Bài 7 – Sẩy thai sớm

(4.23) - 97 đánh giá

Sẩy thai – cái từ nghe thôi là thấy “khủng khiếp” – bất kể là ai – nhất là những ai đang mong chờ một đứa trẻ. Thai tự nhiên đã đành – thai gian nan điều trị, vừa chỉ mới chớm đập những nhịp sống đầu tiên, tự nhiên một ngày người mẹ “sao không thấy mệt – sao không thấy ói”, ra chút huyết, rồi vậy là sẩy thai.

Đọc hoài những bài viết chuyên môn, mà đọc rồi lại thêm “ngán” – tại vì cho đến bây giờ – chắc kết luận lại cho chuyện đừng sẩy thai gói gọn trong hai chữ “tuỳ duyên”. May thay, sếp cho một bài nghiên cứu đăng trên một tạp chí uy tín của Mỹ, dạng “Article in press” nha – nghĩa là còn nóng hổi. Vậy là mình có nguyên liệu nấu món ngon hôm nay. Món “Các yếu tố nguy cơ sẩy thai”.

Có ai sẩy thai giống tôi không?

Có – nhiều là khác. Cứ 4 phụ nữ thì hơn 1 phụ nữ sẽ có một lần sẩy thai trong đời (28%), nghĩa là bạn không phải cá biệt. Nếu mình nghĩ tích cực một chút, việc gạn đục khơi trong này nhằm tạo ra một cá thể sống khoẻ mạnh, đủ khả năng thích nghi môi trường sống bên ngoài. Hễ có chút khiếm khuyết nào là sẽ bị ngăn chặn ngay. Vì vậy, nếu chẳng may nó xảy đến, bạn hãy cho mình lý do “đừng buồn phiền lâu quá”. Nhân đây cũng nói cho rõ, nguyên nhân sẩy thai hay thai lưu đa phần sẽ khó xác định, mà trong nhóm xác định được nguyên nhân thì quá nửa là do chính bản thân phôi thai bất thường. Vì vậy, nếu nhất định truy tìm nguyên nhân, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho kết luận “chưa rõ nguyên nhân”.

Ai thuộc nhóm phụ nữ dễ bị sẩy thai?

Nhóm phụ nữ trên 35 tuổi. Hễ tuổi lớn hơn 35, tự nhiên nguy cơ sẩy thai tăng gấp đôi một cái vèo. Đọc cái này tự nhiên thấy lo! Tuổi trẻ, bao nhiêu việc phải làm. Học tập – xây dựng sự nghiệp – rong ruổi cho thoả chí. Sắp xếp sao cho vuông tròn để khỏi vấp phải cái nguy cơ sẩy thai – nghĩa là sinh con trước 35 tuổi chắc cũng phải có chút tính toán. À mà nếu xem việc sinh một đứa trẻ cũng là việc quan trọng phải làm thì không đến nỗi cam go. Nếu sinh ra trên đời làm phụ nữ là định mệnh không thể sửa đổi (y học sửa được nhưng hơi nhiêu khê) thì làm mẹ là một trải nghiệm quá đỗi tuyệt vời tạo hoá bù đắp lại cho bạn. Thế nên, nếu trong những danh sách những việc phải làm trong đời có tiết mục “làm mẹ” – bạn mau mau làm trước tuổi 35.

Xem thêm bài Nguyên nhân sẩy thai của BS. Nguyễn Hoàng Long và Võ Thị Lệ

Ăn – uống cái gì dễ bị sẩy thai?

Trong nghiên cứu này đề cập đến bạn caffein. Vợ hay chồng có sử dụng caffein hơn 2 lần/ngày đều đẩy nguy cơ sẩy thai tăng gấp đôi. Mình không có ý định làm mấy quán cà phê giảm doanh thu, chỉ nhắc nhỏ rằng caffein không chỉ có trong cà phê. Coca cola, Pepsi, nước tăng lực…đều có chứa caffein. Vì vậy, nếu chuẩn bị mang thai, trước khi uống gì, bạn chịu khó liếc sơ xem thành phần của nó. Hay ho ở chỗ – chồng bạn cũng không được uống cà phê. Nghiên cứu thực sự làm người đọc nhiều suy nghĩ như mình cảm giác thích thú. Nghĩ sao thức uống thơm ngon quyến rũ này mình phải kiêng khem mà chồng mình cứ nhâm nhi từng ngụm?

Vậy thì ăn – uống cái gì giúp ích đây?

Trong nghiên cứu này khuyên bạn nên bổ sung vitamin trước và trong khi có thai. Làm được việc này, nguy cơ sẩy thai của bạn giảm phân nửa. Viên đa sinh tố (multivitamin) trên thị trường muôn vàn chủng loại, đọc qua thành phần thì cũng không mấy khác nhau. Miễn sao bạn vui vẻ thoải mái khi uống, thuốc không quá khó tìm, nguồn gốc an toàn là được rồi. Không nhất thiết phải của Mỹ, của Úc mới là loại ưu việt.

Các chất dinh dưỡng thiết yếu trong khi mang thai và cho con bú đã viết một bài riêng trước đây, bạn chịu khó đọc lại nghe.

Thông tin không nhiều – nhưng hy vọng là giúp ích cho ai đó. Mình vẫn tin là đâu đó có người đang cần – nên bài báo này mình lược dịch lại mà không xin bản quyền. Nếu ai đó muốn thưa kiện gì, mình chỉ trả lời “biết là sai nhưng xin lỗi sau vậy”.

Tài liệu tham khảo

  • Link abstract bài báo (cho những ai cần kiểm chứng thông tin) http://www.fertstert.org/article/S0015-0282(16)30042-5/abstract
  • https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/950283358401582
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Những điều cần biết trước khi mang thai

    (13)
    Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để làm gì? Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai nhằm mục đích để tìm kiếm những yếu tố có thể ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

    Bệnh tiểu đường ở phụ nữ và những lưu ý trước khi mang thai

    (64)
    Bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường là bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng được insulin – một chất máu gọi là hormone giúp ... [xem thêm]

    Bơm tinh trùng (IUI) là gì?

    (96)
    Bơm tinh trùng là kỹ thuật để điều trị hiếm muộn, bằng cách đặt tinh trùng vào trong buồng tử cung để tăng khả năng có thai. Mục đích của IUI là làm ... [xem thêm]

    Tập thể dục trong thai kì

    (35)
    Liệu có an toàn khi tập thể dục lúc mang thai? Nếu như bạn có sức khỏe tốt và quá trình mang thai bình thường thì việc tiếp tục hoặc bắt đầu hoạt động ... [xem thêm]

    Thống kinh (đau bụng kinh)

    (89)
    Thế nào là thống kinh? Thống kinh (còn gọi là đau bụng kinh) là khi cơn đau xuất hiện cùng với chu kỳ kinh nguyệt. Thống kinh có phổ biến không? Thống kinh ... [xem thêm]

    Bài 38 – Ăn gì có thể giúp ích cho việc có thai

    (46)
    Lối sống, chế độ ăn uống thật sự có liên quan đến khả năng sinh sản. Trước đây khi bệnh nhân hỏi câu này, mình cũng không đưa ra được loại thức ăn ... [xem thêm]

    Theo dõi nhịp tim thai trong quá trình sinh

    (98)
    Thế nào là theo dõi tim thai trong quá trình sinh? Theo dõi tim thai trong quá trình sinh là một biện pháp kiểm tra tình trạng của bé trong quá trình chuyển dạ và đẻ ... [xem thêm]

    Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đốt điện, đốt lạnh trong điều trị lộ tuyến cổ tử cung

    (45)
    Câu hỏi Bác sĩ cho con hỏi, đốt điện và đốt lạnh có ưu nhược điểm như thế nào ạ. Con bị lộ tuyến. Trả lời Lộ tuyến: tức là các tuyến ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN