Du lịch trong thai kỳ

(4.42) - 37 đánh giá

Thời gian nào tốt nhất để đi du lịch trong thai kỳ?

Thời gian tốt nhất để đi du lịch có lẽ là giữa thai kỳ của bạn, trong khoảng tuần thứ 14 đến tuần thứ 28. Hầu hết các trường hợp cấp cứu sản khoa phổ biến thường xảy ra trong quý I và quý II. Sau 28 tuần, bạn sẽ cảm thấy di chuyển khó khăn hơn hoặc khó ngồi được lâu ở một tư thế.

Du lịch trong thai kỳ

Cần làm gì trên một chuyến xe dài trong thai kỳ?

Trong suốt chuyến đi, mỗi ngày hãy chỉ lái xe trong thời gian ngắn. Cố gắng hạn chế lái xe không quá 5 hoặc 6 giờ mỗi ngày. Phải chắc chắn đeo dây an toàn khi ngồi vào xe, ngay cả khi xe của bạn có túi khí. Có kế hoạch dừng xe thường xuyên để cử động và duỗi thẳng chân.

Lưu ý khi đi máy bay

Một số hãng hàng không nội địa hạn chế phụ nữ mang thai đi lại bằng máy bay trong tháng cuối của thai kỳ hoặc yêu cầu phải có giấy chứng nhận y tế; một số hãng khác thì không khuyến khích bay đối với phụ nữ mang thai trên 36 tuần. Nếu bạn đang định bay quốc tế, thì các hãng hàng không quốc tế thường yêu cầu ngừng bay sớm hơn mốc này.

Khi đi du lịch bằng đường hàng không, những điều sau có thể giúp cho chuyến đi của bạn thoải mái dễ chịu hơn:

  • Nếu có thể, hãy chọn chỗ ngồi ngay lối đi, như thế bạn sẽ dễ dàng đứng dậy và duỗi thẳng chân trong khi bay.
  • Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có ga trước khi bay.
  • Đeo dây an toàn trong suốt chuyến bay. Dây an toàn nên được thắt thấp trên xương hông, dưới bụng của bạn.
  • Nếu bạn dễ bị buồn nôn, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống buồn nôn cho bạn.

Du lịch bằng thuyền

Để đề phòng, bạn hãy hỏi bác sĩ xem những loại thuốc nào an toàn để bạn có thể mang theo phòng khi bị say sóng. Những vòng băng đeo chống say sóng có thể giúp ích cho một số người, mặc dù có rất ít bằng chứng khoa học về hiệu quả của chúng. Những vòng băng này hoạt động trên nguyên tắc bấm huyệt để giúp phòng tránh rối loạn dạ dày.

Một vấn đề cần lưu tâm đối với hành khách đi tàu du lịch là nhiễm norovirus. Norovirus là một nhóm các vi rút có thể gây buồn nôn và nôn mửa nhiều trong 1 hoặc 2 ngày. Bệnh này rất dễ lây và có thể lây lan nhanh chóng trên khắp cả tàu du lịch. Mọi người có thể bị nhiễm bệnh do ăn phải thức ăn, uống nước bị nhiễm hoặc chạm phải những chỗ có vi rút. Trước khi bạn mua vé tàu du lịch, hãy kiểm tra xem tàu của bạn đã được kiểm tra về độ an toàn và sức khỏe bởi cơ quan y tế liên quan chưa.

Chuẩn bị gì cho chuyến du lịch ra nước ngoài?

Nếu bạn đang có kế hoạch đi nước ngoài trong khi mang thai, hãy hỏi bác sĩ của bạn để được tư vấn có nên đi hay không, cũng như các bước cần thực hiện trước chuyến đi. Bạn cũng có thể tham khảo thông tin của Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật (CDC: Centers for Disease Control and Prevention) về các cảnh báo, lời khuyên cho chuyến đi an toàn cũng như cập nhật các loại vắc xin cần thiết trước khi nhập cảnh ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong thai kỳ, bạn không nên đi du lịch đến những khu vực có nguy cơ mắc bệnh sốt rét như ở châu Phi, Trung và Nam Mỹ, châu Á.

Những điều cần biết khi đi du lịch ra nước ngoài

Khi đi du lịch ra nước ngoài, hãy thực hiện những điều sau:

  • Loại nước an toàn nhất để uống là nước máy đã được đun sôi trong 1 phút (3 phút nếu ở độ cao hơn 1829m). Nước đóng chai an toàn hơn nước máy chưa đun sôi, nhưng vì không có tiêu chuẩn cho nước uống đóng chai, nên không có gì đảm bảo rằng nó không chứa các vi trùng có thể gây bệnh. Đồ uống có ga và đồ uống chế biến từ nước đun sôi là loại nước an toàn để uống.
  • Không cho nước đá làm từ nước chưa đun sôi vào nước uống của bạn. Không uống từ cốc được rửa bằng nước chưa đun sôi.
  • Tránh các loại trái cây tươi và rau quả, trừ khi chúng đã được nấu chín hoặc tự tay bạn đã bóc vỏ.
  • Không ăn thịt hoặc cá sống, chưa được nấu chín.

Những chăm sóc y tế nào phải chuẩn bị trước khi đi du lịch trong thai kỳ?

Nếu bạn đang đi du lịch trong nội địa, hãy xác định vị trí các bệnh viện gần nhất hoặc phòng khám y tế ở nơi bạn đang định tới. Nếu bạn định đi du lịch nước ngoài, Hiệp hội quốc tế về hỗ trợ y tế cho du khách (IAMAT) có một danh mục các bác sĩ trên toàn thế giới. Các bác sĩ ở nước bạn sắp tới có thể không nói được tiếng Anh, do đó hãy mang theo một cuốn từ điển. Một lời khuyên nữa cho bạn là có thể đăng ký với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của bạn tại nơi đó sau khi bạn đến nơi. Các cơ quan này có thể hữu ích nếu bạn cần phải về nước ngay trong trường hợp khẩn cấp.

Xem thêm bài viết Những lưu ý cho phụ nữ mang thai khi đi du lịch của BS. Phạm Thanh Hoàng

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/-/media/For-Patients/faq055.pdf?dmc=1&ts=20141014T1100258617

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. Nguyễn Thúy Hồng - BS. Lê Thanh Nhã Uyên
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều cần biết khi mang thai ( đặc biệt dành cho thanh thiếu niên)

(18)
Chăm sóc tiền sản là gì? Chăm sóc tiền sản là chăm sóc sức khỏe trong khi bạn đang mang thai. Điều này bao gồm chăm sóc y tế, giáo dục và tư vấn. Bạn càng ... [xem thêm]

Các nguyên nhân thai lưu

(50)
Một tỷ lệ lớn thai lưu xảy ra ở những thai nhi khỏe mạnh và nguyên nhân thường không giải thích được. Các nguyên nhân thai lưu Chức năng nhau thai ... [xem thêm]

Vitamin trong thai kỳ

(57)
Biên dịch: Nguyễn Thúy Vân – Phạm Thiên Trang Hiệu đính: ThS.BS. Trần Mạnh Linh Các khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kỳ: Vitamin A Vitamin A, thuộc nhóm vitamin tan ... [xem thêm]

Bài 43 – Có thai sau 35 tuổi

(38)
Phụ nữ có con muộn ngày càng nhiều, điều này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân. Cũng dễ hiểu, ngoài học hành, phát triển bản thân, đóng góp cho xã ... [xem thêm]

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

(10)
Bạn cần khám gì trước khi mang thai? Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong khi mang thai là điều tất nhiên nhưng chưa đủ. Để có được những em bé hoàn hảo, các bà ... [xem thêm]

Trầm cảm khi mang thai

(26)
Biên dịch: Nguyễn Văn Anh, Trần Thị Mỹ Hạnh Hiệu đính: BS. Hoàng Bảo Nhân “Trẻ em có mẹ bị trầm cảm khi mang thai có nhiều khả năng bị chậm phát ... [xem thêm]

Cuộc sống sau ung thư – Mang thai sau điều trị ung thư

(69)
Người dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Nếu bạn là người sống sót sau ung thư, có con có thể là một quyết định khó khăn cho ... [xem thêm]

Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai

(86)
Thế nào là bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai? Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai là các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN