Mụn cóc là bệnh lành tính nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu nhất là với trẻ nhỏ. Việc chẳng may bé yêu bị mụn cóc khiến bạn băn khoăn không biết có nên tự trị mụn cóc cho trẻ tại nhà?
Tuy là bệnh lành tính nhưng mụn cóc lại gây khó chịu cho người mắc và ảnh hưởng thẩm mỹ. Trẻ bị mụn cóc sẽ cảm thấy khó chịu và hay gãi vào vùng bị mụn khiến bệnh lây lan nhanh hơn. Bài viết sau của Chúng tôi giúp bố mẹ hiểu thêm về mụn cóc và các phương pháp điều trị cho con.
Mụn cóc có những đặc điểm nào?
Mụn cóc là một tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi virus pox, chúng xâm nhập vào cơ thể khi đề kháng da duy yếu và thường biểu hiện bằng bệnh lý da nhẹ, lành tính. Nó có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong vòng 6-12 tháng, mụn cóc thường tự hết mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, tình trạng này kéo dài đến 4 năm.
Mụn cóc thường nhỏ, nổi gờ lên trên bề mặt da, màu trắng hồng hoặc trong, trũng ở giữa. Mụn cóc thường phẳng và cứng. Đối với hầu hết mọi người, chúng có thể có kích thước như đầu đinh đến cỡ cục tẩy của bút chì (2 đến 5 mm). Đôi khi chúng có thể gây ngứa, nhức, đỏ hoặc sưng lên.
Mụn cóc có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm ở mặt, cổ, tay, chân, bụng, bộ phận sinh dục. Mụn cóc rất hiếm khi xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
Cách tốt nhất để trị mụn cóc cho trẻ
Mụn cóc thường biến mất trong khoảng 18 tháng mà không cần điều trị. Tin tốt là một khi mụn cóc hoàn toàn biến mất, rất hiếm khi nó quay trở lại.
Nếu chẳng may bé bị mụn cóc và ngứa ngáy khó chịu hoặc vị trí mụn bị chảy máu, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện. Các bác sĩ có thể dùng những cách sau để loại bỏ mụn cóc giúp trẻ dễ chịu hơn:
- Ép chặt bằng găng tay để làm dịch trong mụn vỡ ra ngoài
- Chọc bằng kim vô trùng
- Dùng ni tơ lỏng điều trị
- Nạo bằng dụng cụ.
Những biện pháp này tuy không phức tạp song có thể gây đau và để lại sẹo, vì vậy bạn phải đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện. Đừng cố gắng tự loại bỏ mụn cóc mà không hỏi ý kiến bác sĩ, trừ khi bạn đã đưa con đi khám bác sĩ và bác sĩ đồng ý cho bạn loại bỏ mụn cóc tại nhà.
Bạn nên thực hiện việc loại bỏ mụn cóc khi trẻ đã tắm rửa sạch sẽ. Bạn cũng nên rửa sạch tay, sử dụng găng vô trùng và thật cẩn thận khi tiến hành loại bỏ mụn cóc cho con để tránh lây nhiễm. Sau khi làm xong, bạn nên rửa tay thật kĩ và lau khô tay bằng khăn sạch, tốt nhất là bạn hãy giặt chiếc khăn này bằng nước nóng sau khi sử dụng xong.
Mụn cóc lây lan như thế nào?
Con bạn có thể bị lây khi sờ vào người có mụn cóc hoặc vật bị lây nhiễm virus gây bệnh. Những vật đó có thể là khăn, quần áo hoặc kể cả đồ chơi. Thời gian mụn cóc xuất hiện trên cơ thể trẻ sau khi tiếp xúc với virus là từ 7 ngày đến 6 tháng.
Một số điều bạn có thể làm để ngăn ngừa tình trạng lây lan mụn cóc cho các thành viên khác trong gia đình như che kín mụn, không dùng chung đồ chơi, quần áo hay bồn tắm.
Bạn nên ngăn không cho con cào gãi mụn vì có thể làm lây lan virus ra các vùng khác của cơ thể. Ngoài ra, việc trẻ cào gãi mụn như thế cũng sẽ ảnh hưởng đến những thành viên khác trong gia đình khi virus có thể nhiễm lên những vật dụng con bạn cầm sau khi bé cào gãi. Nếu con bị ngứa nhiều, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng những loại kem có chứa steroid để giảm ngứa.
Khi thấy con bị mụn cóc, điều quan trọng nhất bố mẹ cần làm là giữ vệ sinh cho bé và môi trường xung quanh để tránh lây nhiễm. Nếu như bạn có bất kì thắc mắc nào khác, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có lời khuyên và phương pháp điều trị thích hợp nhất cho con bạn.