3 điều bạn nên biết về tác hại của nước tẩy trắng quần áo

(3.51) - 98 đánh giá

Nước tẩy trắng là “trợ thủ” đắc lực của phụ nữ trong những ngày giáp Tết, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý tác hại của nước tẩy trắng để bảo vệ sức khỏe nhé!

Để chuẩn bị đón chào năm mới, nhiều gia đình luôn bận rộn với công việc dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ sạch sẽ rèm cửa… Đặc biệt là các chị em phụ nữ cần phải tẩy trắng các vết bẩn, ố vàng trên quần áo, chăn ga giường. Lúc này, nước tẩy trắng luôn là “trợ lý đa năng” được các chị em tin dùng. Hãy cẩn thận với những tác hại của nước tẩy trắng khi làm mới lại quần áo để tránh những tổn thương ngoài ý muốn.

1. Tác hại của nước tẩy trắng quần áo

Tổn thương làn da

Theo cuốn sách “CRC Handbook of Laboratory Safety” của tác giả A. Kelth Furr, khi da của bạn tiếp xúc với nước tẩy trắng sẽ không có tác dụng ngay lập tức, đặc biệt là với nước tẩy trắng pha loãng với nước. Tuy nhiên, vì nước tẩy bám vào bề mặt da của bạn nên sẽ làm bạn cảm giác ngứa và kích ứng da. Nếu trong một thời gian dài có thể làm giảm sắc tố da và tổn thương mô vĩnh viễn. Các loại hóa chất có tính khử trùng và tẩy màu cực mạnh sẽ có tác dụng nhanh hơn trong thời gian ngắn như gây bỏng, ngứa rát và viêm da.

Ảnh hưởng đến mắt

Ảnh hưởng của nước tẩy trắng đối với mắt nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tổn thương trên da, thời gian phát huy tác dụng cũng xảy ra nhanh hơn, thậm chí có thể dẫn đến suy nhược. Nước tẩy trắng có thể ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn ở dạng lỏng và khí.

Triệu chứng dễ thấy nhất đó là cảm giác bỏng mắt và giảm thị lực. Cảm giác đau rát, bỏng mắt và kích ứng tỷ lệ thuận với hiệu lực của nước tẩy trắng. Sự kích thích và tổn thương ở các mô mắt sẽ dịu bớt khi các nước tẩy trắng được rửa sạch. Nếu được sơ cứu kịp thời, bạn có thể tránh được các tổn thương vĩnh viễn. Đối với các nước tẩy trắng để lâu hay có tác dụng cực mạnh có thể gây tổn thương thị lực hoặc nguy hiểm hơn là mù lòa.

Nguy hiểm đến phổi

Tác hại nguy hiểm nhất của nước tẩy trắng đối với cơ thể của chúng ta đó là khi chúng tác dụng với amoniac, giấm hoặc bất kỳ chất làm sạch có tính axit nào khác, khi đó nó sẽ gây ra khói độc hại phát tán vào không khí, nếu chúng ta hít phải sẽ gây ra những tác hại khôn lường đến phổi của bạn. Các triệu chứng bao gồm ho, thở gấp, cảm giác nóng rát cổ họng.

Còn khi nước tẩy trắng đi vào hệ thống nước, nó sẽ gây ra phản ứng với các khoáng chất và các yếu tố khác tạo ra một loạt các độc tố nguy hiểm, có thể phải mất nhiều năm mới tiêu tan hết. Ví dụ, dioxin là một trong những sản phẩm phụ độc hại nhất của nước tẩy trắng và những chất có gốc chlorine. Theo các nhà nghiên cứu, dioxin có thể gây ung thư phổi, rối loạn nội tiết và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

2. Cách sử dụng nước tẩy trắng an toàn

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Bạn không nên dùng nước tẩy quá số lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Hãy đọc kỹ thành phần trước khi mua bất kỳ nước tẩy trắng nào để xem những hóa chất có lợi cho sức khỏe (chất làm mềm diesterquat và esterquat, chất tẩy trắng ít độc hại dichlorocyanurat sodium, chất nhũ hóa ester glycerol…).

Đồng thời, bạn nên tránh những loại hóa chất độc hại (phẩm màu azo gây ung thư; các chất làm mềm dạng imidazolin làm cho da bị phỏng đỏ và ngứa khó chịu…). Nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương mắt và da chính là chất khí được tạo ra do vô tình pha trộn một sản phẩm có chất tẩy với một chất có chứa amoniac.

Dùng vật bảo hộ cơ thể khi sử dụng

Nếu nước tẩy trắng dính vào mắt, bạn hãy cố gắng mở mắt và rửa sạch với nước trong khoảng 15 – 20 phút. Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy gỡ kính ra khoảng 5 phút để rửa sạch sau đó đeo lại.

Bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế chuyên nghiệp càng nhanh càng tốt khi nước tẩy tiếp xúc với mắt. Để tránh những tổn hại trên, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với nước tẩy trắng mà phải mang bao tay, kính che mắt, khẩu trang… để bảo vệ cơ thể.

Lưu trữ và bảo quản ở nơi an toàn

Giữ nước tẩy trắng trong bình nguyên thủy với nhãn hiệu gốc, ở nơi khô ráo, tránh sét rỉ, tránh nhiệt và đậy nắp thật kín để ngăn ngừa bốc hơi, đổ ra ngoài. Ngoài ra, bạn không nên để hóa chất gần nguồn nước sinh hoạt; nguồn thực phẩm và tránh xa tầm với của trẻ em.

Nếu bạn vô tình uống nước tẩy trắng, đừng cố gắng nôn ra. Hãy uống một lượng nhỏ nước hoặc sữa và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức. Bạn có thể tham khảo thêm một số mối nguy hiểm do phỏng hóa chất sau đây.

3. Sản phẩm an toàn thay thế nước tẩy trắng

Baking soda

Banking soda có rất nhiều công dụng và lợi ích đối với sức khỏe. Hòa khoảng 200g baking soda với 4l nước, rồi ngâm quần áo vào. Baking soda là chất làm sạch và khử mùi tự nhiên, thân thiện với môi trường, có thể giúp tẩy các vết ố bẩn và mùi hôi. Cách làm này cũng có thể làm mềm quần áo, chưa kể cũng đồng thời giúp máy giặt của bạn được sạch sẽ nữa.

Chanh và bột giặt

Ngoài ra, để làm sạch những vết bẩn khác, bạn có thể hòa khoảng nửa ly nước cốt chanh tươi cùng với bột giặt và ngâm quần áo khoảng 10–15 phút, sau đó xả lại với nước sạch. Cách tẩy trắng quần áo từ chanh không những giúp tẩy trắng mà còn khử mùi quần áo rất hiệu quả. Hơn nữa, tinh dầu chanh có thể loại bỏ vết bẩn, giúp cho quầy nhà bếp, sàn nhà bằng gạch men trở nên sáng bóng hơn.

Dầu cây trà

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng bình xịt có chứa 2 muỗng cà phê dầu cây chè (trà) kết hợp với 2 ly nước sau đó xịt lên khu vực bị nấm mốc để làm sạch nó, không chỉ vậy dung dịch này còn có một tác dụng nữa, đó là kháng nấm.

Năm mới Tết đến cùng với thói quen tẩy trắng quần áo, bạn nhớ đừng bỏ qua bất kỳ lưu ý nào khi sử dụng nước tẩy trắng nhé. Hãy thử nghiệm các nguyên liệu tự nhiên thay thế để tẩy trắng, làm sạch quần áo, ga giường, sàn nhà… mà không gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về ung thư vú tiểu thùy?

(89)
Ung thư vú tiểu thùy còn được gọi là ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn. Bệnh bắt nguồn từ trong tiểu thùy vú, nơi có các tuyến sản xuất sữa. Các tế ... [xem thêm]

Rau cải ngồng: 9 tác dụng người sành ăn chưa chắc đã biết

(97)
Rau cải ngồng là thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình. Ngoài ưu điểm hương vị dễ ăn, cách chế biến đa dạng thì rau cải ngồng còn có ... [xem thêm]

Rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly là chứng bệnh gì?

(92)
Áp lực và những căng thẳng gia tăng trong cuộc sống bộn bề ngày nay chính là tác nhân gây ra vô vàn căn bệnh về tâm lý, thần kinh. Đứng trước thực trạng ... [xem thêm]

Mách bạn cách trồng nấm tại nhà

(55)
Nấm là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng có thể không được vệ sinh an toàn thực phẩm nếu bạn mua ở ngoài. Vậy sao bạn không thử học cách trồng nấm ngay ... [xem thêm]

3 tác động của ung thư vú đến diện mạo người phụ nữ

(78)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

Trẻ ngủ ngáy: Ba mẹ có cần phải lo lắng hay không?

(19)
Trẻ ngủ ngáy tưởng chừng như là hiện tượng bình thường nhưng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con yêu nếu bố mẹ không quan tấm đúng ... [xem thêm]

Uống ít cà-phê giúp phòng ngừa u nang vú

(64)
U nang vú là những túi chứa chất lỏng bên trong ngực và thường không phải là ung thư. Bạn có thể có một hay nhiều u nang. Chúng thường có hình khối tròn hay ... [xem thêm]

17 tháng

(100)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Thói la hét của bé bắt đầu xuất hiện và rõ ràng thói quen này chẳng dễ chịu chút nào. Hệt như cách bé ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN