Chắp mắt

(3.55) - 35 đánh giá

Chắp mắt là một vấn đề khá phổ biến gây ảnh hưởng đến mí mắt do tuyến nhờn bị bít tắc. Tình trạng này thường dễ bị nhầm lẫn với lẹo mắt – tình trạng viêm cấp tính do tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến bờ mi gây sưng đau.

Vậy chắp mắt là gì? Bao lâu thì khỏi? Tình trạng này có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Tìm hiểu chung

Chắp mắt là gì?

Một người bị chắp mắt khi trên mí mắt họ nổi cục. Ban đầu, kích thước của chắp mắt nhỏ, hơi sưng đỏ và mềm. Sau đó vài ngày, chắp mắt sẽ trở nên cứng hơn nhưng không gây đau.

Khác với mụt lẹo thường xuất hiện ở mép mí mắt và gây sưng đau, chắp thường nằm xa mép mí và không gây đau đớn. Mặc dù vậy, đôi khi chắp vẫn bắt đầu bằng việc nổi cục trong mí mắt giống như mụt lẹo. Do đó, quá trình điều trị cho cả hai tình trạng này thường tương tự nhau.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu và triệu chứng chắp mắt

Thông thường, tình trạng mắt bị chắp sẽ dẫn đến một số biểu hiện như:

  • Sưng nhưng không đau ở mí mắt, tiến triển chậm trong tuần đầu tiên
  • Sưng lớp màng bao phủ bề mặt mắt và mặt trong mí mắt (kết mạc)
  • Cộm mắt, khó chịu ở mắt
  • Chắp có thể xuất hiện ở bên ngoài hoặc bên trong mí mắt (lật mí mắt lên sẽ nhìn thấy)
  • Nhìn mờ hoặc hình ảnh khi nhìn bị méo mó
  • Xuất hiện vùng màu đỏ hoặc xám bên trong mí mắt

Chắp thường nổi cục ở mí mắt trên, ít khi xảy ra ở mí mắt dưới. Người lớn thường gặp phải tình trạng này hơn so với trẻ em, thường xảy ra trong độ tuổi 30–50.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây chắp mắt là gì?

Mắt bị chắp chủ yếu do ống tuyến nhờn của mi mắt bị tắc nghẽn. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị viêm bờ mi hay có bệnh da liễu như chàm (eczema). Dịch nhờn (meibum) trong tuyến nhờn ở bờ mi của những người có các vấn đề sức khỏe trên thường đặc hơn, khiến tuyến này dễ bị tắc.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Bất kỳ ai cũng đều có khả năng gặp phải tình trạng này nhưng nguy cơ sẽ tăng lên nếu:

  • Đã từng bị chắp hoặc lẹo mắt trước đây
  • Bị viêm bờ mi
  • Có một vấn đề ở da, như mụn trứng cá hay viêm da tiết bã

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán tình trạng chắp mắt

Bác sĩ có thể dễ dàng đưa ra chẩn đoán cho tình trạng này nhờ vào quan sát mí mắt. Họ cũng sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về thời gian xuất hiện các triệu chứng, cảm giác đau để phân biệt với các vấn đề khác.

Đâu là cách chữa chắp mắt hiệu quả?

Hầu hết các chắp nhỏ đều có khả năng tự hết sau 2 – 8 tuần. Tuy nhiên, để thúc đẩy quá trình này nhanh hơn, bạn có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như:

  • Chườm khăn ấm lên mí mắt. Nhiệt độ ấm nóng từ khăn sẽ giúp tuyến nhờn nở ra, bớt tắc nghẽn và dịch có thoát ra ngoài. Bạn nên chườm từ 10–15 phút mỗi lần và làm 3–5 lần/ ngày. Sau khi chườm, bạn giặt nhẹ khăn trong nước ấm rồi vắt khô, tiếp tục đắp lên mí mắt. Đừng quên thường xuyên vệ sinh mí mắt, dùng khăn lau sạch mí mắt thật nhẹ nhàng.
  • Không gãi, nặn hay ấn vào chắp mắt.
  • Không gãi hay dụi mắt khi chưa rửa sạch tay.
  • Không trang điểm mắt hoặc đeo kính áp tròng cho đến khi tình trạng này hết hẳn.

Khi nốt chắp quá lớn hoặc không tự hết sau 2–8 tuần tự chăm sóc tại nhà, bạn nên đến gặp bác sẽ để điều trị. Trường hợp đó, bác sĩ có thể:

  • Rạch một đường ở mí mắt để giúp cho dịch thoát ra ngoài. Bạn sẽ được gây tê cục bộ khi thực hiện.
  • Tiêm steroid để giảm sưng.

Bạn không cần phải dùng thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt có kháng sinh vì tình trạng này không liên quan đến nhiễm khuẩn.

Chắp mắt có nguy hiểm không?

Hầu hết trường hợp chắp mắt không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Rất hiếm khi các cục u này bị nhiễm trùng, nếu có, nhiễm trùng có thể lây lan đến toàn bộ mí mắt và các mô xung quanh mắt. Lúc ấy, mí mắt thường sưng to và đỏ. Bạn có thể không mở được mắt, cảm thấy đau nhức mắt dữ dội và bị sốt.

Biến chứng này được gọi với tên y khoa là viêm mô tế bào hốc mắt (orbital cellulitis). Nếu nhận thấy có các dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Việc điều trị viêm này sẽ cần đến thuốc kháng sinh, thường được tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch.

Phòng ngừa

Các cách giúp phòng ngừa chắp mắt

Cách hiệu quả và đơn giản nhất để ngăn ngừa chắp xuất hiện là tập thói quen giữ vệ sinh mắt thật tốt. Bạn nên:

  • Rửa tay đúng cách, thường xuyên, nhất là trước khi chạm lên mặt, mắt.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đeo kính áp tròng. Làm sạch kính áp tròng với dung dịch khử trùng và dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Khi kính áp tròng hết thời hạn sử dụng, bạn không nên cố tiếp tục đeo vì có thể gây ra nhiều vấn đề cho mắt.
  • Rửa mặt sạch để loại bỏ bụi bẩn cũng như lớp trang điểm (nếu có) trước khi đi ngủ.
  • Không sử dụng các sản phẩm trang điểm cho mắt đã hết hạn sử dụng, chẳng hạn như mascara, phấn mắt. Lưu ý, bạn không nên chia sẻ hoặc sử dụng chung đồ trang điểm với người khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thiếu máu tán huyết di truyền (bẩm sinh)

(70)
Tìm hiểu chungBệnh thiếu máu tán huyết di truyền (bẩm sinh) là gì?Thiếu máu tán huyết di truyền bao gồm một nhóm các rối loạn trong đó các tế bào hồng cầu ... [xem thêm]

Cong vẹo cột sống

(46)
Định nghĩaChứng cong vẹo cột sống là bệnh gì?Chứng cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong hẳn sang một bên. Mức độ cong của cột sống ... [xem thêm]

Huyết khối (Cục máu đông)

(49)
Tìm hiểu chungHuyết khối (cục máu đông) là gì?Huyết khối là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị rách và làm ngừng chảy máu khi bạn bị thương, ... [xem thêm]

Sự phát sinh bệnh

(39)
Bệnh á sừng là một dạng viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều phiền toái cho người ... [xem thêm]

Tâm lý – Thần kinh

(60)
Định nghĩaTrong tiếng Anh, thuật ngữ “mental health” thường được dùng để chỉ các bệnh tâm thần và các vấn đề liên quan đến sức khỏe ... [xem thêm]

Vết bớt

(39)
Bạn có bao giờ để ý các vết đốm xuất hiện trên cơ thể bé yêu của mình chưa? Đôi khi bạn tò mò nhưng lại không hiểu rõ nguyên nhân hình thành các vết ... [xem thêm]

Gãy xương mác

(26)
Xương mác và xương chày là hai xương cấu tạo nên cẳng chân. Nếu xương chày to hơn và chịu phần lớn trọng lực cơ thể thì xương mác là xương nhỏ hơn và ... [xem thêm]

Vẹo cổ

(76)
Định nghĩaChứng vẹo cổ là bệnh gì?Chứng vẹo cổ là bệnh rối loạn vận động với sự co thắt cơ trơn. Sự co thắt dẫn đến chuyển động bất thường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN