Suy tim

(4.37) - 99 đánh giá

Tìm hiểu chung

Suy tim là bệnh gì?

Suy tim là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng tim không đáp ứng được với khối lượng công việc của nó và không bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả.

Ở những người bị suy tim, máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là khi số lượng máu cung cấp không đủ, các buồng tim có thể đáp ứng bằng cách giãn ra để giữ được nhiều máu. Điều này có thể giúp đỡ để máu được vận chuyển liên tục trong hệ tuần hoàn, nhưng cuối cùng cơ tim sẽ bị suy yếu và không thể làm việc một cách hiệu quả. Kết quả là thận có thể phản ứng lại bằng cách giữ lại muối và các chất dịch trong cơ thể. Chất dịch bị ứ đọng trong các bộ phận của cơ thể gây ra sung huyết.

Suy tim khác với nhồi máu cơ tim và ngưng tim.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy tim là gì?

Các triệu chứng phổ biến của suy tim là:

  • Khó thở khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi;
  • Mệt mỏi;
  • Phù chân, báng bụng (sự tích tụ dịch trong khoang màn bụng).

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ những điều sau đây:

  • Sưng phù vùng chân, mắt cá chân hoặc bụng;
  • Không có khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày;
  • Ho vào ban đêm;
  • Lẫn lộn hoặc bồn chồn;
  • Mất nước;
  • Tức ngực;
  • Nhịp tim nhanh (trên 120/phút trong khi nghỉ ngơi).

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất. Nếu phát hiện sớm bệnh suy tim, việc điều trị có thể dễ dàng và hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh suy tim?

Có rất nhiều tình trạng có thể dẫn đến suy tim. Một số nguyên nhân thường gặp của suy tim là:

  • Bệnh tiểu đường
  • Béo phì
  • Hút thuốc
  • Tăng huyết áp (cao huyết áp)
  • Trầm cảm
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Rượu hoặc ma túy
  • Một số phương pháp điều trị ung thư.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh suy tim?

Đây là một là một tình trạng phổ biến và rất nghiêm trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Hiện nay, suy tim không thể điều trị khỏi, nhưng bạn có thể kiểm soát nó bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị suy tim?

Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ suy tim, chẳng hạn như:

  • Bệnh mạch vành
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh tiểu đường
  • Hút thuốc
  • Ăn thực phẩm giàu chất béo, cholesterol và natri
  • Béo phì.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh suy tim?

Để chẩn đoán suy tim, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn. Bác sĩ sẽ muốn biết:

  • Liệu bạn có bất kỳ bệnh nào khác như tiểu đường, bệnh thận, đau thắt ngực (đau ngực), tăng huyết áp, cholesterol cao, bệnh mạch vành, hoặc các vấn đề tim mạch khác
  • Bạn có tiền sử gia đình nào về bệnh tim hoặc đột tử
  • Bạn có hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá
  • Bạn có uống rượu hay không và lượng rượu mà bạn uống
  • Bạn đã được điều trị bằng hóa trị và/hoặc xạ trị
  • Những thuốc nào mà bạn đang dùng.

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang, điện tâm đồ, test gắng sức, vv….

Những phương pháp nào dùng để điều trị suy tim?

Cho đến nay, chưa có thuốc chữa khỏi suy tim mà chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng và giúp mọi người sống tích cực hơn. Để giúp bạn kiểm soát huyết áp và hoạt động bơm máu của tim, các bác sĩ có thể kê toa thuốc, bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển
  • Thuốc ức chế thụ thể
  • Thuốc chẹn thụ thể beta
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc đối kháng aldosterone
  • Inotropes.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh suy tim?

Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về việc thay đổi lối sống để phòng ngừa hoặc cải thiện như:

  • Năng động hơn
  • Cố gắng bỏ hoặc giảm hút thuốc
  • Kiểm soát căng thẳng;
  • Kiểm soát trọng lượng ở mức cho phép
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Hạn chế ăn nhiều cholesterol
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

HelloBacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư biểu mô tế bào vảy

(49)
Tìm hiểu chungUng thư biểu mô tế bào vảy là gì?Ung thư biểu mô tế bào vảy là sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào bất thường, phát sinh trong ... [xem thêm]

Xơ cứng bì

(20)
Tìm hiểu chungBệnh xơ cứng bì là gì?Bệnh xơ cứng bì là nhóm các bệnh hiếm gặp gây ra xơ cứng da và các mô kết nối. Triệu chứng của xơ cứng bì phần ... [xem thêm]

Hội chứng Stickler

(89)
Tìm hiểu chungHội chứng Stickler là gì?Hội chứng Stickler là một rối loạn di truyền có thể gây ra các vấn đề về thị giác, thính giác và khớp nghiêm trọng. ... [xem thêm]

Động kinh cục bộ vận động

(17)
Định nghĩaĐộng kinh cục bộ vận động là bệnh gì?Động kinh cục bộ xuất hiện do các tín hiệu điện bất thường tại một vị trí trong não. Loại động ... [xem thêm]

Giộp môi

(69)
Định nghĩaBệnh giộp môi (herpes ở miệng, rộp môi) là gì?Bệnh giộp môi (còn gọi là bệnh rộp môi, bệnh herpes ở miệng, herpes simplex-1 hoặc HSV-1) là một ... [xem thêm]

Viêm bao hoạt dịch

(34)
Viêm bao hoạt dịch thường gây đau và sưng xung quanh khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh viêm bao hoạt dịch là gì? Làm ... [xem thêm]

U xương

(55)
Tìm hiểu chungU xương là bệnh gì?Bệnh u xương xảy ra khi các tế bào xương phát triển không kiểm soát, tạo thành một khối mô hay được gọi là khối u.Hầu ... [xem thêm]

Đề kháng insulin

(23)
Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, thuốc, chế độ ăn uống, theo dõi và cách phòng ngừa đề kháng insulin.Tìm hiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN