh hưởng tới bạn.

Tìm kiếm một nhà tư vấn

  • Nói chuyện với bố mẹ hoặc người nào bạn tin tưởng. Cho họ biết rằng bạn muốn nói chuyện với một nhà tư vấn. Hỏi cách liên hệ và gặp mặt các nhà tư vấn. Đôi khi bạn có thể đi cùng bạn bè tới gặp nhà tư vấn.
  • Hỏi điều dưỡng hoặc nhà hoạt động xã hội tại bênh viện nếu họ biết người thích hợp cho bạn nói chuyện.
  • Nói chuyện với giáo viên của bạn tại trường.

Đừng ngại khi lên tiếng cần sự giúp đỡ.

Bạn có thể nghĩ rằng: “Tôi có thể tự giải quyết hết những vấn đề của tôi.”

Tuy nhiên, khi đối mặt với một tình huống khó khăn, cả thiếu niên lẫn người trưởng thành đều cần sự hỗ trợ từ người khác.

Tham gia một nhóm hỗ trợ

Một cách hay khác là tham gia một nhóm hỗ trợ. Một số nhóm gặp mặt trực tiếp, hoặc online, số khác có các hoạt động vui chơi cùng nhau. Trong những nhóm này, bạn sẽ gặp những thiếu niên khác đang trải qua vấn đề tương tự với bạn. Nghe thoáng qua thì điều này có vẻ như không phải là một việc mà bạn muốn làm. Những thiếu niên khác cũng nghĩ tương tự như vậy cho tới khi họ đến buổi gặp mặt. Họ sẽ ngạc nhiên rằng có nhiều người khác có cùng suy nghĩ và cảm nhận mà họ đã từng trải qua và có những lời khuyên có thể có hiệu quả. Một bác sĩ, điều dưỡng, hoặc nhà hoạt động xã hội có thể giúp đỡ bạn tìm kiếm một nhóm hỗ trợ.

“Bà tôi nuôi tôi và cho tôi được đến trường. Nhưng từ khi bà mắc ung thư, tôi có quá nhiều suy nghĩ trong đầu. Và tôi có nhiều việc phải làm để chăm sóc bà khi tôi đi học về. Kết quả học tập của tôi tuột dốc. Tôi nói với giáo viên về những điều tôi đang trải qua, và cô đã chia sẻ với tôi những điều đã giúp đỡ những trẻ có hoàn cảnh tương tự tôi. Bây giờ, bất kì lúc nào tôi cảm thấy bất lực, tôi sẽ nói chuyện với giáo viên, người giúp tôi cảm thấy bớt căng thẳng. Điều quan trọng nhất là cô luôn giữ bí mật về những điều tôi chia sẻ.” Nick, 15 tuổi.

Tài liệu tham khảo

Chapter 7 – Finding support

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/when-your-parent-has-cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

Trần Vĩnh Phú - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư biểu mô tuyến vú thể dị sản

(24)
Ung thư biểu mô tuyến vú thể dị sản là gì? Ung thư biểu mô tuyến vú thể dị sản (gọi tắt là ung thư vú thể dị sản) là một dạng hiếm gặp của ung thư ... [xem thêm]

Những câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn khi kết thúc điều trị ung thư

(33)
Người dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Khi bạn đã kết thúc điều trị ung thư, bạn sẽ nói chuyện với bác sĩ về các bước tiếp ... [xem thêm]

Ung thư tụy: Lựa chọn điều trị theo giai đoạn

(29)
Biên dịch: Nguyễn Thị Phương Thùy Hiệu đính: Ths. BS. Nguyễn Hải Nam, BS.TS. Phạm Nguyên Quý Ung thư tụy cũng như những ung thư khác được phân loại theo giai ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Bảng thuật ngữ

(26)
Biên dịch: Nguyễn Khởi Quân Hiệu đính: BS. Lê Trần Ánh Ngân, ThS. Bs. Nguyễn Hải Nam Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 01/2019. Được chấp ... [xem thêm]

Khả năng sinh sản: Đưa ra quyết định

(23)
Biên dịch: Nguyễn Thị Đào Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Trao đổi về khả ... [xem thêm]

Thông tin cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư: Y khoa

(34)
Nắm rõ tiền sử y khoa của bản thân Nắm rõ tiền sử y khoa bản thân là chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt. Nên hoàn thành một bản tóm tắt điều trị để ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Giai đoạn bệnh

(51)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Lời khuyên về hoạt động thể chất cho những người sống sót sau ung thư

(12)
Nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất là hữu ích trong và sau quá trình điều trị ung thư. Ví dụ, hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN