Chứng co cứng, co giật toàn thân

(4.46) - 34 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chứng co cứng, co giật toàn thân là gì?

Chứng co cứng, co giật toàn thân là một loại động kinh liên quan đến toàn bộ cơ thể. Chứng bệnh này còn được gọi là bệnh động kinh lớn. Tình trạng này xảy ra khi sóng điện não hoạt động bất thường dẫn đến cơ bắp co cứng và mất ý thức. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng co cứng, co giật toàn thân là gì?

Nhiều người trước khi phát bệnh thường có các dấu hiệu như bị ảo giác, chóng mặt và gặp vấn đề với các giác quan của mình (thị giác, vị giác và khướu giác thay đổi). Tiếp theo đó, cơ bắp của người bệnh sẽ co thắt dữ dội kèm theo các triệu chứng như:

  • Cắn má hoặc cắn lưỡi của mình;
  • Nghiến răng;
  • Không kiểm soát được khả năng tiểu tiện của mình;
  • Ngừng thở hoặc cảm thấy khó thở;
  • Da xanh.

Khi đã kiểm soát các triệu chứng trên, người bệnh có thể trở lại trạng thái tỉnh táo hoặc tiếp tục có các dấu hiệu sau:

  • Lú lẫn;
  • Buồn ngủ và ngủ lâu hơn mọi khi;
  • Không nhớ được những gì đã xảy ra trong lúc phát bệnh;
  • Đau đầu;
  • Yếu một bên cơ của cơ thể trong vài phút đến vài giờ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

  • Các cơn co giật thường xuyên xảy ra mà không rõ lí do vì sao.
  • Có dấu hiệu hoặc triệu chứng của cơn động kinh xuất hiện.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra chứng co cứng, co giật toàn thân?

Các sóng điện não hoạt động bất thường là nguyên nhân gây ra động kinh. Ngoài ra, động kinh còn có thể là kết quả của những vấn đề sức khỏe, cụ thể là:

  • Chấn thương hoặc nhiễm trùng não;
  • Não bị thiếu oxy;
  • Đột quỵ;
  • Dị dạng mạch máu não;
  • Có các khối u trong não;
  • Lượng đường hoặc lượng natri, canxi, magiê quá thấp.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh chứng co cứng, co giật toàn thân?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng co cứng, co giật toàn thân?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chứng co cứng, co giật toàn thân bao gồm:

  • Tiền sử gia đình về chứng rối loạn co giật;
  • Bất kì tổn thương não như chấn thương, đột quỵ, nhiễm trùng và các nguyên nhân khác;
  • Mất ngủ;
  • Các vấn đề y tế ảnh hưởng đến cân bằng điện giải trong não;
  • Sử dụng rượu nặng hoặc ma tuý.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng co cứng, co giật toàn thân?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra sức khoẻ. Bác sĩ sẽ chụp điện não đồ (EGG) nhằm kiểm tra hoạt động sóng điện của não. Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể được thực hiện. Ngoài ra, các xét nghiệm máu cũng sẽ được thực hiện nhằm kiểm tra các nguyên nhân khác gây ra co giật.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng co cứng, co giật toàn thân?

Phương pháp điều trị chính là uống thuốc. Đôi khi bác sĩ sẽ cho bạn dùng nhiều hơn một loại thuốc chống co giật nếu họ nhận thấy sự kết hợp các loại thuốc này sẽ làm cho quá trình điều trị tốt hơn. Thường thì thuốc sẽ làm giảm tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật, nhưng một số bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục lên cơn co giật. Bác sĩ có thể lấy mẫu máu thường xuyên để chắc chắn rằng bạn sử dụng đúng liều. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn thay đổi chế độ ăn hợp lý cũng như sẽ chỉ định phẫu thuật khi cần thiết.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng co cứng, co giật toàn thân?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến chứng co giật, co cứng toàn thân:

  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định để ngăn ngừa những cơn co giật;
  • Đeo vòng tay cảnh báo nếu bạn bị rối loạn co giật, lập danh sách các loại thuốc bạn đang sử dụng;
  • Hướng dẫn gia đình và bạn bè về bệnh của bạn, cách giúp đỡ bạn hoặc người khác khi họ mắc bệnh động kinh. Ngăn ngừa chấn thương bằng cách kê gối dưới đầu, đặt bệnh nhân nằm nghiêng và lấy những vật có thể gây chấn thương ra khỏi bệnh nhân. Nới lỏng quần áo và dùng vật thích hợp đặt giữa hai hàm răng để tránh người bệnh cắn lưỡi;
  • Thông báo cho người gần đó nếu bạn cảm thấy sắp bị động kinh và nằm xuống;
  • Gọi cấp cứu nếu có ai đó bị thương trong cơn động kinh, khó thở hoặc không tỉnh táo sau cơn động kinh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mỏi mắt

(61)
Tìm hiểu chungMỏi mắt là tình trạng gì?Mỏi mắt hay nhức mỏi mắt là tình trạng phổ biến, xảy ra khi mắt phải làm việc với cường độ cao, chẳng hạn ... [xem thêm]

Suy giáp

(43)
Tìm hiểu chungBệnh suy giáp là bệnh gì?Bệnh suy giáp (hay còn gọi là giảm năng tuyến giáp, nhược giáp) là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp (một ... [xem thêm]

Bệnh bạch sản

(56)
Tìm hiểu chungBệnh bạch sản là gì?Bạch sản là bệnh gây ra những mảng da dày, trắng trên lưỡi và trong lớp lót niêm mạc miệng. Hút thuốc là nguyên nhân ... [xem thêm]

Hẹp thực quản

(89)
Tìm hiểu chungHẹp thực quản là bệnh gì?Bệnh hẹp thực quản là tình trạng thực quản bị tắc nghẽn trong quá trình phát triển thai kỳ. Thay vì tạo thành ... [xem thêm]

Bạch cầu ở trẻ em

(92)
Tìm hiểu chungBệnh bạch cầu ở trẻ em là gì?Thuật ngữ bệnh bạch cầu đề cập đến các bệnh ung thư của các tế bào máu trắng (còn gọi là bạch cầu). ... [xem thêm]

Nhiễm siêu vi trùng West Nile

(33)
Định nghĩaBệnh siêu vi trùng West Nile là gì?Siêu vi trùng West Nile là một bệnh lây nhiễm do muỗi mang bệnh gây ra. Virus thuộc họ flavivirus, được tìm thấy ở ... [xem thêm]

Trầy xước

(91)
Trên người bạn bỗng xuất hiện những vết trầy xước? Bạn chưa biết phải xử lý như thế nào để các vết thương mau liền da? Hãy để bài viết sau đây ... [xem thêm]

Viêm cầu thận

(61)
Viêm cầu thận đề cập đến tình trạng viêm tại cơ quan bài tiết này. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, tình trạng này có nguy cơ kéo theo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN