Sorbitol

(3.62) - 70 đánh giá

Sorbitol (hay còn có một số tên gọi khác như D-sorbitol, E420, D-glucitol) là một loại carbohydrate. Trong đời sống, nhóm chất này được dùng với nhiều công dụng khác nhau như tạo vị ngọt, duy trì độ ẩm, tạo kết cấu cho sản phẩm, hỗ trợ tiêu hóa…

Trong y học, sorbitol thường được bào chế thành thuốc nhuận tràng với nhiều dạng bào chế và hàm lượng khác nhau. Ví dụ, các biệt dược có chứa hoạt chất này gồm:

Tác dụng, công dụng

Tác dụng, công dụng của thuốc sorbitol là gì?

Thuốc sorbitol là thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng táo bón và khó tiêu.

Hoạt chất này cũng được dùng để làm dung dịch rửa nội soi bàng quang theo chỉ định của bác sĩ.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc sorbitol cho người lớn như thế nào?

Tùy theo dạng bào chế mà liều dùng và cách dùng của thuốc có thể khác nhau, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn và trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng. Liều dùng sau đây chỉ mang tính chất tham khảo.

  • Liều dùng thông thường điều trị táo bón hay khó tiêu: uống 1–3 gói sorbitol 5g mỗi ngày.
  • Liều dùng dạng gel thụt trực tràng điều trị táo bón do nguyên nhân ở vùng trực tràng hậu môn: dùng 1 tuýp thuốc sorbitol 50% một ngày, trước thời điểm dự định đi đại tiện 5–20 phút.

Liều dùng thuốc sorbitol cho trẻ em như thế nào?

Trẻ em thường dùng với liều lượng bằng một nửa người lớn. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn nếu muốn dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc sorbitol như thế nào?

Hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Mỗi dạng bào chế sẽ có cách sử dụng khác nhau như:

  • Thuốc bột uống: pha 1 gói thuốc vào khoảng 1/2 cốc nước và uống ngay. Khi dùng điều trị chứng ăn khó tiêu, bạn nên uống trước bữa ăn hoặc khi có triệu chứng. Trường hợp điều trị táo bón, bạn nên uống 1 gòi vào lúc đói, buổi sáng.
  • Gel thụt trực tràng: mở nắp rồi đưa đầu tuýp thuốc vào trực tràng, sau đó bóp hết thuốc trong tuýp vào trong trực tràng. Khi rút tuýp thuốc ra ngoài vẫn giữ nguyên động tác bóp, nếu vẫn chưa bóp hết thuốc thì thực hiện lại thao tác. Khi dùng thuốc dạng này, người bệnh nên ở tư thế nằm hoặc để phần hậu môn nâng cao lên, tránh để thuốc chảy ra ngoài. Dùng thuốc trước thời điểm dự tính đi đại tiện 5–20 phút.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn chính xác.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc sorbitol?

Một số tác dụng phụ được ghi nhận ở một số người dùng thuốc này gồm:

  • Tiêu chảy, đau bụng, đặc biệt ở người có hội chứng ruột kích thích, chướng bụng
  • Đầy bụng
  • Dạng gel thụt trực tràng dùng kéo dài có thể gây nóng rát tại chỗ, hiếm khi gây viêm đại tràng xuất huyết

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác động không mong muốn nào khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc sorbitol bạn nên biết những gì?

Chống chỉ định dùng thuốc cho các trường hợp sau:

  • Các bệnh thực thể viêm ruột non, viêm loét đại – trực tràng, bệnh Crohn, tắc ruột
  • Hội chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân
  • Người không dung nạp fructose do di truyền
  • Tắc đường dẫn mật
  • Vô niệu
  • Trong đợt trĩ cấp, rò hậu môn, viêm đại tràng xuất huyết (dạng gel thụt)

Đối với người bị bệnh kết tràng, tránh dùng lúc đói và cần giảm liều. Người bị phình đại tràng cần thận trọng khi dùng sorbitol vì nhu động đại tràng có thể bị thay đổi, gây u phân. Nếu có phản ứng kích ứng hoặc mẫn cảm, bạn cần ngưng dùng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ.

Bạn lưu ý không nên sử dụng thuốc nhuận tràng lâu dài. Điều trị táo bón bằng thuốc chỉ để hỗ trợ trong điều trị bằng chế độ ăn uống.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc sorbitol có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc sorbitol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là các trường hợp được đề cập ở trên phần Thận trọng/ Cảnh báo.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc sorbitol như thế nào?

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Oculotect®

(99)
Tên gốc: povidoneTên biệt dược: Oculotect®Phân nhóm: thuốc bôi trơn nhãn cầuTác dụngTác dụng của thuốc Oculotect® là gì?Thuốc Oculotect® thường được dùng ... [xem thêm]

Decolsin®

(57)
Tên gốc: dextromethorphan hydrobromide, phenylpropanolamine hydrochloride, paracetamolTên biệt dược: Decolsin®Phân nhóm: thuốc ho & cảmTác dụngTác dụng của thuốc Decolsin® ... [xem thêm]

Thuốc Drixoral Plus®

(23)
Tên gốc: dexbrompheniramine maleat, pseudoephedrineTên biệt dược: Drixoral Plus®Phân nhóm: thuốc kháng histamin và kháng dị ứngTác dụngTác dụng của thuốc Drixoral ... [xem thêm]

Biocalyptol®

(45)
Tên gốc: pholcodinePhân nhóm: thuốc trị ho và cảm.Tên biệt dược: Biocalyptol®Tác dụngTác dụng của thuốc Biocalyptol® là gì?Biocalyptol® thường được sử dụng ... [xem thêm]

Basdene®

(84)
Tên gốc: benzylthio-uracilePhân nhóm: thuốc kháng giápTên biệt dược: Basdene®Tác dụngTác dụng của thuốc Basdene® là gì?Basdene® có tác dụng điều trị cho ... [xem thêm]

Vắc-xin bại liệt là gì?

(66)
Tác dụngTác dụng của Vắc-xin bại liệt là gì?Vắc-xin bại liệt thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc-xin, kháng huyết thanh và thuốc ... [xem thêm]

Nifurtoinol là thuốc gì?

(83)
Tên gốc: nifurtoinolTên biệt dược: Nifuryl®, Urfadyn®Phân nhóm: các loại kháng sinh khácTác dụngTác dụng của thuốc nifurtoinol là gì?Nifurtoinol là một kháng ... [xem thêm]

Cefpiramide

(99)
Tác dụngTác dụng của cefpiramide là gì?Cefpiramide là một kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3. Cefpiramide có thể được sử dụng trong điều trị nhiều loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN