Thuốc ipratropium

(4.34) - 94 đánh giá

Tên gốc: ipratropium

Tên biệt dược: Atrovent®

Phân nhóm: thuốc chống sung huyết mũi & các thuốc nhỏ mũi khác, Thuốc trị hen & bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tác dụng

Tác dụng của thuốc ipratropium là gì?

Bạn dùng thuốc ipratropium để kiểm soát và ngăn chặn các triệu chứng (thở khò khè và khó thở) gây ra bởi bệnh phổi (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD, bao gồm viêm phế quản và tràn khí). Thuốc làm nới lỏng cơ xung quanh các đường dẫn khí để chúng mở ra và bạn có thể thở dễ dàng hơn. Kiểm soát các triệu chứng về vấn đề hô hấp có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc hoặc việc học.

Để ngăn chặn các triệu chứng của ung thư phổi, thuốc này phải được sử dụng thường xuyên. Bạn có thể sử dụng ống hít thở nhanh hoặc dung dịch phun sương (như albuteral, hay còn gọi là salbutamol ở một số nước) khi thở khò khè, khó thở đột ngột hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc ipratropium không có tác dụng nhanh như thuốc cắt cơn nhanh chóng, nhưng thỉnh thoáng có thể sử dụng chung với thuốc này để giảm bớt triệu chứng thở khò khè hoặc khó thở đột ngột nếu có chỉ định của bác sĩ.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc này cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn hoặc điều trị thở khò khè, khó thở đột ngột.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc ipratropium cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – duy trì

Bình hít khí dung: bạn hít 2 lần (36 mcg) thuốc, 4-12 lần/ngày.

Bình hít khí dung không chứa CFC: bạn hít 2 lần (34 mcg) thuốc, 4-12 lần/ngày.

Dung dịch thuốc phun: bạn dùng 500 mcg thuốc (1 đơn vị lọ thuốc), 3-4 lần/ngày.

Liều dùng thuốc ipratropium cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – duy trì

Đối với trẻ sơ sinh

Dung dịch thuốc phun: bạn cho trẻ dùng 25 mcg/kg thuốc, 3 lần/ngày.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em

Dung dịch thuốc phun: bạn cho trẻ dùng 125-250 mcg thuốc, 3 lần/ngày.

Đối với từ 3-12 tuổi

Bình chứa khí dung: bạn cho trẻ hít từ 1-2 lần thuốc (18-36 mcg), 3-6 lần/ngày.

Bình chứa khí dung không CFC: bạn cho trẻ hít từ 1-2 lần thuốc (17-34 mcg), 4-12 lần/ngày.

Đối với trẻ trên 12 tuổi

Bình chứa khí dung: bạn cho trẻ hít 2 lần thuốc (36 mcg), 4-12 lần/ngày.

Bình chứa khí dung không CFC: bạn cho trẻ hít 2 lần thuốc (34 mcg), 4-12 lần/ngày.

Dung dịch thuốc phun: bạn cho trẻ dùng 500 mcg thuốc (1 đơn vị lọ thuốc), 3-4 lần/ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc ipratropium như thế nào?

Sản phẩm này trong suốt và không màu. Vì vậy, trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra thuốc để xem có các hạt vật chất hoặc đổi màu hay không. Nếu có, bạn không được sử dụng thuốc.

Bạn nên sử dụng máy phun để hít thuốc vào theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là 3-4 lần/ngày (cách nhau 6-8 tiếng). Tuy nhiên, bạn tránh để thuốc tiếp xúc mắt vì có thể gây ra đau/rát mắt, nhìn mờ tạm thời và những thay đổi thị lực khác. Vì vậy, bạn được khuyến cáo nên sử dụng mặt nạ cùng với máy phun thay vì ống phun hoặc nên nhắm mắt lại trong khi sử dụng. Mỗi lần điều trị thường mất khoảng 5-15 phút. Bạn lưu ý chỉ dùng thuốc này thông qua máy phun và không được nuốt hoặc tiêm dung dịch. Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn hãy làm sạch máy phun và ống phun/mặt nạ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên súc miệng sau khi điều trị để ngăn ngừa khô miệng và rát họng.

Thuốc ipratropium có thể được pha với các thuốc khác (như albuterol) hoặc dung dịch muối theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ cẩn thận. Khi lọ thuốc được mở ra, bạn hãy vứt bỏ thuốc nếu không được sử dụng.

Bác sĩ sẽ xác định liều lượng thuốc dựa trên tình trạng sức khoẻ và khả năng đáp ứng điều trị.

Nếu bạn được hướng dẫn sử dụng thuốc này thường xuyên, tốt nhất là nên dùng thuốc cách thời gian đều nhau. Để ghi nhớ, bạn hãy dùng vào cùng thời điểm mỗi ngày. Đặc biệt, bạn không được tăng liều, sử dụng thuốc thường xuyên hơn hoặc ngưng sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu triệu chứng không cải thiện hoặc nặng hơn.

Bạn cũng nên tìm hiểu về loại ống hít thở/thuốc mình nên sử dụng hàng ngày và loại thuốc nào nên sử dụng nếu việc hô hấp đột nhiên xấu đi (thuốc làm dịu nhanh chóng). Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ mình nên làm gì khi ho nặng hơn hoặc khó thở, thở khò khè, tăng đờm, thức dậy vào ban đêm và khó thở, khi sử dụng ống hít thở nhanh thường xuyên hơn hoặc khi ống hít thở nhanh có vẻ không hoạt động hiệu quả. Bạn cũng cần tìm hiểu khi nào mình có thể tự điều trị chứng khó thở đột ngột và khi nào cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc ipratropium?

Bạn nên ngưng sử dụng thuốc phun mũi ipratropium và gọi cấp cứu nếu có bất cứ dấu hiệu của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Bên cạnh đó, bạn hãy gọi cho bác sĩ nếu có nhịp tim nhanh và mạnh.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn của thuốc bao gồm:

  • Nhức đầu;
  • Mũi khô;
  • Chảy máu mũi;
  • Tầm nhìn bị mờ.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc ipratropium bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi sử dụng thuốc ipratropium, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc ipratropium, atropine (Atropen®) hoặc bất kỳ loại thuốc khác;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng), chẳng hạn như: thuốc kháng histamin; loại thuốc điều trị ruột kích thích, say xe, bệnh Parkinson, lở loét hoặc vấn đề tiết niệu. Bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc hoặc giám sát bạn cẩn thận để theo dõi các tác dụng phụ. Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hít khác, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ có nên sử dụng chúng trước khi dùng ipratropium. Nếu đang sử dụng máy phun, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ vè việc kết hợp các loại thuốc khác với ipratropium trong máy phun hay không;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lí sau đây: bệnh tăng nhãn áp, vấn đề tiết niệu hay tuyến tiền liệt (cơ quan sinh dục nam).
  • Bạn sẽ phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ về việc mình đang sử dụng ipratropium;

Thuốc hít ipratropium đôi khi có thể gây ra thở khò khè và khó thở ngay sau khi hít. Nếu điều đó xảy ra, bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức và không sử dụng thuốc hít ipratropium một lần nữa trừ khi bác sĩ chỉ định.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc ipratropium trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc ipratropium có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc ipratropium có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Morphine;
  • Morphine Sulfate Liposome;
  • Oxymorphone;
  • Umeclidinium;

Sử dụng thuốc này với quả cau có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tác dụng phụ, nhưng đây có thể là cách điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng lúc, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc.

Thuốc ipratropium có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khoẻ nào ảnh hưởng tới thuốc ipratropium?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt:

  • Dị ứng với atropine, scopolamine hoặc hyoscyamine – bạn không nên sử dụng thuốc này;
  • Đi tiểu khó;
  • Tuyến tiền liệt mở rộng;
  • Tăng nhãn áp góc hẹp;
  • Tắc nghẽn tiết niệu bàng quang – bạn nên dùng thuốc cẩn thận vì có thể bị tình trạng nặng hơn.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc ipratropium như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc ipratropium có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc có những dạng và hàm lượng sau:

Dung dịch, thuốc hít: 0.5 mg, 2.5 ml.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sensa Cools

(75)
Bột sủi thanh nhiệt Sensa Cools có các thành phần sau: Chiết xuất chanhChiết xuất Alyxia stellataVỏ quếVitamin CTác dụng của Sensa CoolsTác dụng của Sensa Cools là ... [xem thêm]

Grangel®

(44)
Tên gốc: Aluminium hydroxid gel, Magnesium hydroxid 30% paste, Simethicon 30% emulsion Tên biệt dược: Grangel®Phân nhóm: Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loétTác ... [xem thêm]

Clomifene là gì?

(83)
Tác dụngTác dụng của thuốc clomifene là gì?Clomifene (hay thuốc clomiphene) dạng viên nén được sử dụng để điều trị vô sinh do không rụng trứng. Sự vô sinh ... [xem thêm]

Oxantel

(60)
Tên gốc: oxantelTên biệt dược: Telopar®Phân nhóm: thuốc trừ giun sánTác dụngTác dụng của thuốc oxantel là gì?Trong thú y, oxantel dùng làm thuốc diệt giun tròn ... [xem thêm]

Thuốc Biacefpo 100

(79)
Tên hoạt chất: CefpodoximTên biệt dược: Biacefpo 100Tác dụng của thuốc Biacefpo 100Tác dụng của thuốc Biacefpo 100 là gì?Biacefpo 100 với hoạt chất chính là ... [xem thêm]

Mucinex® DM

(51)
Tên gốc: dextromethorphan, guaifenesinPhân nhóm: thuốc ho và cảmTên biệt dược: Mucinex® DMTác dụngTác dụng của thuốc Mucinex® DM là gì?Mucinex® DM thường được ... [xem thêm]

Procaine penicillin

(45)
Tên gốc: procaine penicillinPhân nhóm: thuốc kháng sinh penicillinTên biệt dược: Wycillin®Tác dụngTác dụng của thuốc procaine penicillin là gì?Procaine penicillin được ... [xem thêm]

Thuốc Stimol®

(17)
Tên gốc: citrullin malateTên biệt dược: Stimol®Phân nhóm: các liệu pháp bổ trợ & thực phẩm chức năngTác dụngTác dụng của thuốc Stimol® là gì?Thuốc Stimol® ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN