Những lưu ý cho phụ nữ mang thai khi đi du lịch

(3.73) - 17 đánh giá

Sắp đến Tết, nhiều người sẽ lên kế hoạch về quê hay đi du lịch, trong đó cũng có những phụ nữ mang thai. Bài viết dưới đây là những lưu ý cho phụ nữ mang thai khi lên kế hoạch cho những chuyến đi xa.

Du lịch có an toàn trong thai kỳ?

Với hầu hết các thai phụ, du lịch, đi lại vẫn an toàn trong thai kỳ. Khi mà bạn và thai nhi đều khỏe mạnh, bạn có thể đi du lịch an toàn cho đến tuần thứ 36 của thai kỳ.

Khi nào là thời gian tốt nhất để đi du lịch khi mang thai?

Thời gian tốt nhất để đi du lịch là khoảng giữa của thai kỳ, từ tuần 14 đến tuần 28. Hầu hết các vấn đề của thai kỳ xảy ra ở quý đầu và cuối. Ở khoảng giữa thai kỳ, năng lượng của bạn được phục hồi, không còn nghén nữa và chuyện đi đứng vẫn còn dễ dàng. Bạn cần để ý đến cảm nhận của mình để tự giới hạn những hoạt động gây khó chịu.

Khi nào thì không nên du lịch khi mang thai?

Bạn không nên đi du lịch khi đang có các biến chứng khi mang thai, bao gồm tiền sản giật, ối vỡ sớm và chuyển dạ sanh non. Du lịch không phải là một ý kiến tốt khi mang đa thai.

Có nơi nào mà tôi cần tránh khi đi du lịch?

Bạn không nên tới những vùng đang có dịch Zika. Zika là 1 bệnh lây lan bởi muỗi và có thể gây một số dị tật bẩm sinh cho thai. Bạn cũng không nên đến những vùng có dịch sốt rét, những bệnh khác lây bởi muỗi có thể nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Tôi cần làm gì trước chuyến đi?

Có vài điều bạn có thể làm để đảm bảo chuyến đi được an toàn và thoải mái

  • Lên lịch khám, kiểm tra bởi Bác sĩ sản của bạn trước khi đi và khi về;
  • Bạn cần nhớ ngày dự sanh. Nếu có vấn đề về thai kỳ khi bạn đang đi du lịch, nhân viên y tế tại chỗ cần biết bạn đang ở tuần thứ mấy của thai kỳ;
  • Cần mang theo một số thuốc như: giảm đau, bộ sơ cứu (first aid kit), thuốc đang uống trong thai kỳ,…;
  • Bạn mất bao lâu để đến nơi. Lựa chọn phương tiện nhanh nhất thường là tốt nhất khi mang thai;
  • Nên xem xét mua bảo hiểm du lịch.

Thuyên tắc tĩnh mạch sâu là gì? Tại sao tôi phải quan tâm khi đi du lịch?

Thuyên tắc tĩnh mạch sâu là sự hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch ở chân hay ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Thuyên tắc tĩnh mạch sâu có thể gây ra tình trạng rất nguy hiểm khi cục máu đông bong ra mà di chuyển đến phổi. Thai kỳ làm tăng nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch sâu. Ngồi lâu, không di chuyển trong thời gian dài (như khi đi du lịch đường dài) cũng làm tăng nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch sâu. Nếu bạn lên kế hoạch cho một chuyến đi dài, hãy theo các bước dưới đây để giảm nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch sâu.

  • Uống nhiều nước;
  • Mặc đồ rộng rãi;
  • Thường xuyên đi lại, duỗi người hay vận động. Ví dụ, khi đi du lịch bằng xe hơi, hãy ngừng lại thường xuyên, xuống xe đi lại, duỗi người. Nếu đi du lịch bằng máy bay chặng dài, thỉnh thoảng hãy đi lại dọc lối đi trên máy bay.

Một số gợi ý khi bạn đi du lịch bằng xe hơi

Trong suốt chuyến đi, lựa chọn lộ trình ngắn nhất có thể. Luôn đeo dây an toàn (seat belt) trong suốt thời gian bạn ngồi trên xe. Dây ngang của seat belt đặt thấp dưới eo. Dây chéo của seat belt đặt bên hông bụng rồi băng ngang giữa ngực (giữa 2 vú). Dừng xe lại thường xuyên hơn để bạn có thể đi lại và duỗi thẳng chân.

Xem thêm bài An toàn khi sử dụng xe hơi cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ

Một số gợi ý khi bạn đi du lịch bằng máy bay

Luôn nhớ ngày dự sinh khi đặt lịch bay. Hoàn tất chuyến bay của bạn trước 36 tuần. Một số hãng bay đòi hỏi phải có giấy chứng nhận từ cơ sở y tế trước khi bay 1 tuần. Một số chuyến bay quốc tế đòi hỏi tuổi thai nhỏ hơn, có thể là trước 28 tuần. Bạn cần kiểm tra quy định bay của hãng trước khi lên kế hoạch.

Đặt chỗ, chọn ghế gần lối đi để bạn có thể đứng dậy và duỗi thẳng chân. Hãy làm điều đó mỗi 2 giờ. Cần tránh các nước uống có gas. Gas có thể giãn nở khi áp suất trong khoang máy bay giảm làm cho bạn khó chịu. Luôn cài dây an toàn.

Xem thêm bài Nên và không nên khi mang thai của BS. Lê Tiểu My

Một số gợi ý khi bạn đi du lịch bằng tàu thủy

Bạn nên chắc rằng hãng tàu có bố trí 1 bác sĩ hay y tá trên tàu. Bạn nên kiểm tra và tìm thông tin về các dịch vụ y tế ở các điểm dừng trên chuyến đi. Trước khi đi, hãy hỏi Bác sĩ sản của bạn về thuốc chống say tàu.

Để hạn chế bị lây nhiễm virus bởi các hành khách hay nhân viên trên tàu, cần rửa tay thường xuyên. Nếu bạn bị tiêu chảy và ói cùng lúc, hãy báo ngay.

Một số lưu ý khác

Khi bạn đi đến vùng khác, bạn có nguy cơ ăn phải thức ăn hay nước uống bị vấy bẩn, bạn có thể bị tiêu chảy do ăn đồ ăn tươi sống hay chưa nấu kỹ. Điều này có thể nghiêm trọng khi bạn mang thai. Nhiễm viêm gan A hay listeriosis, do ăn phải thức ăn không an toàn, có thể gây các biến chứng lên phụ nữ mang thai và thai nhi.

Nếu bạn bị tiêu chảy, cố gắng uống nhiều nước. Trước khi uống thuốc điều trị tiêu chảy, hãy hỏi Bác sĩ sản của bạn để chắc thuốc đó an toàn. Cách tốt nhất để phòng tránh là đừng ăn các thức ăn hay nước uống không an toàn.

Khi nào tôi cần phải đi khám ngay?

Bạn hãy đến bệnh viện ngay khi có một trong các dấu hiệu dưới đây:

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau bụng dưới hay cảm nhận được cơn gò tử cung
  • Ra nước âm đạo (vỡ ối)
  • Dấu hiệu của tiền sản giật (đau đầu không giảm, nhìn mờ, phù tay, mặt)
  • Ói hay tiêu chảy nhiều
  • Dấu hiệu của thuyên tắc tĩnh mạch sâu (đau ở một chân khi đứng hay đi, da vùng chân đỏ, sờ nóng, mềm, đau hay phù đột ngột)

Chúc bạn có những chuyến đi tốt lành!

Tài liệu tham khảo

  • Travel During Pregnancy – ACOG
  • Du lịch, đi lại trong thai kỳ – Dr. Phạm Thanh Hoàng
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Phạm Thanh Hoàng
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    HIV và phụ nữ

    (38)
    Sự nhiễm vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xảy ra như thế nào? Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xâm nhập vào dòng máu thông qua một vài chất ... [xem thêm]

    Lần trước bạn sinh mổ, lần này có sinh thường được không?

    (82)
    Lần trước sinh mổ lần này có sinh thường được không? Thưa bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi lần trước em sinh mổ thì lần này em có sinh thường được không? Cám ... [xem thêm]

    Đừng chườm nóng vùng bụng sau sinh

    (30)
    Hôm qua, đang trực thì được báo có 1 ca chảy máu nhiều sau sinh. Bệnh nhân, sau sinh mổ 3 tuần, vào viện với máu chảy ướt đẫm miếng tã lớn. Khám thấy tử ... [xem thêm]

    Tầm soát ung thư cổ tử cung

    (41)
    Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng để phát hiện những thay đổi của tế bào cổ tử cung có thể dẫn tới ung ... [xem thêm]

    Tập thể dục trong thai kì

    (35)
    Liệu có an toàn khi tập thể dục lúc mang thai? Nếu như bạn có sức khỏe tốt và quá trình mang thai bình thường thì việc tiếp tục hoặc bắt đầu hoạt động ... [xem thêm]

    Sữa mẹ màu hồng: Nhiễm serratia marcescens

    (63)
    Tóm tắt Đại cương: Sữa mẹ có thể chuyển màu do nhiễm Serratia marcescens – một loại vi khuẩn gây nên một số bệnh (bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, ... [xem thêm]

    Trầm cảm khi mang thai

    (26)
    Biên dịch: Nguyễn Văn Anh, Trần Thị Mỹ Hạnh Hiệu đính: BS. Hoàng Bảo Nhân “Trẻ em có mẹ bị trầm cảm khi mang thai có nhiều khả năng bị chậm phát ... [xem thêm]

    Những điều cần biết về trẻ sinh non

    (36)
    Trẻ sinh non là trẻ sinh trước 37 tuần. Trẻ có thể có nhiều vấn đề về sức khỏe, và cần nằm viện lâu hơn những trẻ sinh đủ tháng. Hàng năm, tỷ lệ ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN