Chấy rận (chí rận)

(4.2) - 100 đánh giá

Định nghĩa

Chấy rận (chí rận) là gì?

Chấy rận, hay còn gọi là chí rận, là động vật ký sinh rất nhỏ, không cánh sống ký sinh bằng máu của bạn. Chấy rận dễ lây lan trên cơ thể hoặc quần áo và gây viêm da (đỏ, ngứa, sưng) gọi là bệnh chấy rận. Chấy rận được chia làm 3 loại bao gồm:

  • Chấy: sống ở da đầu của bạn;
  • Rận: loài này thường sống ở trên quần áo, trên giường và sẽ di chuyển lên da của bạn để hút máu; Chúng thường thấy ở những người không thể tắm hoặc giặc đồ thường xuyên;
  • Rận mu: thường thấy trên da và lông ở vùng mu. Ngoài ra rận mu cũng có thể được tìm thấy trên lông ngực, lông mày hoặc lông mi.

Những ai thường mắc phải chấy rận (chí rận)?

Chấy rận phổ biến nhất ở trẻ em. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấy rận (chí rận) là gì?

Các triệu chứng thường biến mất sau vài ngày điều trị. Chúng bao gồm:

  • Ngứa dữ dội;
  • Cảm giác có con gì bò trên tóc;
  • Nổi mẩn đỏ;
  • Đau nhức da đầu;
  • Chấy rận xuất hiện trên da đầu, cơ thể, quần áo của bạ Con trưởng thành có thể có kích thước của một hạt mè hoặc lớn hơn một chút.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Thông thường, bạn có thể loại bỏ chấy bằng các bước tự chăm sóc bao gồm sử dụng dầu gội có công dụng đặc biệt để tiêu diệt chấy rận.

Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ nếu:

  • Dầu gội đặc trị không thể diệt chết chấy, bác sĩ có thể kê toa dầu gội có hiệu lực mạnh hơn;
  • Bạn đang mang thai và không sử dụng bất kỳ loại dầu gội chống chấy rận cho đến khi bạn gặp bác sĩ;
  • Bạn có các nốt ban bị nhiễm trùng hoặc bị trầy da do gã

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh chấy rận (chí rận) là gì?

Bạn có thể bị chí rận nếu tiếp xúc với chúng hoặc trứng của chúng. Trứng chấy sẽ nở trong khoảng hai tuần. Chấy rận thường lây lan qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp đầu với đầu và cơ thể với cơ thể. Thường xảy ra ở trẻ em hoặc các thành viên trong cùng một gia đình;
  • Dùng chung lược, quần áo hoặc mũ với người bị chấy;
  • Để quần áo chung với nhau;
  • Tiếp xúc qua các nội thất có chấy rận sinh sống như giường ngủ… Chấy rận có thể sống hai ngày bên ngoài cơ thể vật chủ;
  • Rận mu lây truyền bằng quan hệ tình dục

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh chấy rận (chí rận)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chí rận, bao gồm:

  • Học sinh học ở trường có nguy cơ lây nhiễm cao hơn do tiếp xúc trực tiếp với nhiều người;
  • Quan hệ tình dục không an toàn thường xuyên;
  • Ít vệ sinh thân thể;
  • Lâu giặt quần áo;
  • Ít vệ sinh phòng ốc, ra trải giườ

Điều trị

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chấy rận (chí rận)?

Bạn có thể diệt chấy bằng cách dùng kem, lotion hoặc dầu gội tẩm thuốc lên vùng bị chấy. Một số loại bao gồm permethrin (Nix ® , Elimite ® ) dùng một lần; pyrethrins (Rin ® , R và C ® , A-200 ® ) dùng trong 7 ngày và lindane (Kwell ® , theo kê toa) dùng trong 7 ngày.

Bạn cũng có thể diệt chấy trên da đầu bằng lược đặc biệt và bắt chấy hoặc trứng còn sót loại bằng ngón tay hoặc nhíp. Kính lúp có thể giúp bạn thấy rõ trứng và chấy. Bạn nên kiểm tra lông mi xem có chấy và trứng chấy hay không.

Đi kèm với việc điều trị bạn nên tự chăm sóc bản thân mình để chấy rận không còn quay trở lại. Hãy đảm bảo trứng chấy đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi quần áo, đồ dùng cá nhân, giường và nội thất.

Bạn chỉ nên dùng các loại thuốc diệt chấy khi đã được hướng dẫn đầy đủ. Sử dụng quá liều thuốc có thể khiến bạn nổi mẩn đỏ và ngứa da.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh chấy rận (chí rận)?

Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh và làm xét nghiệm, chú ý đặc biệt đến da đầu và dùng kính lúp. Bác sĩ còn có thể dùng phương pháp chiếu sáng đặc biệt gọi là đèn Wood để tìm trứng chấy.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chấy rận (chí rận)?

Những việc NÊN làm giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh:

  • Báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai.
  • Kiểm tra đầu của tất cả thành viên trong gia đìnhđể ngăn chặn sự lây nhiễm chấ
  • Gọi cho bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 1 tuầ
  • Tránh để dầu gội trị chấy dính vào mắ
  • Giữ trẻ tránh xa trường học, nhà trẻ hoặc khu cắm trại cho tới khi bác sĩ cho phé
  • Giặt quần áo, giường chiếu, gối, thú nhồi bông và đồ nội thất bằng vải sử dụng khi bị chấy rậ Giặt với nước nóng 55 o C trong 20 phút, sấy khô bằng máy sấy nóng. Lau dọn nhà cửa. Để quần áo không thể giặt vào một túi nhựa đóng kín trong 2 tuần trước khi giặt khô.
  • Ngâm lược và bàn chải ít nhất 1 tiếng trong dầu gội trị chấy, thuốc sát trùng, nước nóng hoặc cồn sát trùng vết thươ
  • Gọi bác sĩ nếu thành viên trong gia đình hoặc bạn tình có triệu chứng bị chấy hoặc triệu chứng quay trở lại sau khi điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư thanh quản

(12)
Tìm hiểu chungUng thư thanh quản là bệnh gì?Ung thư thanh quản là một dạng ung thư biểu mô trong thanh quản. Thanh quản nằm ở phía trước của cổ, ngay phía trên ... [xem thêm]

Nhiễm trùng da

(41)
Tìm hiểu chung về bệnh nhiễm trùng daNhiễm trùng da là gì?Da đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh. Vì thường xuyên ... [xem thêm]

Thuyên tắc ối

(45)
Tìm hiểu chungThuyên tắc ối là bệnh gì?Bệnh thuyên tắc ối là tình trạng trong đó nước ối, tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh vụn khác xâm nhập vào máu ... [xem thêm]

Tâm thần phân liệt

(34)
Tìm hiểu chungTâm thần phân liệt là bệnh gì?Tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần mãn tính nghiêm trọng gây nhiễu loạn suy nghĩ. Tư duy người bệnh trở nên ... [xem thêm]

Bệnh siro niệu

(20)
Tìm hiểu chung về bệnh siro niệuBệnh siro niệu là gì?Bệnh siro niệu là một rối loạn di truyền, trong đó cơ thể không xử lý được một số axit amin như ... [xem thêm]

Sốt thấp khớp

(74)
Tìm hiểu chungSốt thấp khớp là bệnh gì?Sốt thấp khớp ( hay bệnh thấp tim và thấp khớp cấp) là tình trạng viêm ở tim, hệ thần kinh, da và khớp sau khi bị ... [xem thêm]

Nám da

(15)
Tìm hiểu chungNám da là bệnh gì?Bệnh nám da là một vấn đề da phổ biến, gây ra các mảng màu nâu đến màu xám nâu trên mặt. Hầu hết mọi người bị tình ... [xem thêm]

Mọc thừa răng

(55)
Tìm hiểu chungMọc thừa răng là bệnh gì?Mọc thừa răng là một tình trạng răng miệng khi số lượng răng của bạn trở nên quá nhiều. Số lượng tiêu chuẩn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN