Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 9 – Bạn có thể làm gì để giúp đỡ bố mẹ

(4.21) - 35 đánh giá

Biên dịch: Võ Trần Ngọc Y Lý

Hiệu đính: Trần Vĩnh Phú, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Dưới đây là những điều mà bạn có thể làm để giúp đỡ bố mẹ của bạn tại nhà. Chọn một hoặc hai điều để thử làm mỗi tuần.

Giúp đỡ bằng sự quan tâm

Dành nhiều thời gian cho bố mẹ

Xem phim với nhau, đọc báo cho bố mẹ nghe. Có thể nhờ bố mẹ giúp đỡ làm bài tập về nhà. Trao nhau một cái ôm và nói “Con yêu mẹ” hoặc có thể đi dạo ngoài trời trong im lặng.

“Một số ngày tôi cảm thấy thực sự thoải mái về những điều nhỏ bé mà tôi có thể làm cho mẹ tôi. Một số ngày khác tôi không thể làm được bất cứ điều gì ngoại trừ ở cạnh mẹ. Chúng tôi không phải luôn luôn nói chuyện với nhau nhưng cả khi tôi im lặng, tôi nghĩ mẹ cũng có thể cảm nhận tình yêu từ tôi.” – Vanessa, 16 tuổi

Giúp đỡ bố mẹ một tay

Mang cho bố mẹ một cốc nước hoặc nấu cho bố mẹ một bữa ăn nhẹ.

Giúp đỡ bằng chính sự ân cần, chu đáo

Cố gắng lạc quan nhưng cũng phải thực tế

Những suy nghĩ tích cực có thể tốt cho bạn và cho gia đình. Nhưng đừng bắt mình phải luôn luôn cố gắng vui vẻ, đặc biệt nếu nó không giống như cảm xúc thực sự của bạn. Sẽ tốt hơn nếu bạn chia sẻ suy nghĩ của bạn cho bố mẹ nghe và hãy để họ an ủi bạn. Hãy là chính mình.

Kiên nhẫn

Tất cả mọi người đều đang bị căng thẳng. Nếu bạn cần tìm lại cân bằng thì có thể nghe nhạc, đọc sách hoặc đi ra ngoài chơi bóng rổ, chạy bộ.

Chia sẻ niềm vui, tiếng cười

Bạn có thể đã nghe rằng một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Xem một bộ phim hài trên TV với bố mẹ hoặc kể những câu chuyện cười. Nên nhớ rằng bạn không phải chịu trách nhiệm trong việc làm cho tất cả mọi người vui vẻ, hạnh phúc. Bạn chỉ có thể làm được vậy.

Mua cho bố mẹ một cái mũ hoặc một khăn choàng mới

Bố mẹ của bạn có thể sẽ thích thú với một cái mũ hoặc khăn choàng mới nếu như họ bị rụng tóc trong quá trình điều trị.

Giúp đỡ bằng cách tham gia

Cập nhập thông tin thường ngày cho bố mẹ

Kể cho bố mẹ của bạn nghe về những gì bạn đã làm trong ngày. Cố gắng chia sẻ về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn. Hỏi ngày hôm nay của bố mẹ như thế nào.

Nói về những chuyện cũ của gia đình

Hỏi bố mẹ về những chuyện trong quá khứ. Xem lại tranh, ảnh cũ và nói về những điều mà bạn tự hào nhất, những kỉ niệm bạn nhớ nhất và những thử thách trong cuộc sống mà bố mẹ và bạn đã trải qua. Viết hoặc vẽ về những điều mà bạn và bố mẹ bạn đã chia sẻ với nhau.

Tạo một cuốn nhật kí chung

Viết những suy nghĩ, bài thơ, vẽ hoặc đặt một bức ảnh vào đó những chia sẻ của hai người. Nó có thể giúp bạn chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bạn nếu khó nói nó thành lời.

Giúp đỡ bố mẹ chăm sóc em gái và em trai

Chơi với em của bạn để bố mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Chơi trò chơi hoặc đọc sách với các em. Nó sẽ giúp cho bạn trở nên thân thiết và cũng là cách giúp bố mẹ của bạn có thời gian nghỉ ngơi.

“Trước khi bố tôi bị ung thư, tôi không dành nhiều thời gian thực sự để chú ý đến mọi thứ mà chỉ dành thời gian cho mình. Nhưng tôi đã học được cách mở rộng tầm mắt. Nhiều thứ tồi tệ xảy ra trên thế giới này như bố tôi bị ung thư chẳng hạn, nhưng nó cũng là một nơi khá tuyệt vời. Dù có them nhiều áp lực trong gia đình, tôi đã học cách trân trọng mỗi ngày qua.” – Kenyatta, 18 tuổi.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/when-your-parent-has-cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

Trần Vĩnh Phú - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Dấu hiệu và triệu chứng

(42)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về những thay đổi bất thường trong cơ thể trẻ ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Thống kê

(38)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này cung cấp thông tin về số lượng trẻ em được chẩn đoán mắc u ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 11 – Con đường phía trước

(44)
Biên dịch: Nguyễn Thị Xuân Hương Hiệu đính: Ths. Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được chấp ... [xem thêm]

Ung thư vú thể nhú

(37)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: BS. Nguyễn Nhật Linh – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Ung thư vú thể nhú là gì? Thuật ngữ ung thư vú thể nhú nói tới ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Giai đoạn

(27)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về sự tăng trưởng và xâm lấn của ... [xem thêm]

Đối phó với những thay đổi của cơ thể khi mắc ung thư ở người trẻ

(38)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(32)
Trong bài viết này bạn sẽ tìm hiểu về những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện u nguyên bào phổi – màng phổi. Sử dụng menu dưới đây để xem các bài ... [xem thêm]

Không được chi vượt trần: Trăn trở của các bác sĩ với chính sách bảo hiểm y tế Việt Nam

(24)
Bệnh lý ung thư và tử vong do ung thư đang và sẽ là gánh nặng cho hệ thống y tế Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Các bệnh viện chuyên khoa ung thư cũng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN