Cetornan®

(4.19) - 62 đánh giá

Tên gốc: L-ornithine oxoglurate monohydrate

Tên biệt dược: Cetornan®

Phân nhóm: sản phẩm dinh dưỡng/dùng qua đường tiêu hóa

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Cetornan® là gì?

Cetornan® thường được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho người cao tuổi bị thiếu dinh dưỡng.

Tình trạng thiếu dinh dưỡng được định nghĩa là cân nặng giảm ít nhất 3 kg trong 6 tháng, kết hợp với chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 22 hoặc mức albumin trong máu dưới 36 gram/lít.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Cetornan® cho người lớn như thế nào?

Bạn dùng 2 gói mỗi ngày.

Liều dùng thuốc Cetornan® cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng không được xác định ở bệnh nhân nhi. Nó có thể không an toàn cho con của bạn. Hãy tìm hiểu đầy đủ thông tin về thuốc trước khi sử dụng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Cetornan® như thế nào?

Bạn nên uống thuốc trước khi ăn. Nếu bạn có thắc mắc hoặc nghi ngờ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Cetornan®?

Chưa có ghi nhân nhận về dụng phụ nào của thuốc.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Cetornan® bạn nên lưu ý những gì?

Bạn không dùng thuốc cho người kém khả năng hấp thu glucose-galactose. Nếu có thắc mắc, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chống chỉ định

Bạn không sử dụng thuốc nếu có phenylketon niệu (PKU, một bệnh di truyền được chẩn đoán lúc sinh) vì thuốc này có chứa aspartame.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú:

  • Bạn cần dùng thuốc thận trọng khi mang thai và cho con bú;
  • Bạn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Tương tác thuốc

Thuốc Cetornan® có thể tương tác với thuốc nào?

Cetornan® có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng, có thể thay đổi cách thức hoạt động của thuốc và tăng nguy cơ bị các phản ứng phụ nghiêm trọng. Để tránh bất kỳ tương tác thuốc nào có thể xảy ra, bạn nên giữ một danh sách tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng (kể cả thuốc theo toa, thuốc không kê đơn và các sản phẩm thảo dược) và chia sẻ với bác sĩ và dược sĩ của bạn. Vì sự an toàn của bạn, không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Thuốc Cetornan® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy thảo luận với bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Cetornan®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Cetornan® như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc Cetornan® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Cetornan® có dạng và hàm lượng sau:

  • Bột uống chứa L-ornithine oxoglurate monohydrat 5 g;
  • Bột uống chứa L-ornithine oxoglurate monohydrat 10g.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Indomethacin

(36)
Indomethacin là một hoạt chất thuộc nhóm kháng viêm không steroid (hay còn gọi là thuốc NSAID). Nó có tác dụng giảm bớt các triệu chứng của viêm nhờ ức chế ... [xem thêm]

Aloxiprin

(64)
Tác dụngTác dụng của aloxiprin là gì?Thuốc này được sử dụng cho chứng đau nhức và sưng viêm đi kèm với chứng rối loạn cơ xương và khớp. Thuốc này ... [xem thêm]

EmZinc™

(72)
Tên gốc: kẽm acetateTên biệt dược: EmZinc™Phân nhóm: các liệu pháp bổ trợ & thực phẩm chức năngTác dụngTác dụng của thuốc EmZinc™ là gì?Thuốc EmZinc™ ... [xem thêm]

Natri clorid 0,9%

(83)
Natri clorid (natri clorua hay sodium chloride) 0,9% là dung dịch chứa muối ăn (NaCl) với nồng độ 0,9%. Nước muối sinh lý giúp điều hòa lượng nước trong cơ thể, ... [xem thêm]

Raltegravir

(43)
Tên gốc: raltegravirPhân nhóm: thuốc kháng virusTác dụng của raltegravirTác dụng của raltegravir là gì?Raltegravir được sử dụng với các thuốc điều trị HIV khác ... [xem thêm]

Halls® Mentho-Lyptus® Drops

(63)
Tên gốc: menthol topicalTên biệt dược: Halls® Mentho-Lyptus® DropsPhân nhóm: thuốc dùng trong viêm hoặc loét miệngTác dụngTác dụng của thuốc Halls® Mentho-Lyptus® ... [xem thêm]

Thuốc Dipolac G®

(73)
Tên gốc: betamethasone dipropionate + gentamicin + clotrimazoleTên biệt dược: Dipolac G®Phân nhóm: thuốc kháng khuẩn có corticoid dùng tại chỗTác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Efavirenz

(98)
Tác dụngTác dụng của efavirenz là gì?Thuốc được sử dụng chung với các loại thuốc HIV khác để giúp kiểm soát lây nhiễm HIV. Thuốc giúp giảm lượng HIV ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN