Bệnh ghép chống chủ do truyền máu

(3.93) - 59 đánh giá

Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo

Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy

Bệnh ghép chống chủ do truyền máu là gì?

Bệnh ghép chống chủ (GVHD) do truyền máu là một biến chứng nghiêm trọng, đôi khi đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân khi ghép tế bào tạo máu (thường được gọi là ghép tủy xương hoặc ghép tế bào gốc).

GVHD có thể xảy ra sau khi ghép dị thân. Có 2 loại ghép dựa trên nguồn tế bào tạo máu: dị thân và tự thân. Ghép dị thân khi ghép các tế bào từ một người khác. Ghép tự thân khi các tế bào được lấy từ bệnh nhân.

GVHD xảy ra khi các tế bào miễn dịch từ người hiến tặng (mảnh ghép) nhận ra bệnh nhân, các tế bào và mô bình thường (vật chủ) là ngoại lai và tấn công chúng. Các triệu chứng phản ứng miễn dịch phụ thuộc vào phần nào của cơ thể bị tổn thương.

GVHD xảy ra ở khoảng 20-50% bệnh nhân sau ghép. Nó có thể phát sinh bất cứ lúc nào sau khi cấy ghép. Một khi nó xảy ra, bệnh ghép chống chủ có thể khó điều trị và trong trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng.

GVHD có 2 loại:

  • Cấp tính: GVHD cấp tính khi bệnh xảy ra trong 100 ngày đầu sau khi ghép. Nhưng nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các dấu hiệu và triệu chứng thường liên quan đến da, đường tiêu hóa (GI) và gan. Các tế bào miễn dịch liên quan chủ yếu là các tế bào T.
  • Mạn tính: GVHD mạn tính khi bệnh xảy ra hơn 100 ngày sau khi ghép. Nhưng nó có thể xuất hiện sớm hơn. Nó tương tự như một bệnh tự miễn và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan hoặc hệ cơ quan. Phản ứng miễn dịch của người hiến liên quan đến chủ yếu là tế bào T và tế bào B.

Các dấu hiệu và triệu chứng của GVHD cấp tính

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Chúng có thể bao gồm:

  • Da: Phát ban, đỏ, rộp, loét.
  • Đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ăn mất ngon, tiêu chảy hoặc đi cầu phân máu, đau bụng, nồng độ albumin thấp, vàng da.
  • Gan: Tăng nồng độ bilirubin, các vấn đề về gan.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh GVHD mạn tính

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Chúng có thể bao gồm:

  • Các triệu chứng về da: phát ban và ngứa, da bong vảy, mất các mảng da, sạm da, cứng kết cấu da, sẹo có thể khiến chuyển động của các khớp gần đó như ngón tay bị hạn chế.
  • Hỏng móng hoặc tiêu móng
  • Rụng tóc
  • Cứng khớp
  • Khô và lở loét trong miệng và thực quản
  • Khô mắt và đỏ mắt
  • Nữ: khô âm đạo và các niêm mạc khác
  • Nam: thay đổi kích thước dương vật
  • Ho, khó thở, thở khò khè
  • Viêm và sẹo phổi
  • Tổn thương gan hoặc suy gan
  • Vàng da

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh ghép chống chủ bao gồm:

  • Mức độ phù hợp giữa người cho và bệnh nhân (phức hệ HLA)
  • Tuổi của người cho và người nhận
  • Nguồn tế bào tạo máu
  • Mức độ nhạy cảm của cá thể

Phòng bệnh

Bác sĩ sẽ thực hiện các bước để giúp ngăn ngừa GVHD:

  • Lựa chọn người cho: Chọn người cho phù hợp với HLA người nhận.
  • Làm sạch tế bào của người hiến: Các tế bào của người hiến có thể được làm sạch để làm giảm số lượng tế bào T, trong nỗ lực ngăn chặn phản ứng miễn dịch của người hiến gây ra GVHD. Thao tác này có thể thực hiện trước khi chuyển cho bệnh nhân hoặc bằng cách cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc sau khi ghép.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Bệnh nhân có thể dùng thuốc để giảm hoạt động tế bào miễn dịch của người hiến. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: cyclosporine, tacrolimus, sirolimus, methotrexate, mycophenolate mofetil, cyclophosphamide, chống thymocyte globulin (ATG) và alemtuzumab.

Bệnh nhân và gia đình có thể làm gì?

Bệnh nhân và gia đình được khuyến khích đóng vai trò tích cực trong việc giúp ngăn ngừa GVHD:

  • Thực hiện dùng thuốc theo chỉ dẫn. Điều quan trọng là bệnh nhân dùng thuốc chính xác theo quy định của bác sĩ.
  • Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng sớm. Những thay đổi này có thể gợi ý GVHD. Nhìn chung, GVHD có thể điều trị được trong giai đoạn đầu. Chẩn đoán nhanh chóng có thể cho tiên lượng tốt.
  • Bảo vệ da chống lại ánh nắng mặt trời. Phơi nắng có thể kích hoạt GVHD hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Khi bệnh nhân ra ngoài, họ được khuyến khích đội mũ, áo dài tay, quần dài và kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên. Bảo vệ tốt nhất là tránh ra ngoài nắng.

Chẩn đoán và theo dõi GVHD

Bệnh nhân sẽ được theo dõi rất chặt chẽ các dấu hiệu của GVHD. Quá trình này có thể bao gồm khám thực thể, hỏi bệnh sử, xét nghiệm sinh hóa và chẩn đoán hình ảnh.

Xét nghiệm chuyên sâu hơn phụ thuộc vào các loại triệu chứng. Các xét nghiệm này có thể bao gồm lấy một mẫu mô thông qua sinh thiết, nội soi, xét nghiệm sinh hóa và chẩn đoán hình ảnh.

Điều trị GVHD

Điều trị nhằm mục đích ngăn chặn phản ứng miễn dịch quá mức của người hiến và điều chỉnh hệ thống miễn dịch người nhận để không tấn công các mô chủ bình thường. Điều trị có thể khác nhau giữa các bệnh nhân dựa trên các triệu chứng của họ.

Thuốc điều trị

Corticosteroid như methylprednisolone, dexamethasone và prednison là các thuốc điều trị chính cho GVHD. Thuốc có thể dùng qua đường tĩnh mạch, đường uống, bôi kem hoặc thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt hoặc nước súc miệng.

Các loại thuốc khác có thể bao gồm thuốc ức chế miễn dịch (như những thuốc được liệt kê ở trên trong phần Phòng ngừa), liệu pháp miễn dịch và liệu pháp điều trị đích.

Liệu pháp ánh sáng

Phương pháp trị liệu bằng tia cực tím (UV) và điều trị quang ngoại bào (ECP) là 2 liệu pháp mà cả hai đều sử dụng ánh sáng để điều trị GVHD.

Quang trị liệu bằng tia cực tím sử dụng bức xạ UVB để chữa lành các vấn đề về da do GVHD gây ra.

ECP liên quan đến việc thu thập máu và tách nó thành các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Các tế bào bạch cầu được điều trị bằng thuốc và tiếp xúc với tia cực tím (UV). Sau đó, các tế bào này, cùng với các tế bào máu khác, được đưa trở lại cơ thể. Các tế bào được điều trị này có thể kích thích hệ thống miễn dịch để giúp chống lại GVHD.

Tài liệu tham khảo

https://together.stjude.org/en-us/diagnosis-treatment/side-effects/graft-versus-host-disease-gvhd.html

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Văn Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư vú thể ống xâm nhập

(32)
Biên dịch: Phùng Thị Hương, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. Lê Công Định – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này nói về ung thư vú thể ống xâm nhập. ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Các yếu tố nguy cơ

(61)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Thông tin cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư: Y khoa

(34)
Nắm rõ tiền sử y khoa của bản thân Nắm rõ tiền sử y khoa bản thân là chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt. Nên hoàn thành một bản tóm tắt điều trị để ... [xem thêm]

U lympho Hodgkin ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(50)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này cung cấp thông tin về các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh u ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sống sót sau ung thư

(57)
Người dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Mặc dù việc hoàn thành điều trị ung thư cho con bạn là điều đáng mừng, nhưng nó cũng có ... [xem thêm]

Khi bạn là người trưởng thành trẻ tuổi hoặc thanh thiếu niên mắc ung thư

(49)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Quy định về kê đơn Opioids cho bệnh nhân ngoại trú

(47)
Biên soạn: Nguyễn Thị Phương Châm, Cục quản lý khám chữa bệnh Quản lý Opioids Opioids sử dụng trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân, AIDS ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Dấu hiệu và triệu chứng

(42)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về những thay đổi bất thường trong cơ thể trẻ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN