Hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể: Đâu là nguyên nhân?

(3.97) - 60 đánh giá

Cholesterol là hợp chất quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể, đóng vai trò trung tâm xây dựng màng tế bào. Tuy nhiên, bạn có thể bị mắc các bệnh về tim mạch nếu hàm lượng cholesterol cao.

Cholesterol là chất béo và có chức năng quan trọng với cơ thể. Cholesterol được tổng hợp ở tế bào gan, tuy nhiên nó cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm. Hàm lượng cholesterol trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thông thường nó chẳng có bất kỳ triệu chứng nào báo hiệu cơ thể bạn đang gặp nguy hiểm cả. Đó là lý do tại sao bạn cần tự điều chỉnh lượng cholesterol nạp vào cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao như hút thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, hoặc do những căn bệnh thường gặp như huyết áp cao, tiểu đường…

1. Lối sống không lành mạnh

Lối sống của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol trong máu. Dưới đây là những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Một số thực phẩm như gan, thận động vật và trứng có chứa chất béo bão hòa làm tăng cholesterol;
  • Ít vận động: Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gia tăng hàm lượng cholesterol “xấu” trong cơ thể;
  • Béo phì: Nếu chỉ số cơ thể (BMI) từ 30 trở lên, hàm lượng cholesterol trong cơ thể bạn đang ở mức cao đấy!
  • Uống nhiều rượu: Uống nhiều rượu trong thời gian dài sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol và triglyceride trong cơ thể;
  • Hút thuốc: Trong thuốc lá có chứa hóa chất gọi là acrolein. Chất này làm giảm cholesterol “tốt”, vận chuyển cholesterol từ chất béo lắng đọng vào gan, dẫn đến tắc nghẽn động mạch, từ đó gây xơ vữa động mạch.

Nếu bạn cảm thấy bản thân đang lặp lại những thói quen trên thì bạn cũng đừng vội lo lắng. Hãy cân nhắc đến lối sống thường ngày để xác định xem bạn có thể thay đổi điều gì để cải thiện tình trạng cholesterol nhé!

2. Bệnh khiến hàm lượng cholesterol cao

Những người mắc bệnh huyết áp cao và tiểu đường thường có hàm lượng cholesterol trong máu cao. Một số bệnh trạng khác cũng có thể làm gia tăng mức cholesterol trong cơ thể, bao gồm:

  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan;
  • Suy nhược tuyến giáp.

Điều trị các tình trạng bệnh kể trên có thể giúp giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể.

3. Yếu tố làm gia tăng cholesterol khác

Có một số yếu tố liên quan đến hàm lượng cholesterol cao, không thể thay đổi và làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Bác sĩ gọi đây là “các yếu tố cố định”. Những yếu tố này bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Nếu một hoặc một vài thành viên trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh mạch vành hoặc đột quỵ, khi đó khả năng hàm lượng cholesterol trong cơ thể bạn gia tăng là rất cao;
  • Tiểu sử gia đình về tình trạng liên quan đến cholesterol, chẳng hạn như trong gia đình bạn có bố mẹ, anh hoặc chị gái mắc các bệnh liên quan đến hàm lượng cholesterol cao;
  • Tuổi tác: Bạn càng lớn tuổi thì khả năng mắc bệnh xơ vữa động mạch càng cao;
  • Dân tộc thiểu số: Những người gốc Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka đều có nguy cơ bị đau tim do hàm lượng cholesterol cao rất phổ biến.

4. Tăng hàm lượng cholesterol máu ở gia đình

Tăng cholesterol máu trong gia đình là thuật ngữ y khoa về tình trạng cholesterol cao trong gia đình. Đó là do sự thay đổi gene được thừa hưởng từ cha mẹ, chứ không phải là do lối sống không lành mạnh. Những người bị tăng cholesterol máu từ khi sinh ra đã có hàm lượng cholesterol cao, dẫn đến sự phát sinh các vấn đề về tim như chứng xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch.

Khả năng một trong hai con của người mắc chứng cholesterol trong máu cao cũng gặp phải trình trạng tương tự như bố hay mẹ là 50%.

5. Triglyceride làm tăng cholesterol

Triglyceride là một dạng chất béo khác trong máu. Chất béo này hình thành trong gan và cũng được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, thịt và dầu ăn.

Nguyên nhân gây gia tăng hàm lượng triglyceride trong máu có thể là:

  • Thừa cân;
  • Chế độ ăn nhiều thực phẩm có mỡ hoặc đường;
  • Uống nhiều rượu;
  • Yếu tố di truyền;
  • Bị tiểu đường.

Những ảnh hưởng xấu của hàm lượng cholesterol cao trong máu thường không biểu hiện triệu chứng cụ thể. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện xem lượng cholesterol trong cơ thể bạn có cao hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để ngăn ngừa bệnh tật nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phù vô căn

(14)
Tìm hiểu chungPhù vô căn là gì?Phù là thuật ngữ y khoa dùng để mô tả tình trạng giữ nước, ứ nước trong cơ thể và gây sưng, phù nề. Còn “vô căn” ... [xem thêm]

Những lợi ích chữa bệnh bất ngờ từ bạc hà

(86)
Bạc hà là loại thảo mộc quen thuộc được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Lá bạc hà không chỉ được sử dụng làm gia vị trong các món ăn và đem ... [xem thêm]

Mãn kinh sớm: Bạn cần làm gì để vượt qua?

(80)
Phụ nữ mãn kinh sớm thường có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch, Parkinson, Alzheimer, rối loạn tâm thần, loãng xương… Vì vậy, bạn nên tìm cách ngăn ngừa ... [xem thêm]

9 vấn đề sức khỏe ở người cao tuổi không nên ngó lơ

(79)
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), trung bình những người sau 65 tuổi có thể sống thêm 19,3 năm nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cuộc ... [xem thêm]

Ung thư phổi khi mang thai có nguy hiểm không?

(51)
Tình trạng ung thư phổi khi mang thai đang dần trở nên phổ biến hơn. Mặc dù có nhiều rủi ro nhưng nhiều phụ nữ đã tiếp nhận điều trị bệnh và sinh con ... [xem thêm]

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?

(45)
“Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?” là một trong những mối quan tâm của người mắc phải căn bệnh này. Để ước đoán tiên lượng ... [xem thêm]

7 cách để cơn đau đầu gối không còn ảnh hưởng chuyện phòng the

(12)
Những cơn đau đầu gối có thể khiến những phút giây vốn nóng bỏng bỗng trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Thế nhưng, nếu có cách chăm sóc hợp lý và chọn ... [xem thêm]

Tìm hiểu để trị bệnh chàm dễ hơn, xóa đi sự khó chịu về bệnh

(65)
Chàm là một thuật ngữ để chỉ một số loại viêm da khác nhau. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da. Chàm không gây nguy hiểm, nhưng hầu hết các loại chàm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN