Lựa chọn mang thai: Nuôi con, cho nhận con nuôi, và phá thai

(3.97) - 64 đánh giá

Tôi nên làm gì khi biết mình đang có thai?

Có ba lựa chọn dành cho bạn nếu bạn đang có thai:

  • Sinh và nuôi em bé
  • Sinh em bé và gửi em bé làm con nuôi
  • Chấm dứt thai kỳ bằng cách phá thai
  • Trước khi đưa ra quyết định về việc mang thai, tôi nên làm gì?

    Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, bạn cần chắc chắn rằng mình đang mang thai. Nếu bạn đã thử thai tại nhà và kết quả là bạn có thai, bạn nên gặp một bác sĩ để xác nhận kết quả. Bác sĩ sẽ tìm hiểu xem bạn đã mang thai bao lâu.

    Tôi cần xem xét những yếu tố nào khi đưa ra quyết định mang thai?

    Tuổi tác, giá trị, niềm tin, sức khỏe, tình trạng hiện tại và mục tiêu tương lai đều đóng vai trò trong quyết định của bạn. Tuổi thai hiện tại có thể giới hạn các lựa chọn của bạn. Nếu bạn quyết định phá thai, nên thực hiện sớm trong thai kỳ khi có ít rủi ro hơn. Nếu bạn có một vấn đề sức khỏe, mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn và làm tăng nguy cơ biến chứng cho em bé.

    Tôi cần phải làm gì trong khi tôi đưa ra quyết định về việc mang thai?

    Trong khi bạn đang quyết định, hãy bắt đầu dùng vitamin tổng hợp với 600 microgam axit folic. Điều này giúp bảo vệ em bé khỏi một số dị tật bẩm sinh. Không uống rượu, hút thuốc hoặc uống thuốc.Tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ loại thuốc theo đơn hoặc thuốc không kê đơn bạn đang dùng để đảm bảo an toàn cho em bé. Nếu bạn chọn nuôi em bé hoặc cho em bé làm con nuôi, tốt nhất nên bắt đầu chăm sóc trước khi sinh càng sớm càng tốt.

    Tại sao chăm sóc trước khi sinh quan trọng?

    Chăm sóc tốt trước khi sinh giúp bạn có một em bé khỏe mạnh. Chăm sóc trước khi sinh cũng bao gồm tìm hiểu về chuyển dạ, sinh nở và lựa chọn phương pháp ngừa thai để sử dụng sau khi sinh.

    Tôi cần phải làm gì trong khi tôi đưa ra quyết định về việc mang thai?

    Bạn có thể muốn nghĩ về những điều sau đây:

    • Ai có thể giúp bạn chăm sóc trẻ? Bạn có chồng hoặc thành viên gia đình có thể giúp bạn không?
    • Mẹ con bạn sẽ sống ở đâu? Bạn có phải thay đổi cách sắp xếp cuộc sống không?
    • Nếu bạn đã có con, việc có thêm đứa trẻ này sẽ ảnh hưởng đến chúng như thế nào?

    Để nuôi 1 đứa trẻ thật là tốn kém. Bạn sẽ cần phải có một sự hỗ trợ về tài chính. Nếu bạn có một công việc toàn thời gian, bạn sẽ cần sắp xếp việc chăm sóc trẻ trong khi làm việc. Nếu bạn không có việc làm hoặc thu nhập của bạn không đủ nuôi con, bạn có thể nhận được sự giúp đỡ từ các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức tư nhân.

    Cho nhận con nuôi thực hiên như thế nào?

    Mỗi nước có luật riêng về việc cho con nuôi. Quy trình chung là ngay sau khi em bé chào đời, người mẹ (người sinh em bé) ký các giấy tờ chấm dứt quyền đối với đứa trẻ và đồng ý cho nhận con nuôi. Nếu biết cha của đứa bé và anh ta thừa nhận là cha, anh ta cũng ký các mẫu đơn đồng ý.
    Em bé rời bệnh viện với cha mẹ nuôi (hoặc sẽ được đưa trến trại nuôi dưỡng trẻ). Đôi khi em bé được đưa đến đầu tiên là ở khu nuôi dưỡng. Trong thời gian này, cha mẹ nuôi nộp giấy tờ pháp lý yêu cầu nhận nuôi em bé. Một thẩm phán chấp thuận việc nhận con nuôi sau một thời gian chờ đợi (thường là 1–6 tháng). Tại thời điểm này, việc nhận con nuôi hoàn tất.

    Những loại hình cho nhận con nuôi có thể tìm được là gì?

    Có ba loại cho nhận con nuôi:

  • mở
  • đóng
  • bán mở
  • Trong cho nhận con nuôi mở, mẹ ruột và cha mẹ nuôi có thể gặp để chia sẻ tên và địa chỉ. Trong cho nhận con nuôi kín, mẹ ruột và cha mẹ nuôi không gặp hoặc biết tên của nhau. Cha mẹ nuôi chỉ nhận được thông tin về thông tin y tế của cha mẹ ruột hoặc lịch sử gia đình. Không có gì có thể nhận dạng họ. Trong cho nhận con nuôi bán mở, cơ quan nhận con nuôi sẽ cung cấp cho mẹ đẻ thông tin về em bé từ cha mẹ nuôi và ngược lại, nhưng không có liên hệ trực tiếp giữa mẹ ruột và em bé. Danh tính thường được giữ kín.

    Việc nhận con nuôi được thỏa thuận như thế nào?

    Việc nhận con nuôi có thể được sắp xếp bởi một cơ quan môi giới, hoặc tự túc ở một số bang (ở VN không có bang). Hầu hết các cơ quan môi giới chọn bố mẹ nuôi sau khi sàng lọc và kiểm tra cẩn thận những người nộp đơn xin nhận con nuôi. Một vài cơ quan môi giới cho phép bố mẹ ruột tham gia vào quá trình này. Trong trường hợp tự nhận con nuôi, đứa bé được nhận vào ở nhà bố mẹ nuôi mà không thông qua cơ quan trung gian. Việc này có thể được thực hiện thông qua luật sư, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn, hay những tổ chức độc lập. Trước khi việc nhận con nuôi hoàn tất, bố mẹ nuôi và điều kiện nhà ở phải được cơ quan quản lý việc nhận con nuôi và tòa án chấp thuận.

    Nếu tôi nhận con nuôi, có sự hỗ trợ tài chính nào hay không?

    Nếu bạn thỏa thuận việc nhận con nuôi thông qua một cơ quan trung gian, hỏi cơ quan đó xem có hình thức trợ giúp tài chính nào hay không – cả về y tế và pháp lý. Nếu bạn không có điều kiện để thuê luật sư riêng giúp bạn trong việc nhận con nuôi, bạn có thể tìm sự hỗ trợ về mặt pháp lý. Đa số các bang sẽ để bố mẹ nuôi chi trả chi phí pháp lý và y tế cho bố mẹ ruột. Một số bang cho phép các khoản chi và chi phí khác được trả, như là phí tư vấn. Tuy nhiên, kiếm tiền từ việc nhận con nuôi là bất hợp pháp.

    Nếu tôi đang cân nhắc về việc phá thai, tôi nên biết điều gì về luật pháp của bang mình?

    Luật pháp quy định về việc phá thai là khác nhau giữa các bang. Một vài bang yêu cầu những cô gái dưới 18 tuổi phải thông báo cho bố mẹ hoặc người giám hộ hoặc xin giấy phép của cơ quan pháp luật để phá thai. Một số bang yêu cầu phụ nữ nhận sự tư vấn trước khi phá thai. Một số bang có giai đoạn chờ đợi (thường là 24 giờ) từ lúc người phụ nữ nhận được sự tư vấn về phá thai đến khi thủ tục được tiến hành.

    Điều gì xảy ra trong quá trình phá thai?

    Trong thủ thuật phá thai, phôi thai hoặc thai nhi được lấy ra từ tử cung của người phụ nữ. Nếu bạn quyết định phá thai, bạn nên thực hiện càng sớm càng tốt. Sau 12 tuần, một cuộc phá thai yêu cầu nhiều bước hơn và mất nhiều thời gian thực hiện hơn.

    Sự khác nhau của các thủ thuật phá thai là gì?

    Một số thủ thuật phá thai ngoại khoa. Một số khác được thực hiện
    bằng thuốc. Hình thức phá thai bạn thực hiện tùy thuộc vào lựa chọn, sức khỏe và tuổi thai của bạn. Xem FAQ về phá thai để biết thêm thông tin chi tiết về mỗi kiểu thủ thuật phá thai.

    Mỗi kiểu phá thai được thực hiện khi nào?

    Hình thức phá thai phổ biến nhất là hút chân không. Thủ thuật có thể được tiến hành đến tuần thứ 14 của thai kỳ tại những cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc phòng khám chuyên khoa.
    Sau tuần thứ 14 của thai kỳ, thủ thuật phá thai là nong và nạo thai (D & E). Thủ thuật D & E mất nhiều thời gian thực hiện hơn phẫu thuật hút chân không và đòi hỏi phải thăm khám nhiều hơn 1 lần. Thủ thuật này có thể được thực hiện ở những cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện. Thông thường, bạn có thể về nhà trong vòng một vài giờ sau khi thủ thuật hoàn thành.
    Trường hợp phá thai bằng thuốc, các loại thuốc nhất định được dùng để gây sẩy thai. Đối với phương pháp này, thường tuổi thai không quá 9 tuần.

    Những nguy cơ liên quan đến việc phá thai?

    Nói chung, phá thai là một thủ thuật có nguy cơ thấp. Nguy cơ và biến chứng phụ thuộc vào thời điểm và phương pháp phá thai được sử dụng. Ít hơn 1 trong 100 phụ nữ gặp những biến chứng do phá thai trước 14 tuần của thai kỳ. Đối với những trường hợp phá thai muộn hơn, có thể đến 2 trong số 100 phụ nữ có biến chứng. Trong đa số các trường hợp, nguy cơ do phá thai là thấp hơn nguy cơ khi sinh con. Hầu hết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đồng ý rằng một cuộc phá thai không ảnh hưởng đến việc mang thai hay sức khỏe sau này của phụ nữ. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi phá thai càng lâu, nguy cơ mà nó mang lại càng cao.

    Tôi nên làm gì sau khi phá thai?

    Bạn thường sẽ có một cuộc tái khám với cơ sở chăm sóc sức khỏe sau khi phá thai. Hãy lưu ý rằng bạn có thể có thai ngay sau khi phá thai. Bạn nên sử dụng biên pháp tránh thai ngay.

    Bảng chú giải thuật ngữ:

    • Nong và nạo thai (D&E): Một thủ thuật mở cổ tử cung và lấy các thành phần bên trong của tử cung ra bằng việc hút hay những dụng cụ phẫu thuât khác.
    • Phôi thai: Hợp tử đang phát triển tính từ khi được cấy vào trong tử cung cho đến hết tuần thứ 8 của thai kỳ.
    • Thai nhi: Cơ thể đang phát triển trong tử cung từ tuần thứ 9 đến khi kết thúc thai kỳ.
    • Chăm sóc trước sinh: Một chương trình chăm sóc phụ nữ mang thai trước khi sinh con.
    • Tử cung: Là một tổ chức cơ nằm trong khung chậu của phụ nữ, nó chứa đựng và nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ.
    • Hút chân không: Là một thủ thuật mà một phần niêm mạc tử cung hoặc toàn bộ các thành phần trong tử cung được lấy ra bằng cách hút qua một ống được đưa vào trong tử cung.

    Nếu bạn có thêm câu hỏi khác, hãy liên hệ với bác sĩ sản – phụ khoa của bạn.
    FAQ168: Được thiết kế như một phương tiện hỗ trợ cho bệnh nhân, tài liệu này đưa ra các thông tin hiện hành và các ý kiến liên quan đến sức khỏe phụ nữ. Thông tin không đưa ra một quá trình điều trị hay thủ thuật phải làm theo và không nên loại trừ các phương pháp được chấp nhận khác. Có những thay đổi phù hợp, tùy thuộc vào nhu cầu của từng bệnh nhân, nguồn lực và các hạn chế về cơ sở vật chất và phương pháp điều trị.

    Tài liệu tham khảo

  • https://www.acog.org/patient-resources/faqs/pregnancy/pregnancy-choices-raising-the-baby-adoption-and-abortion
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Thiều Đình Hoàng - Lê Thị Quý Anh
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Sa niệu dục – điều trị sa niệu dục

    (67)
    Sa niệu dục xảy ra do tình trạng suy yếu của hệ thống cơ-dây chằng nâng đỡ các cơ quan trong khung xương chậu (vùng chậu) của người phụ nữ. Kết quả là ... [xem thêm]

    Các kiến thức cơ bản dành cho cộng đồng về khám vô sinh

    (30)
    Khám vô sinh là gì? Khám vô sinh bao gồm việc thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân vô sinh. Khi tìm thấy nguyên nhân gây vô sinh, bác ... [xem thêm]

    Bài 7 – Sẩy thai sớm

    (97)
    Sẩy thai – cái từ nghe thôi là thấy “khủng khiếp” – bất kể là ai – nhất là những ai đang mong chờ một đứa trẻ. Thai tự nhiên đã đành – thai gian ... [xem thêm]

    Tập thể dục giữ vóc dáng sau sinh

    (48)
    Lợi ích của việc tập thể dục sau khi sinh con là gì? Tập thể dục hàng ngày có thể giúp hồi phục sự dẻo dai của cơ bắp và tăng sức đề kháng của cơ ... [xem thêm]

    Thời điểm tốt nhất để thử thai

    (40)
    Người dịch : Trần Thị Trà Giang – Nguyễn Thị Thúy Quỳnh Hiệu Đính: THs.BS.Nguyễn Khánh Linh Thử thai là gì? Thử thai là một xét nghiệm được thiết kế ... [xem thêm]

    Viêm gan siêu vi B và thai kỳ

    (39)
    Viêm gan siêu vi B là gì? Là bệnh lý gây viêm gan do nhiễm virus viêm gan B. Virus này tấn công tế bào gan gây suy chức năng gan, xơ gan, hay ung thư gan. Người nhiễm ... [xem thêm]

    Bài 48 – Thai ngoài ý muốn

    (67)
    Trên đời muôn vàn cái sự “lỡ…” Trên đời muôn vàn việc ngoài ý muốn, nhất định bạn phải nghĩ đến “thai ngoài ý muốn” – vì lựa chọn và quyết ... [xem thêm]

    Du lịch trong thai kỳ

    (37)
    Thời gian nào tốt nhất để đi du lịch trong thai kỳ? Thời gian tốt nhất để đi du lịch có lẽ là giữa thai kỳ của bạn, trong khoảng tuần thứ 14 đến tuần ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN