Tăng natri máu

(3.96) - 25 đánh giá

Tìm hiểu về tăng natri máu

Tăng natri máu là gì?

Tăng natri máu (tăng natri huyết) xảy ra khi có sự mất cân bằng natri và nước trong cơ thể, dẫn đến lượng natri (muối) trong máu cao hơn bình thường. Natri là một chất điện giải (khoáng chất) giúp cơ bắp, tim và hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nó giúp kiểm soát huyết áp và cân bằng dịch. Tăng natri máu có thể trở gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Triệu chứng tăng natri máu

Những dấu hiệu và triệu chứng tăng natri máu là gì?

Triệu chứng chính của tăng natri máu là khát nước quá mức. Các triệu chứng khác gồm thờ ơ, mệt mỏi cực độ, thiếu năng lượng, có thể nhầm lẫn.

Các trường hợp tiến triển của bệnh cũng có thể gây co giật hoặc co thắt cơ do natri rất quan trọng đối với các hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh. Nếu bạn có mức natri rất cao trong cơ thể, các tình trạng co giật và hôn mê có thể xảy ra.

Các triệu chứng nghiêm trọng là rất hiếm và thường chỉ xuất hiện khi mức natri tăng nhanh và nhiều trong huyết tương.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

  • Con bạn có tiếng kêu the thé, yếu cơ, khó chịu hoặc buồn ngủ bất thường
  • Khô mắt hoặc miệng
  • Buồn nôn và nôn
  • Yếu cơ hoặc co giật
  • Đau đầu, bối rối, khó chịu hoặc bất kỳ thay đổi nào khác trong hành vi
  • Vô cùng buồn ngủ

Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có câu hỏi hoặc mối quan tâm về tình trạng sức khỏe của bạn.

Bạn hoặc người thân nên gọi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng sau:

  • Co giật
  • Hôn mê
  • Thở nhanh hơn bình thường

Nguyên nhân tăng natri máu

Nguyên nhân nào gây tăng natri máu?

Tăng natri máu có thể xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước, khiến lượng natri nhiều hơn lượng dịch, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa nồng độ natri trong máu.

Ở những người khỏe mạnh, cơn khát và nồng độ nước tiểu được kích hoạt bởi các thụ thể trong não có chức năng nhận ra sự cần thiết phải điều chỉnh dịch hoặc natri. Điều này thường dẫn đến việc tăng lượng nước hoặc thay đổi lượng natri được thải ra ngoài. Do đó, có thể điều chỉnh tình trạng tăng natri máu.

Nguy cơ mắc phải tăng natri máu

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc natri máu?

Người lớn tuổi có nguy cơ mắc tăng natri máu. Khi càng lớn tuổi, bạn có nhiều khả năng bị giảm cảm giác khát. Bạn cũng có thể dễ mắc các bệnh ảnh hưởng đến cân bằng nước hoặc natri.

Một số tình trạng y tế cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng natri máu, bao gồm:

  • Mất nước
  • Tiêu chảy nặng, chảy nước
  • Nôn
  • Sốt
  • Mê sảng hoặc mất trí nhớ
  • Một số loại thuốc
  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt
  • Vùng bỏng lớn trên da
  • Bệnh thận
  • Bệnh đái tháo nhạt

Chẩn đoán và điều trị tăng natri máu

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp điều trị tăng natri máu?

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán tăng natri máu thông qua các xét nghiệm máu. Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể giúp bác sĩ xác định nồng độ natri cao cùng với nồng độ nước tiểu. Cả xét nghiệm máu và nước tiểu đều là xét nghiệm nhanh, xâm lấn tối thiểu và không cần chuẩn bị trước.

Tăng natri máu có xu hướng phát triển do kết quả của các tình trạng sức khỏe cơ bản. Các xét nghiệm khác phụ thuộc vào bệnh sử và các triệu chứng bổ sung.

Những phương pháp nào giúp điều trị tăng natri máu?

Tăng natri máu có thể xảy ra nhanh chóng (trong vòng 24 giờ) hoặc phát triển chậm theo thời gian (từ 24-48 giờ). Tốc độ khởi phát sẽ giúp bác sĩ xác định kế hoạch điều trị.

Tất cả các điều trị dựa trên việc điều chỉnh cân bằng dịch và natri trong cơ thể. Tăng natri máu phát triển nhanh sẽ được điều trị tích cực hơn so với tăng natri máu phát triển chậm.

Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể điều trị tình trạng này bằng cách uống nhiều nước hơn. Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể sẽ được tiêm truyền dịch qua tĩnh mạch. Bác sĩ cũng sẽ theo dõi bạn để xem nồng độ natri trong cơ thể có được cải thiện hay không, từ đó họ có thể điều chỉnh nồng độ dịch cho phù hợp.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

U lympho Hodgkin (ung thư hạch Hodgkin)

(66)
Tìm hiểu chungU lympho Hodgkin (ung thư hạch Hodgkin) là bệnh gì?Bệnh u lympho Hodgkin, hay còn gọi là u bạch huyết Hodgkin, ung thư hạch Hodgkin. Đây là một loại bệnh ... [xem thêm]

Hội chứng Turcot

(18)
Tìm hiểu chungHội chứng Turcot là gì?Hội chứng Turcot là một tình trạng bệnh lý di truyền rất hiếm gặp, đặc trưng bởi sự phát triển của nhiều bướu ... [xem thêm]

Lạnh tay chân

(24)
Tìm hiểu chungLạnh tay chân là bệnh gì?Dù không ở trong môi trường lạnh, chúng ta vẫn có khả năng bị lạnh tay chân. Thông thường, lạnh tay chân là một phần ... [xem thêm]

Xơ gan cổ trướng là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(76)
Gan là một trong những cơ quan nội tạng đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc và chuyển hóa các chất dinh dưỡng giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Khi ... [xem thêm]

Viêm thuyên tắc mạch máu

(38)
Tìm hiểu chungViêm thuyên tắc mạch máu ( buerger) là bệnh gì?Bệnh buerger (hay còn được gọi là viêm thuyên tắc mạch máu) xảy ra khi các mạch máu có kích ... [xem thêm]

Trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

(20)
Định nghĩa trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)Trợt giác mạc (trầy xước giác mạc) là gì?Trợt giác mạc hay còn gọi là trầy xước giác mạc hoặc biểu ... [xem thêm]

Sốt siêu vi

(74)
Tìm hiểu chung về bệnh sốt siêu viBệnh sốt siêu vi là gì?Sốt đề cập đến tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn thân nhiệt bình thường (37°C), thường là ... [xem thêm]

Lông quặm

(40)
Tìm hiểu chungLông quặm là gì?Lông quặm là tình trạng lông mi mọc sai và hướng vào trong. Các lông mi sai hướng có thể mọc trên cả mi mắt hoặc chỉ phân bố ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN