Huyết khối tĩnh mạch sâu

(3.5) - 73 đánh giá

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một tình trạng mà trong đó các cục máu đông (huyết khối) hình thành trong tĩnh mạch sâu ở chân hoặc các khu vực khác của cơ thể. Tĩnh mạch là những mạch máu mang máu từ các mô của cơ thể đến tim. Tĩnh mạch sâu nằm sâu trong cơ thể, cách xa bề mặt của da.

Huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân (Nguồn ảnh: vascularsurgical.com)

Máu đông hình thành như thế nào trong tĩnh mạch?

Đông máu là một quá trình bình thường giúp ngừng chảy máu, như khi bạn bị đứt tay chẳng hạn. Máu đông cũng có thể hình thành nếu

  • Lưu lượng (tốc độ dòng máu chảy) máu quá chậm
  • Nội mạc (lớp lót trong cùng) của tĩnh mạch bị hư hỏng
  • Có vấn đề trong máu làm hình thành máu đông dễ dàng hơn

Khi máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu, lưu lượng máu trong tĩnh mạch chậm lại và làm các tĩnh mạch bị sưng lên. Nếu một phần cục máu đông bị vỡ ra và di chuyển tự do trong máu đến các mạch máu ở phổi gây tắc nghẽn, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Tình trạng này được gọi là thuyên tắc phổi và có thể gây tử vong. Gần một phần ba những người có huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ bị thuyên tắc phổi. Điều quan trọng là cần phát hiện và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu sớm để ngăn chặn thuyên tắc phổi.

Ai có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu?

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng có một số yếu tố có thể làm nguy cơ này tăng lên. Nếu có nhiều hơn 1 yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ hơn nữa. Các tình trạng có thể làm tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm:

  • Phẫu thuật
  • Chấn thương
  • Bất động hoặc ít di chuyển một thời gian dài (nghỉ ngơi tại giường, ngồi lâu trong chuyến đi chơi hay khi công tác xa bằng xe hơi hoặc máy bay)
  • Điều trị ung thư và ung thư
  • Từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu trước đây
  • Lớn tuổi
  • Đang mang thai và 4-6 tuần sau khi sinh
  • Sử dụng các phương pháp ngừa thai có chứa estrogen hoặc liệu pháp bổ sung nội tiết trong thời kỳ mãn kinh
  • Một số bệnh, bao gồm suy tim, viêm ruột và một số rối loạn ở thận
  • Béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Suy tĩnh mạch
  • Khi phải đặt ống trong tĩnh mạch chính (chẳng hạn để truyền thuốc trong một khoảng thời gian nhất định)
  • Bị hội chứng tăng đông, một trong những bệnh nguy hiểm trong đó quá trình đông máu không diễn ra bình thường

Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu

Trước và sau khi phẫu thuật

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để ngăn ngừa cục máu đông hình thành trước hoặc sau khi phẫu thuật. Bạn cũng có thể được tư vấn ngưng dùng một số loại thuốc nào đó trước khi phẫu thuật. Tại bệnh viện, bạn có thể mang vớ thun đặc biệt hoặc giày bơm hơi.

Các thiết bị này giúp co bóp cơ bắp để kích thích máu lưu thông. Bạn có thể phải đeo chúng tận cho đến khi xuất viện. Nhân viên y tế có thể sẽ hướng dẫn bạn cần đứng dậy và tập đi lại ngay sau khi làm thủ thuật. Chân hoặc chân giường của bạn có thể được nâng lên.

Trong khi mang thai

Nếu bạn đang mang thai, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị khác để ngăn chặn huyết khối tĩnh mạch sâu nếu bạn có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Gia đình có người từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Mắc phải hội chứng tăng đông do di truyền
  • Cần nghỉ ngơi tại giường
  • Có khả năng phải mổ lấy thai

Nếu bạn được kê toa thuốc phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn để bảo đảm bạn uống thuốc đúng cách cũng như hướng dẫn những gì bạn nên tránh khi đang dùng thuốc.

Khi có một chuyến đi dài

Khi lập kế hoạch một chuyến đi dài, các bước phòng ngừa sau đây được khuyến cáo, đặc biệt là nếu bạn đang mang thai hoặc có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu khác:

  • Uống nhiều nước.
  • Mặc quần áo rộng rãi.
  • Đi bộ và duỗi cơ trong khoảng thời gian thường xuyên (ví dụ, khi đi du lịch bằng xe hơi, hãy ngừng lại thường xuyên để ra ngoài và căng duỗi chân).
  • Vớ thun đặc biệt giúp ép cẳng chân có thể giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Tuy nhiên, bạn cần thảo luận trước với bác sĩ trước khi mang thử, vì một số người không nên mang loại vớ này (ví dụ, những người có bệnh tiểu đường hoặc có vấn đề lưu thông máu).

Dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Chỉ có khoảng một nửa số người bị huyết khối tĩnh mạch sâu có biểu hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu và triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu có thể ở mắt cá chân, bắp chân hoặc ở đùi bao gồm:

  • Ấm hoặc mềm
  • Đau hoặc sưng đột ngột
  • Đỏ da
  • Đau liên tục trong một chân khi đứng hoặc đi bộ

Những dấu hiệu thuyên tắc phổi là gì?

Thuyên tắc phổi có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây, bạn nên báo với bác sĩ hoặc đến ngay khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất:

  • Ho đột ngột và có thể ho ra máu
  • Hụt hơi đột ngột
  • Đau ở xương sườn khi thở
  • Đau ngực dưới vú hoặc ở một bên ngực
  • Cảm giác nóng, đau hoặc nặng ở ngực
  • Thở nhanh
  • Nhịp tim nhanh

Làm thế nào để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu?

Các xét nghiệm sau đây được sử dụng để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu:

  • Xét nghiệm máu – Bạn có thể kiểm tra các rối loạn máu mà được biết là làm tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Siêu âm Doppler – Thiết bị cầm tay được đặt trên tĩnh mạch sử dụng sóng siêu âm để kiểm tra lưu lượng máu. Bác sĩ có thể đè, ép mạch máu hoặc dùng một số biện pháp để kiểm tra xem các tĩnh mạch có phản ứng bình thường hay không. Xét nghiệm này thường được sử dụng để phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) – MRI là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh đặc biệt, có thể hiển thị các cục máu đông ở chân hoặc khung xương chậu.
  • Chụp tĩnh mạch (Venogram) – Trong thử nghiệm này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc nhuộm vào tĩnh mạch của bạn và tiến hành chụp X quang. Thuốc nhuộm này giúp xác định được có máu đông trong tĩnh mạch của bạn hay không.

Ngoài ra, nếu nghi ngờ có máu đông ở phổi, bác sĩ có thể tiến hành thêm các xét nghiệm khác như:

  • Chụp vi tính cắt lớp xoắn ốc (CT) – Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh này giúp kiểm tra xem có cục máu đông nào đến phổi hay không.
  • Quét thông khí/ tưới máu (V/Q) Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh này kiểm tra xem không khí và máu di chuyển qua phổi như thế nào. Nó được sử dụng để chẩn đoán thuyên tắc phổi.

Làm thế nào để điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu?

Huyết khối tĩnh mạch sâu thường được điều trị bằng thuốc. Thuốc có thể bao gồm thuốc chống đông máu để ngăn ngừa tạo cục máu đông hoặc một loại thuốc ít được sử dụng hơn là thuốc ly giải cục máu đông nhằm làm tan chúng.

Giải thích thuật ngữ

  • Mổ lấy thai: Sự ra đời của một em bé thông qua vết rạch ở bụng của người mẹ và tử cung.
  • Estrogen: Một nội tiết tố nữ sản xuất trong buồng trứng.
  • Liệu pháp hormone: điều trị với estrogen và thường là progestin để giảm bớt một số triệu chứng gây ra do nồng độ estrogen và progestin giảm thấp
  • Hội chứng tăng đông (Thrombophilia): Một nhóm bệnh trong đó quá trình đông máu không diễn ra bình thường

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/-/media/For%20Patients/faq174.pdf?dmc=1&ts=20141005T2313489009

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - BS. Nguyễn Thị Ngọc Nhân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài 47 – Đau lưng trong thai kỳ

(78)
Những nguyên nhân có thể Căng các cơ vùng lưng Cơ vùng bụng yếu Các nội tiết tố khi có thai Trong những nguyên nhân thường gặp kể trên thì căng dãn các cơ ... [xem thêm]

Bài 25 – Những chuẩn bị khi tính chuyện có thêm em bé

(89)
Khi đứa con đầu của bạn đã bắt đầu lớn dần, khi ở nhà bắt đầu râm ran câu chuyện về một em bé nữa, bạn sẽ tự hỏi “đây là lúc thích hợp ... [xem thêm]

Bài 35 – Có thể bạn đang có thai?

(93)
Hôm nay dở khóc dở cười với mấy chị có thai sớm mà không biết, rồi đi chích ngừa, đi khám sức khoẻ tổng quát cần chụp X quang, uống thuốc thanh lọc cơ ... [xem thêm]

Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Rebozo

(86)
Rebozo Rebozo là dạng “đồ” có thể dùng trong suốt thai kỳ và khi sinh để thư giãn và giàm đau. Những người giúp đỡ có thể xoa bóp thông qua việc quấn ... [xem thêm]

Du lịch trong thai kỳ

(37)
Thời gian nào tốt nhất để đi du lịch trong thai kỳ? Thời gian tốt nhất để đi du lịch có lẽ là giữa thai kỳ của bạn, trong khoảng tuần thứ 14 đến tuần ... [xem thêm]

Chảy máu âm đạo sau sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ?

(83)
Sau khi sinh thường hoặc sinh mổ, bạn sẽ bị chảy máu và xuất tiết âm đạo. Điều này được gọi là chảy máu từ tử cung sau sinh. Đó là cách mà cơ thể ... [xem thêm]

Những điều cần biết về thuốc tránh thai

(38)
Thuốc ngừa thai hoạt động như thế nào? Các loại thuốc tránh thai có chứa những hormon làm cho sự rụng trứng không xảy ra. Những hormon này cũng gây nên ... [xem thêm]

Những lưu ý cho phụ nữ mang thai khi đi du lịch

(17)
Sắp đến Tết, nhiều người sẽ lên kế hoạch về quê hay đi du lịch, trong đó cũng có những phụ nữ mang thai. Bài viết dưới đây là những lưu ý cho phụ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN