Chảy máu âm đạo sau sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ?

(4.31) - 83 đánh giá

Sau khi sinh thường hoặc sinh mổ, bạn sẽ bị chảy máu và xuất tiết âm đạo. Điều này được gọi là chảy máu từ tử cung sau sinh. Đó là cách mà cơ thể bạn loại bỏ sạch máu và những mô thừa trong tử cung – đã từng giúp em bé phát triển.

Chảy máu nhiều nhất trong vài ngày đầu sau sinh. Nhưng nếu chảy máu nhiều vẫn tiếp tục sau đó, có thể bạn cần phải liên hệ với bác sĩ.

Dấu hiệu bình thường

Máu từ âm đạo sẽ có màu đỏ tươi, bạn có thể thấy một số cục máu đông trong vài ngày đầu sau khi sinh và số lượng máu cục thường không vượt quá 1/4 lượng máu chảy ra. Ban đầu, bạn phải mặc tã thấm máu, nhưng sau đó bạn sẽ có thể sử dụng một miếng băng vệ sinh thông thường. Bạn có thể bị chảy máu nhiều hơn một chút khi bạn đưa em bé về nhà. Điều này có thể là do bạn di chuyển nhiều. Nếu điều này xảy ra, hãy thử dừng chân và nghỉ ngơi một chút.

Cũng là điều bình thường nếu đôi khi bạn cảm thấy có một dòng máu chảy ra khi bạn đứng. Điều này là do cấu tạo của âm đạo của bạn. Máu được giữ trong một cấu trúc giống như một chiếc cốc trong khi bạn đang ngồi hoặc nằm. Khi bạn đứng dậy, máu sẽ chảy ra ngoài theo trọng lực.

Sau khoảng 10 ngày, bạn sẽ thấy ít máu hơn. Bạn có thể bị chảy máu nhẹ hoặc chấm máu nhỏ trong tối đa 6 tuần sau khi sinh. Bạn chỉ có thể sử dụng băng vệ sinh trong thời gian này. Băng vệ sinh dạng ống có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Chảy máu nhiều sau khi sinh được gọi là xuất huyết sau sinh, ảnh hưởng đến 5% phụ nữ sinh con. Tình trạng này thường xảy ra trong 24 giờ đầu sau khi sinh, nhưng nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong vòng 12 tuần đầu sau khi em bé của bạn chào đời.

Xuất huyết sau sinh rất nguy hiểm. Nó có thể làm giảm mạnh huyết áp. Nếu huyết áp giảm xuống quá thấp, các cơ quan trong cơ thể sẽ không được cung cấp máu đầy đủ. Đây là một tình trạng sốc và có thể dẫn đến tử vong. Đó là lý do tại sao việc nhận trợ giúp y tế ngay lập tức là rất quan trọng.

Hãy cho bác sĩ của bạn hoặc gọi 115 nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào sau đây:

  • Chảy máu đỏ tươi quá ba ngày sau khi sinh
  • Cục máu đông lớn hơn một quả mận
  • Chảy máu làm ướt nhiều hơn một băng vệ sinh trong một giờ và không giảm bớt hay dừng lại
  • Mờ mắt
  • Ớn lạnh
  • Da lạnh và ẩm
  • Tim đập loạn nhịp
  • Chóng mặt
  • Yếu
  • Buồn nôn
  • Cảm giác uể oải

Nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Bạn có thể có nguy cơ cao bị xuất huyết sau sinh nếu bạn:

  • Sinh nhiều con cùng một lúc (ví dụ như sinh đôi)
  • Có con lớn hơn 4 kg
  • Chuyển dạ trong một thời gian dài
  • Đã sinh con nhiều lần trước đó

Các điều kiện khác có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh. Bao gồm:

  • Sinh mổ – nguy cơ xuất huyết sau sinh cao hơn so với sinh thường
  • Rách ở âm đạo hoặc cổ tử cung trong khi sinh
  • Gây mê toàn thân – biện pháp này có thể được sử dụng nếu bạn sinh mổ
  • Oxytocin (Pitocin)
  • Tiền sản giật – huyết áp cao và protein trong nước tiểu phát triển trong thai kỳ
  • Béo phì
  • Các vấn đề ảnh hưởng đến nhau thai

Điều trị xuất huyết sau sinh như thế nào

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho xuất huyết sau sinh. Nguyên nhân gây chảy máu sẽ giúp bác sĩ quyết định điều gì là tốt nhất cho bạn.

Bác sĩ có thể:

  • Cung cấp cho bạn thuốc để giúp co tử cung
  • Xoa đáy tử cung
  • Loại bỏ các mảnh nhau thai vẫn còn trong tử cung
  • Thực hiện phẫu thuật mở bụng để tìm ra nguyên nhân chảy máu và cầm máu
  • Truyền máu
  • Thực hiện cắt tử cung
  • Cung cấp cho bạn một loại thuốc đặc biệt để cầm máu
  • Nhờ bác sĩ X quang tiến hành làm thuyên tắc động mạch tử cung, làm hạn chế lưu lượng máu đến tử cung
  • Sử dụng bong bóng Bakri được bơm vào bên trong tử cung và tăng áp lực để giúp làm chậm chảy máu

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/women/vaginal-bleeding-after-birth-when-to-call-doctor#1-2

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Thanh Hải - BS. Hoàng Bảo Nhân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Du lịch trong thai kỳ

(37)
Thời gian nào tốt nhất để đi du lịch trong thai kỳ? Thời gian tốt nhất để đi du lịch có lẽ là giữa thai kỳ của bạn, trong khoảng tuần thứ 14 đến tuần ... [xem thêm]

Bơm tinh trùng (IUI) là gì?

(96)
Bơm tinh trùng là kỹ thuật để điều trị hiếm muộn, bằng cách đặt tinh trùng vào trong buồng tử cung để tăng khả năng có thai. Mục đích của IUI là làm ... [xem thêm]

Bài 43 – Có thai sau 35 tuổi

(38)
Phụ nữ có con muộn ngày càng nhiều, điều này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân. Cũng dễ hiểu, ngoài học hành, phát triển bản thân, đóng góp cho xã ... [xem thêm]

Các lựa chọn khi mang thai: nuôi con, cho làm con nuôi, và phá thai

(14)
Chú thích của người dịch: bài này dịch từ trang bác sĩ gia đình của Mỹ, do đó có chứa các thông tin phù hợp với đời sống ở Mỹ mà có thể chưa có ở ... [xem thêm]

Chẩn đoán sẩy thai

(90)
Nếu thai phụ đến gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ sản khoa vì lí do xuất huyết âm đạo hoặc những triệu chứng của sẩy thai thì thai phụ sẽ được ... [xem thêm]

Ngân hàng máu dây rốn

(75)
Máu dây rốn là gì? Máu dây rốn hay còn gọi là máu cuống rốn, được lấy từ dây rốn hoặc nhau thai của trẻ ngay sau khi được sinh ra. Máu dây rốn chứa ... [xem thêm]

Béo phì và thai kỳ

(95)
Thế nào là chỉ số khối cơ thể? Chỉ số khối cơ thể (BMI, body mass index) là chỉ số được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, giúp đánh giá xem một ... [xem thêm]

Những lưu ý cho phụ nữ mang thai khi đi du lịch

(17)
Sắp đến Tết, nhiều người sẽ lên kế hoạch về quê hay đi du lịch, trong đó cũng có những phụ nữ mang thai. Bài viết dưới đây là những lưu ý cho phụ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN