Thời điểm tốt nhất để thử thai

(4) - 40 đánh giá

Người dịch : Trần Thị Trà Giang – Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

Hiệu Đính: THs.BS.Nguyễn Khánh Linh

Thử thai là gì?

Thử thai là một xét nghiệm được thiết kế để cho biết liệu trong nước tiểu của bạn có hormone hướng sinh dục nhau thai (hCG) hay không. Hormone này được giải phóng ngay sau khi trứng được thụ tinh làm tổ trên bề mặt nội mạc tử cung và tiếp tục gia tăng gấp đôi sau mỗi hai đến ba ngày.

Bạn có thể thử thai ngay tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ Sản phụ khoa. Bộ dụng cụ thử thai tại nhà có bán ở các tiệm thuốc. Nếu muốn thử thai tại nhà, bạn phải đảm bảo tuân theo hướng dẫn sử dụng.

Tuy nhiên, nếu đến gặp bác sĩ Sản phụ khoa, họ sẽ kiểm tra mẫu máu của bạn. Xét nghiệm máu có tính chính xác cao hơn so với xét nghiệm nước tiểu.

Thời điểm nào tốt nhất để thử thai?

Vậy nên thử thai khi nào? Bạn có thể thử thai ngay khi trễ kinh. Đôi khi, thử thai cũng cho kết quả trước khi đến chu kì kinh một vài ngày. Như đã đề cập ở trên, bộ dụng cụ thử thai phát hiện hormone hCG được sản xuất trong thai kì. Tuy nhiên, cơ thể thậm chí có lẽ sản xuất hormone này trước khi bắt đầu chu kì kinh theo dự đoán.

Tuy nhiên, còn quá sớm để làm xét nghiệm vào những ngày trước khi trễ kinh. Nó có thể cho ra kết quả không chính xác. Thậm chí ngay cả khi kết quả xét nghiệm dương tính, cũng chưa thể xác định đang mang thai hay không vì có thể xảy ra hiện tượng sảy thai tự nhiên.

Cho nên, hãy chờ đến ngày đầu tiên sau khi bạn trễ kinh.

Khi nào thử thai cho kết quả chính xác?

Thử thai tại nhà cho kết quả chính xác 99% khi sử dụng vào ngày trễ kinh đầu tiên. Thời điểm tốt nhất để thử thai là vào buổi sáng vì lúc này nước tiểu cô đặc nhất.

Kết quả sẽ không chính xác nếu bạn thử thai quá sớm; không sử dụng đúng cách hoặc bộ dụng cụ thử thai hết hạn sử dụng.

Độ chính xác của xét nghiệm thử thai tại nhà phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Cách bạn thực hiện theo hướng dẫn sử dụng
  • Thời gian bạn tiến hành thử thai
  • Thời điểm rụng trứng và thời gian để trứng làm tổ
  • Bạn không thể thử thai quá sớm nhưng không bao giờ là quá muộn để thực hiện. Thậm chí kết quả thử thai có thể chính xác sau khi đã thụ thai vài ngày.

Các triệu chứng sớm của mang thai

Thay vì cứ lo lắng liệu bạn có đang mang thai hay không, bạn có thể dựa vào một vài dấu hiệu mang thai trước khi tiến hành thử thai tại nhà. Một số dấu hiệu mang thai sớm:

  • Ra máu âm đạo hoặc chảy máu nhẹ khi phôi làm tổ trong tử cung.
  • Chuột rút hoặc cảm giác bất thường như kéo căng ở bụng.
  • Căng hoặc sưng vú. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhức khi chạm vào hoặc khi mang áo ngực.
  • Cảm giác mệt mỏi không có lí do rõ ràng.
  • Tăng nhạy cảm về mùi
  • Thay đổi đột ngột thói quen ăn uống. Bạn hứng thú với những món ăn mà trước đây không thích hoặc có thể không muốn ăn những món trước đây thích ăn.
  • Có vị lạ trong miệng. Bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu và triệu chứng này trong khoảng 7 đến 10 ngày sau rụng trứng. Nếu bạn không chắc chắn về thời gian rụng trứng của mình thì hãy chú ý một vài hoặc tất cả triệu chứng trên, rồi hãy thử thai.

Tuy nhiên trước khi tiến hành thử thai, bạn nên biết về những loại xét nghiệm thử thai hiện có và cách để phát hiện mang thai sớm.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm này có thể được thực hiện thoải mái tại nhà thậm chí ở công sở tùy vào thời gian bạn muốn thử thai. Đây là bộ dụng cụ kiểm tra riêng tư và tiện lợi nhất. Bạn có thể thử thai một tuần sau khi trễ kinh nếu có quan hệ tình dục.

Để kết quả thử thai tại nhà chính xác nhất thì bạn phải tuân theo hướng dẫn sử dụng. Sau khi thử thai tại nhà, bạn có thể thảo luận điều này với bác sĩ tùy thuộc vào kết quả. Bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm khác có độ nhạy cao hơn để kiểm tra lại tình trạng mang thai của bạn.

Việc thử thai mất bao lâu để cho ra kết quả?

Bạn có thể đọc kết quả sau 5-10 phút. Bất kì vạch nào bạn thấy sau 10 phút đều có thể sai lệch và nên bỏ qua chúng. Bên cạnh đó, đọc kết quả trước 5 phút cũng cho ra kết quả không chính xác.

Thế nào là kết quả thử thai dương tính?

Nếu kết quả thử thai dương tính, bạn sẽ thấy có thêm một vạch thứ hai xuất hiện dọc theo vạch chứng trên que thử. Vạch thứ hai này sẽ xuất hiện sau khi mẫu nước tiểu đi qua dải giới hạn của vạch này.

Một số dụng cụ thử thai sẽ có hai cửa sổ riêng biệt và nếu kết quả dương tính, các vạch sẽ xuất hiện ở cả hai cửa sổ. Một số khác có thiết kế dấu cộng để hiển thị kết quả mang thai dương tính.

Trong một số trường hợp, bạn có thể không mang thai nhưng que thử vẫn cho kết quả dương tính. Đây được gọi là dương tính giả, có thể xảy ra do những lý do sau:

  • Nước tiểu có lẫn máu hoặc protein.
  • Bạn đang dùng các loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc an thần và thuốc ngủ.
  • hCG có thể được giải phóng từ tuyến yên vào thời điểm hormone LH đạt đỉnh (hormone tạo hoàng thể).
  • Một tỷ lệ lớn thai ở giai đoạn sớm bị sảy trước khi thai phát triển đến giai đoạn tiếp theo. Cho nên việc thử thai quá sớm có thể phát hiện các trường hợp mang thai giả.
  • Nồng độ hormone hCG thường tăng cao ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Những người đang điều trị vô sinh có thể cho kết quả dương tính giả nếu thực hiện xét nghiệm trong vòng mười ngày kể từ lần điều trị hCG cuối cùng.

Thế nào là kết quả thử thai âm tính?

Nếu kết quả thử thai là âm tính, que thử chỉ hiển thị vạch chứng. Bạn có thể kiểm tra lại vào khoảng một tuần sau đó để chắc chắn hơn.

Trong một số trường hợp, bạn có thể mang thai ngay cả khi kết quả thử thai là âm tính. Đây được gọi là âm tính giả, có thể xảy ra do một số lý do sau:

  • Que thử thai đã hết hạn sử dụng.
  • Bạn chưa làm đúng theo hướng dẫn.
  • Mẫu nước tiểu không được thử ngay mà để trong một thời gian dài, từ 30 phút trở lên.
  • Thử thai ở giai đoạn quá sớm khi mà lượng hCG chưa được sản xuất đủ.
  • Nước tiểu quá loãng do uống quá nhiều nước ngay trước khi xét nghiệm.
  • Bạn đang sử dụng các loại thuốc như kháng histamine và lợi tiểu.

Một vạch mờ trên que thử thai cho biết điều gì?

Đôi khi, kết quả xét nghiệm có một vạch mờ, điều này cho thấy nồng độ hormone hCG trong mẫu nước tiểu thấp. Sở dĩ vạch này mờ hơn là vì nồng độ của hormone này trong thời kỳ đầu mang thai còn rất thấp. Mặt khác, vạch này có thể đậm hơn nếu thai kỳ đã phát triển đủ để nồng độ hormone này tăng cao hơn.

Xét nghiệm máu để xác định mang thai

Xét nghiệm máu được thực hiện tại trung tâm y tế hoặc phòng khám bác sĩ. Tuy nhiên, chúng ít được lựa chọn hơn so với xét nghiệm nước tiểu.

Điều đáng mừng là xét nghiệm máu có thể giúp bạn biết liệu bạn có đang mang thai hay không sớm hơn so với xét nghiệm nước tiểu; sớm nhất là từ sáu đến tám ngày sau khi rụng trứng. Tuy nhiên, lại mất nhiều thời gian hơn để có kết quả từ nó.

Bác sĩ sẽ chọn và tiến hành một trong hai loại xét nghiệm máu như sau:

  • Xét nghiệm định tính hCG: Nó sẽ kiểm tra mẫu máu của bạn để tìm dấu vết của hCG, từ đó biết được bạn có mang thai hay không. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm này vào khoảng 10 ngày sau khi bạn trễ kinh. Tuy nhiên, xét nghiệm này cũng có thể phát hiện hCG ở thời điểm sớm hơn.
  • Xét nghiệm định lượng hCG (beta-hCG): Xét nghiệm này sẽ đo lượng hCG chính xác trong mẫu máu của bạn và có thể phát hiện được nồng độ rất thấp hormone này trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Vì thế nó cũng được dùng để theo dõi các biến chứng của thai kỳ.

Xét nghiệm này cũng có thể kết hợp với một số xét nghiệm khác để loại trừ khả năng mang thai ngoài tử cung hoặc trong ống dẫn trứng. Ngoài ra còn dùng để theo dõi tình trạng cơ thể sau khi bị sẩy thai lúc mà nồng độ hCG giảm nhanh chóng.

Thử thai tại nhà là phương pháp thuận tiện nhất để biết được bạn có đang mang thai hay không. Bạn có thể thực hiện nó một cách riêng tư và nhận được kết quả trong vòng vài phút. Tuy nhiên, đôi khi kết quả có thể bị sai. Ngược lại, xét nghiệm máu chính xác hơn nhưng lại mất nhiều thời gian hơn để có được kết quả. Bạn cần lên lịch hẹn và đi khám bác sĩ, lấy mẫu máu và chờ đợi kết quả. Vì vậy, hãy chọn cho mình một phương pháp thử thai phù hợp nhất với bạn nhé!

Tài liệu tham khảo

https://www.momjunction.com/articles/when-to-take-a-pregnancy-test_00373694/

Biên dịch - Hiệu đính

ThS.BS. Nguyễn Khánh Linh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài 25 – Những chuẩn bị khi tính chuyện có thêm em bé

(89)
Khi đứa con đầu của bạn đã bắt đầu lớn dần, khi ở nhà bắt đầu râm ran câu chuyện về một em bé nữa, bạn sẽ tự hỏi “đây là lúc thích hợp ... [xem thêm]

Thời điểm tốt nhất để thử thai

(40)
Người dịch : Trần Thị Trà Giang – Nguyễn Thị Thúy Quỳnh Hiệu Đính: THs.BS.Nguyễn Khánh Linh Thử thai là gì? Thử thai là một xét nghiệm được thiết kế ... [xem thêm]

Các phương pháp giảm đau khi sinh

(95)
“Đau như đau đẻ” là câu nói dân gian hay dùng để nói về sự đau đớn khi chuyển dạ sanh. Đau xé da xé thịt, đau khủng khiếp…, tóm lại là đau thật ... [xem thêm]

Quần áo cho bà bầu

(49)
Biên dịch: Phạm Thị Thanh Ngọc và Trần Thị Thu Quần áo phù hợp khi mang thai là gì? Mang thai là một trong những giai đoạn đẹp trong cuộc đời của người ... [xem thêm]

Giải thích những kết quả bất thường của xét nghiệm Pap

(98)
Xét nghiệm Pap là gì? Xét nghiệm Pap, còn gọi là sàng lọc tế bào cổ tử cung, là xét nghiệm giúp kiểm tra những thay đổi bất thường trong các tế bào của ... [xem thêm]

Các xét nghiệm thường quy khi mang thai

(58)
Tại sao nên làm các xét nghiệm khi mang thai? Theo khuyến cáo, tất cả các phụ nữ mang thai nên làm một số xét nghiệm như một phần của việc chăm sóc trước ... [xem thêm]

Phá thai

(58)
Hình 1: Hiện trạng phá thai. Phá thai là gì? Phá thai là một thủ thuật được sử dụng để chấm dứt thai kỳ. Hầu hết những thủ thuật này ... [xem thêm]

Sẩy thai sớm

(69)
Sẩy thai sớm là gì? Thai phụ bị mất thai trước 20 tuần thì được gọi là sẩy thai sớm. Sẩy thai sớm có thường gặp không? Sự sẩy thai xảy ra phổ biến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN