Dây rốn quấn cổ thai nhi: Có nguy hiểm như mẹ bầu vẫn nghĩ?

(4.19) - 28 đánh giá

Hầu hết các mẹ bầu thường tỏ ra rất lo lắng khi nghe bác sĩ cho biết bé cưng đang bị dây rốn quấn cổ. Song thực tế là bạn có nên quá lo lắng khi bé cưng rơi vào tình trạng này?

Hiện tượng dây rốn quấn cổ hay tràng hoa quấn cổ theo cách gọi của dân gian xảy ra khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ hay trong thời gian mẹ bầu đau bụng chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh.

Dây rốn là gì?

Dây rốn là bộ phận có nhiệm vụ vận chuyển máu, chất dinh dưỡng, oxy từ cơ thể mẹ qua cơ thể thai nhi thông qua bánh nhau. Dây rốn thường có chiều dài trung bình khoảng 50 – 60cm. Dây rốn càng dài càng làm gia tăng nguy cơ quấn quanh cổ/tay, chân của thai nhi hoặc bị thắt nút.

Về mặt lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Dây rốn dài có thể vướng vào tay chân hay quấn cổ thai nhi gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần.

Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến với khoảng 12% ở thai từ 24 – 26 tuần, 37% ở thai đủ tháng. Tin vui là phần lớn các trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh (Tử vong chu sinh là hiện tượng thai nhi và trẻ sơ sinh tử vong trong vòng 1 tuần sau khi sinh). Đó là lý do vì sao các bác sĩ ít thông báo cho mẹ bầu biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ, trừ trường hợp nghiêm trọng làm đe dọa đến tính mạng em bé.

Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi?

Các bác sĩ sản khoa cho rằng nguyên nhân chính gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi là sự di chuyển quá mức của bé yêu trong túi ối.

Mặt ngoài dây rốn được bảo vệ bởi một lớp sáp mềm, dẻo và trơn được gọi là thạch Wharton. Lớp sáp này có tác dụng giữ không cho dây rốn bị thắt nút, quấn quanh cổ hay chân tay… thai nhi khi bé cưng cử động, luồn lách hay nhào lộn trong bụng mẹ. Nếu dây rốn không đủ mềm, lớp sáp không đủ trơn sẽ dẫn đến việc gia tăng nguy cơ dây rốn bị thắt nút hay quấn quanh cổ, tay chân thai nhi…

Ngoài ra, dây rốn quấn cổ cũng có thể xảy ra nếu:

  • Mẹ bầu mang thai đôi hoặc đa thai
  • Có quá nhiều nước ối
  • Dây rốn quá dài
  • Cấu trúc của dây rốn kém.

Thực tế là không có cách nào để tránh tình trạng dây rốn quấn cổ, chân/tay thai nhi. Do đó, quan niệm mẹ bầu giơ tay cao, đeo trang sức nhiều vòng quanh cổ hay bước qua dây/võng … khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, 2 vòng hay thậm chí dây rốn quấn cổ 3 vòng là không đúng.

Dấu hiệu dây rốn quấn cổ

Tình trạng dây rốn quấn cổ không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Do đó, mẹ bầu sẽ không thể biết được con mình có bị dây rốn quấn cổ, tay/chân hay không trừ khi tiến hành siêu âm.

Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi được chẩn đoán như thế nào?

Hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi chỉ có thể được chẩn đoán bằng siêu âm. Tuy nhiên, thông qua siêu âm, các bác sĩ khó có thể xác định được liệu tình trạng này có gây ra bất kỳ rủi ro nào cho em bé hay không.

Nếu được bác sĩ thông báo bé cưng bị dây rốn quấn cổ từ sớm trong thai kỳ, mẹ bầu không nên quá lo lắng hay hoảng sợ. Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi có thể biến mất ngay sau đó hoặc trước khi bé cưng được sinh ra đời. Nếu không, bé cưng của bạn vẫn có thể được sinh ra một an toàn. Nếu các bác sĩ nhận thấy rằng tình trạng dây rốn quấn cổ có thể gây nguy cơ cho thai nhi hay quá trình sinh nở, họ sẽ theo dõi chặt chẽ để đề phòng biến chứng. Đôi khi các bác sĩ có thể đề nghị bạn sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé.

Biến chứng của tình trạng dây rốn quấn cổ

Thực tế là tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ rất hiếm có biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu mẹ bầu quá căng thẳng khi lo lắng cho thai nhi trong tình trạng này, hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để nhận được những lời tư vấn hữu ích. Các thông tin mà bác sĩ cung cấp sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm và thoải mái hơn.

Thông thường, tình trạng dây rốn quấn cổ có thể khiến bé và mẹ bầu gặp phải các sự cố sau:

1. Thai nhi có bất thường về nhịp tim

Biến chứng mà thai nhi gặp phải khi bị dây rốn quấn cổ xảy ra phổ biến nhất là có bất thường về nhịp tim trong quá trình mẹ bầu chuyển dạ. Nguyên nhân là các cơn co thắt chuyển dạ của mẹ bầu có thể khiến dây rốn bị xiết lại. Điều này làm giảm lưu lượng máu được bơm đến cơ thể bé cưng nên có thể làm cho nhịp tim của bé giảm.

Do đó trong quá trình đỡ sinh, nếu nhận thấy nhịp tim của thai nhi tiếp tục giảm và có dấu hiệu suy thai, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé.

Thực tế là nếu được theo dõi kỹ càng, thai nhi bị dây rốn quấn cổ thường được sinh ra mà không gặp phải bất kỳ biến chứng nào.

2. Nguy cơ thai chết lưu

Theo báo cáo của Hội Sản phụ khoa Quốc tế (Obstetrics and Gynecology Internationalsame) năm 2015 nguy cơ thai chết lưu do dây rốn quấn cổ là cực thấp, có xu hướng xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Theo các tài liệu đáng tin cậy thì tính đến hiện nay chỉ có một trường hợp thai nhi 16 tuần chết lưu do dây rốn quấn cổ.

3. Giảm sự phát triển của thai nhi

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, tình trạng dây rốn quấn cổ quá chặt xảy ra sớm trong thai kỳ có thể khiến lưu lượng máu từ mẹ qua thai bị giảm, giảm kali máu, nhiễm toan và thiếu máu… Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm thai nhi giảm chuyển động.

4. Nguy cơ mổ lấy thai

Việc dây rốn quấn quanh cổ nhiều vòng sẽ làm đầu thai ngửa ra sau gây cản trở đến việc sinh qua ngả âm đạo. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.

Các câu hỏi liên quan đến tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi

1. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ có thể bị tổn thương não?

Tình trạng dây rốn quấn cổ nếu bị xiết chặt và diễn ra trong một thời gian dài có thể cắt đứt lưu lượng máu đến não thai nhi và gây tổn thương não, thậm chí là khiến thai nhi tử vong. Tin vui là điều này rất hiếm xảy ra.

Nếu dây rốn quấn cổ thai nhi xảy ra khi sinh có thể dẫn đến tình trạng cổ em bé bị thắt chặt khi em bé di chuyển xuống âm đạo. Do đó, ngay khi đầu em bé ra khỏi âm đạo của mẹ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và gỡ nó ra. Nếu dây rốn quấn quanh cổ em bé quá chặt, bác sĩ có thể tiến hành kẹp dây rốn và cắt trước khi em bé được sinh ra. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ theo dõi nhịp tim của thai nhi một cách chặt chẽ để phát hiện tình trạng suy thai nhằm can thiệp kịp thời.

2. Mẹ bầu có thể áp dụng các mẹo dân gian để chữa dây rốn quấn cổ thai nhi?

Thực tế là hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi chỉ có thể tự hết nhờ vào quá trình vận động của bé cưng. Tuy nhiên, trong dân gian lại lưu truyền mẹo vặt rằng để chữa tràng hoa quấn cổ cho bé cưng thì mẹ bầu nên bò quanh giường theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ. Số vòng mà mẹ bầu phải bò tương ứng với số vòng mà dây rốn quấn cổ bé. Không biết mẹo có thực sự đem lại hiệu nghiệm hay không nhưng nhiều mẹ bầu đã làm theo.

Nếu muốn áp dụng mẹo này, mẹ bầu cần lưu ý vài điều sau:

  • Không bò ngay khi vừa ăn xong hay khi đang mệt
  • Không bò quá nhanh vì sẽ khiến mẹ bầu bị chóng mặt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi
  • Cần lưu ý là nếu sau khi mẹ bầu bò mà nhận thấy thai nhi có cử động bất thường, nên đếm cử động thai và nếu sau 2 giờ mà cử động thai của bé chỉ đếm được khoảng 3 lần, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Nguyên do là việc thai giảm cử động có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Chúng tôi hy vọng với những thông tin được chia sẻ quan bài viết này, mẹ bầu đã yên tâm phần nào về tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi. Chúc bạn có một thai kỳ suôn sẻ, bé sinh ra khỏe mạnh, đáng yêu.

Lan Quan / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

11 sự thật “không tưởng” về tinh trùng

(16)
Tinh dịch chứa nhiều tinh trùng là một phần vô cùng quan trọng trong việc sản sinh ra sự sống. Mỗi chúng ta được hình thành từ những tế bào tinh trùng nhỏ ... [xem thêm]

Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của trái cam mà bạn nên biết

(41)
Trái cam chứa nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Chúng ta đều biết ý nghĩa về sức khỏe của thành ngữ “Một quả táo mỗi ngày”. Nếu bạn thay cụm từ ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Viện Bỏng Quốc gia

(62)
Viện Bỏng Quốc gia là viện đầu ngành bỏng trong cả nước, một trong hai bệnh viện thực hành của Học viện Quân y. Hiện nay, Viện Bỏng Quốc gia đã tích ... [xem thêm]

5 xét nghiệm mà mọi phụ nữ nên làm khi khám tổng quát

(17)
Khám tổng quát định kì là điều cần thiết cho phụ nữ để phát hiện và điều trị những bệnh như ung thư, đái tháo đường hay loãng xương. Các xét nghiệm ... [xem thêm]

Ngâm mình trong bồn nước nóng khi mang thai có an toàn?

(26)
Ngâm mình trong bồn nước nóng khi mang thai quá lâu, nhiều rủi ro có thể xảy ra với cả mẹ và bé như sẩy thai, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.Ngâm mình trong ... [xem thêm]

Vitamin D có thể chữa bệnh eczema cho trẻ

(19)
Vitamin D là một loại vi chất rất đặc biệt vì cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được nhờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nghiên cứu gần đây còn ... [xem thêm]

Dịch âm đạo có ổn hay không?

(46)
Dịch âm đạo được coi là “quản gia” trong hệ thống sinh sản nữ. Dịch âm đạo giúp loại bỏ các tế bào chết ra khỏi âm đạo đồng thời đóng vai trò ... [xem thêm]

Đồ uống nào phù hợp nhất với bé?

(51)
Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc chọn thức ăn tốt cho sức khoẻ trẻ em, nhưng loại thức uống nào tốt cho sức khoẻ của bé?Dưới đây là thông ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN