Bà bầu uống nước mía trong suốt thai kỳ có được không?

(3.87) - 16 đánh giá

Nhiều người khuyên bà bầu uống nước mía vì con sinh ra sẽ trắng trẻo, hồng hào. Liệu điều này có đúng? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời dưới đây.

Nước mía là loại thức uống rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Để làm nước mía, đầu tiên bạn phải chọn những cây mía tươi ngon nhất. Sau đó, dùng máy ép những cây mía này để lấy nước. Cuối cùng, cho vào ly và thưởng thức. Nếu muốn ngon hơn, bạn có thể cho thêm một ít đá, tắc hoặc bạc hà.

Thành phần dinh dưỡng của nước mía

Nước mía là loại thức uống phổ biến, có giá cả phải chăng. Dù vậy, nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, C, chất chống oxy hóa và chất xơ. Trong 100ml nước mía có chứa:

  • Năng lượng: 39 calorie
  • Carbohydrate: 9g
  • Canxi: 10mg

Lợi ích khi bà bầu uống nước mía

Dưới đây là một số lợi ích mà nước mía mang lại trong thời gian mang thai:

  • Uống một ly nước mía với một lát gừng có thể làm giảm chứng ốm nghén, một triệu chứng phổ biến của phụ nữ mang thai. Bạn có thể dùng thức uống này 2 lần/ngày nếu đang bị ốm nghén.
  • Cân nặng là mối quan tâm chung của phụ nữ mang thai. Các polyphenol có trong nước mía giúp tăng cường sự trao đổi chất và duy trì cân nặng trong tầm kiểm soát.
  • Nước mía có chỉ số đường huyết thấp, giúp cơ thể duy trì mức năng lượng cần thiết. Do đó, bà bầu uống nước mía mỗi ngày có thể giúp giảm mệt mỏi.
  • Nước mía rất giàu canxi, magiê và sắt. Uống nhiều nước mía giúp tăng cường sức đề kháng và bổ sung lượng khoáng chất bị thiếu hụt trong thời gian mang thai.
  • Nước mía là một phương thuốc chữa cảm lạnh và viêm họng rất hiệu quả. Trong thời gian mang thai, bạn phải tránh dùng thuốc, nên đây sẽ là phương pháp chữa bệnh rất hữu ích.
  • Táo bón khiến bất cứ bà bầu nào cũng lo lắng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải triệu chứng này bằng cách uống nước mía mỗi ngày. Nước mía giúp cải thiện hệ tiêu hóa và điều trị táo bón. Bên cạnh đó, nước mía cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày. Quan trọng hơn, nước mía còn giúp gan khỏe mạnh bằng cách điều chỉnh nồng độ bilirubin.

Một số điều cần lưu ý

  • Nước mía chỉ an toàn khi được làm hợp vệ sinh. Nếu uống những loại nước không đảm bảo chất lượng, bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng khác. Hãy uống ngay sau khi ép, không nên để ngoài gió nhé.
  • Ngoài ra, hãy uống với một mức độ vừa phải. Việc uống quá nhiều có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe.
  • Nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thường xuyên.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về vấn đề bà bầu uống nước mía. Thưởng thức một ly nước mía mỗi ngày sẽ giúp bạn trông tươi tắn và khỏe mạnh hơn đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Duy trì mãi nét thanh xuân chỉ với sữa ong chúa

(76)
Sữa ong chúa là loại thực phẩm thiên nhiên bổ dưỡng, không chỉ có nhiều công dụng thần kỳ đối với sức khỏe mà còn giúp bạn làm đẹp. Vậy bạn đã ... [xem thêm]

Bé tập ăn dặm bằng bột chế biến sẵn hay mẹ tự nấu?

(69)
Khi bé bắt đầu tập ăn dặm cũng là lúc bạn cần phải suy nghĩ xem nên lựa chọn những thực phẩm nào để tốt cho con em mình. Hiện nay, có rất nhiều loại ... [xem thêm]

Tràn dịch màng tinh hoàn

(93)
Tìm hiểu chungBệnh tràn dịch màng tinh hoàn là gì?Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng dịch tích tụ trong bìu quanh tinh hoàn, có thể xảy ra ở một hoặc ... [xem thêm]

Sai lầm tai hại của bố mẹ khi cứu con mắc nghẹn

(23)
Mắc nghẹn là cơn ho gấp và nói lắp sau khi nuốt phải vật chất dạng lỏng hay rắn, gây tắc dây thanh âm hoặc đường thở. Hầu hết trẻ thường nghẹn bởi ... [xem thêm]

Dấu hiệu và cách chữa trị rối loạn tuyến giáp

(91)
Bạn bị mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, ớn lạnh, đổ mồ hôi, lo lắng hoặc rụng tóc? Đó là những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đã có vấn đề. Tuyến ... [xem thêm]

Cách chữa nước vào tai bạn có thể áp dụng ngay

(62)
Những hoạt động dưới nước tuy sôi động nhưng cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nước vào tai. Điều này có thể gây ngứa ngáy, ù tai, thậm chí là nhiễm ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hen dị ứng?

(65)
Nếu bạn đã từng khó thở trong khoảng thời gian bị dị ứng, bạn có thể đã mắc phải hen suyễn. Hen dị ứng là bệnh hen do một phản ứng dị ứng gây nên. ... [xem thêm]

8 kiểu bệnh rối loạn ám ảnh thường gặp và cách điều trị

(29)
Mỗi bệnh nhân rối loạn ám ảnh sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Phương pháp điều trị bệnh cũng phải căn cứ vào biểu hiện và mức độ nghiêm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN