Bài 35 – Có thể bạn đang có thai?

(4.06) - 93 đánh giá

Hôm nay dở khóc dở cười với mấy chị có thai sớm mà không biết, rồi đi chích ngừa, đi khám sức khoẻ tổng quát cần chụp X quang, uống thuốc thanh lọc cơ thể giảm cân gì đó.

Ngồi tính toán lại ngày kinh, người nhớ người không, kinh không đều, rồi ngày này em gần chồng, ngày kia xa chồng, khi này khi kia…

Tạm thời hẹn lại bài cách tính tuổi thai, giải quyết tình huống trước.

Các dấu hiệu của thai giai đoạn sớm

Hầu như bạn sẽ thấy “bình thường” nếu chưa trễ kinh, thậm chí là trễ kinh 1-2 tuần thì mọi việc vẫn êm đềm. Nhưng nếu chu kỳ kinh đều mà trễ kinh, bạn hãy nghĩ kỹ lại xem, mình có:

  • Căng ngực: đây là một trong những dấu hiệu sớm nhất. Nguyên nhân do sự thay đổi nồng độ nội tiết trong cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy căng ngực tương tự như những ngày sắp hành kinh. Hiện tượng đau, khó chịu sẽ giảm sau vài tuần.
  • Mắc tiểu thường xuyên: khi bạn có thai, thể tích máu trong cơ thể tăng lên, thận bạn phải làm việc nhiều hơn (lọc lượng máu lớn hơn), nên dẫn đến đi tiểu nhiều lần hơn. Khi thai lớn, tử cung chèn ép bàng quang, làm bàng quang chứa được ít nước hơn, lại gây ra việc mắc tiểu – đi tiểu liên tục.
  • Nôn – buồn nôn: không phải ai cũng có dấu hiệu này, nhưng nếu buồn nôn buổi sáng, hay chiều muộn, có thể là dấu hiệu của thai nghén.
  • Mệt mỏi: rất thường gặp, không ai giải thích được nguyên nhân mệt mỏi khi vừa có thai, một số tài liệu lại cho rằng do thay đổi nội tiết. Mệt dù không làm việc nhiều, buồn ngủ suốt, không muốn ăn…thường xuất hiện sớm khi vừa mới có thai.
  • Thay đổi cảm xúc: buồn vui bất chợt, hơi lo lắng, rồi lại vui vẻ. Thay đổi cảm xúc cứ liên tục trong ngày. Điều này cũng là là dấu hiệu đáng lưu ý nếu bạn nghi ngờ mình có thai.
  • Cảm thấy nặng nề, quần áo như chật hơn. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình cứ chậm chạp, mệt mỏi.

Nếu có các dấu hiệu trên, bạn có thể xác định có thai bằng nhiều cách. Cần nhấn mạnh rằng, ngoài trừ trễ kinh là dấu hiệu tin cậy trong trường hợp chu kỳ kinh đều, còn lại, có thể không hề có dấu hiệu nào khi bạn có thai. Hoặc ngược lại, bạn có đầy đủ dấu hiệu nhưng do sắp có kinh (căng ngực, cảm giác nặng nề) và bạn buồn bực, mệt mỏi vì việc gì khác, nên tốt nhất mình cần thêm bằng chứng khác.

Xét nghiệm xác định thai

  • Thử nước tiểu: que thử thai bán rộng rãi ở các nhà thuốc, thậm chí ở cửa hàng tiện lợi. Loại nào cũng có đầy đủ hướng dẫn, bạn cần thực hiện đúng các bước này, nếu không, kết quả không chính xác. Kết quả thử nước tiểu âm tính khi bạn thật sự có thai thường là do bạn thử quá sớm, khi nồng độ hCG chưa đủ trong nước tiểu. Nếu thử nước tiểu âm tính, sau một tuần vẫn chưa thấy kinh, bạn có thể thử lại lần nữa.
  • Xét nghiệm máu: chính là xét nghiệm nồng độ hCG, một loại nội tiết xuất hiện khi có thai. Bạn đến bệnh viện hay các dịch vụ xét nghiệm tại nhà, chừng 1-2 giờ là có kết quả. Kết quả xét nghiệm máu có giá trị hơn xét nghiệm nước tiểu vì 2 lý do:
    • Có thể đo được nồng độ hCG ngay cả khi rất thấp (5-10 mIU/mL)
    • Nồng độ hCG trong máu nhiều hơn trong nước tiểu
  • Chỉ cần 6-10 ngày sau khi rụng trứng và bạn có thai, xét nghiệm máu cũng có thể giúp xác định bạn có thai, ngay cả khi bạn chưa trễ kinh.

    Trước khi quyết định làm gì đó, mà có thể việc đó ảnh hưởng đến thai, không chắc mình có thai hay không, hãy xem như “CÓ THỂ MÌNH ĐANG CÓ THAI”

    Nhân tiện, bạn đừng chủ quan bởi hiện nay có rất nhiều bạn quan niệm sai lầm về cách tính ngày giao hợp, ngày rụng trứng và tuổi thai, mình sẽ sớm cung cấp thông tin cho bạn. Vì vậy, tốt hơn hết, trước khi sử dụng thuốc, chụp X quang, tiêm ngừa,…bạn cần chắc chắn mình không có thai rồi hẳn thực hiện.

    Tài liệu tham khảo

    https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1390358391060741

    Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bài 50 – Các xét nghiệm cần thực hiện trong thai kỳ

    (93)
    Xét nghiệm là một phần quan trọng của việc theo dõi thai kỳ. Mình ngại nhất là gặp các bà mẹ ở hai thái cực trái ngược: Một là, “xét nghiệm hết cho ... [xem thêm]

    U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là gì? Nó ảnh hưởng tới việc mang thai không?

    (75)
    Nhân xơ tử cung là gì? Hay còn gọi là u xơ tử cung, là một dạng u xơ xuất phát từ cơ tử cung. Đây là u lành tính (không phải ung thư). Một bệnh nhân có thể ... [xem thêm]

    Những điều cần biết về thuốc tránh thai

    (38)
    Thuốc ngừa thai hoạt động như thế nào? Các loại thuốc tránh thai có chứa những hormon làm cho sự rụng trứng không xảy ra. Những hormon này cũng gây nên ... [xem thêm]

    Nhiễm COVID-19 và thai kỳ

    (21)
    Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh Khả năng thai phụ bị biến chứng của COVID-19 giống như phụ nữ không mang thai Hiện chưa có bằng ... [xem thêm]

    Rối loạn di truyền

    (39)
    Gen là gì? Gen là một đơn vị vật chất di truyền nhỏ bé được gọi là DNA, điều khiển một số khía cạnh của cấu tạo vật chất con người hay một quá ... [xem thêm]

    Sinh mổ nhiều lần nguy hiểm như thế nào?

    (91)
    Nhiều bệnh nhân hỏi mình về vấn đề mổ lấy thai nhiều lần, 2-3 thậm chí 4 lần có nguy hiểm gì không? Mình post lên đây phần trả lời cho 1 chị bệnh nhân ... [xem thêm]

    Vaccine cúm và thai kỳ

    (33)
    Cúm là gì? Cúm là dạng cảm nặng. Thường xảy ra đột ngột. Triệu chứng có thể bao gồm: sốt, đau đầu, mệt, đau cơ, ho, đau họng. Cúm có thể gây ra một ... [xem thêm]

    Bài 33 – Bảo vệ bản thân khi có thai

    (66)
    Cái này sẽ hơi lạ với bạn phải không? Thật ra nói đầy đủ là bảo vệ mình khỏi nhiễm khuẩn khi có thai để tránh lây truyền cho bé. Trong phần Khám sức ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN