Khi thấy những dấu hiệu lạ ở trẻ sơ sinh, nhiều bố mẹ không biết nên rất hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, đó có thể là những điều bình thường ở trẻ sơ sinh.
Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi con, có thể bạn sẽ lạ lẫm và nghĩ rằng con có dấu hiệu bất thường như: phân su không có mùi, hình như con đang ngưng thở, con khóc không thấy nước mắt, trên người có nhiều vết bớt… Tuy nhiên, đó có thể là điều bình thường và bạn không cần phải lo lắng. Hãy cùng Chúng tôi nhận diện những dấu hiệu lạ nhưng lại là điều bình thường ở trẻ sơ sinh nhé.
1. Phân đầu đời của con không có mùi
Phân su của trẻ có chứa chất nhầy, lỏng, là những gì trẻ tiêu hóa khi còn trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh chưa có vi khuẩn đường ruột, nên phân bé chưa có mùi hôi. Ngay khi bạn cho con bú, vi khuẩn bắt đầu xuất hiện trong ruột của con. Sau đó, một ngày hoặc lâu hơn, phân của con sẽ chuyển thành màu xanh, vàng, nâu và có mùi quen thuộc.
2. Con yêu thỉnh thoảng sẽ ngưng thở
Khi ngủ, trẻ có thể ngưng thở khoảng 5 – 10 giây và điều này khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo sợ. Tuy nhiên, hơi thở không đều của trẻ lại là điều bình thường. Nếu quan sát thấy trẻ ngừng thở trong một khoảng thời gian dài và mặt tái xanh, bạn cần đưa con đến bệnh viện gấp. Khi hào hứng hay sau khi khóc, trẻ có thể thở 60 nhịp/phút.
3. Có vị giác
Dù trẻ sơ sinh có cùng số lượng bộ nhận cảm vị giác với trẻ nhỏ và người lớn, nhưng chúng kiểm soát nhiều vùng hơn bao gồm amidan và phần sau của cổ họng. Một đứa trẻ sơ sinh có thể nhận ra vị ngọt, đắng và chua nhưng không thể cảm nhận vị mặn cho đến khi chúng 5 tháng tuổi. Khi con bắt đầu ăn giặm, trẻ có xu hướng thích những món mà mẹ ăn trong lúc mang thai và cho con bú.
4. Khóc không có nước mắt
Trẻ sơ sinh bắt đầu khóc khoảng 2 –3 tuần mà không có nước mắt cho đến khi chúng 1 tháng tuổi. Buổi chiều tối là thời gian trẻ hay khóc nhất. Thông thường trẻ khóc không có lý do và bạn cũng không thể dỗ bé nín được. Tuy nhiên, sau 3 tháng, điều này sẽ tự biến mất.
5. Trẻ sơ sinh có vú
Khi trẻ được sinh ra, cả bé trai và gái đều có vú nhỏ và thậm chí là có một ít sữa rỉ ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ hấp thụ estrogen từ mẹ và điều này sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần. Bé gái còn có kinh nguyệt và kéo dài trong vài ngày.
6. Trẻ thích quay đầu sang phải
Chỉ 15% trẻ sơ sinh thích quay đầu sang trái, số còn lại thường quay đầu sang phải khi ngủ. Tuy nhiên, một số người lo lắng nếu quay đầu chỉ có một bên, con sẽ bị móp đầu, đầu không tròn hay bị vẹo cổ. Tình trạng quay đầu một bên chỉ kéo dài trong vài tháng và nó có thể giúp giải thích tại sao nhiều người thuận tay phải.
7. Có nhiều tế bào não hơn
Dù não của trẻ sẽ lớn hơn (gấp đôi kích thước trong năm đầu tiên) nhưng nó cũng đã có sẵn hầu hết những tế bào thần kinh. Nhiều nơ-ron thần kinh sẽ không bị thay thế ngay cả khi chúng chết. Sự liên kết giữa các tế bào thần kinh sẽ giảm khi trẻ lớn hơn. Điều này giúp trẻ tập trung nhưng không làm giảm sự sáng tạo của chúng.
8. Bé trai có sự cương cứng
Sự cương cứng ở trẻ thường xảy ra trước khi bé trai đi tiểu. Nguyên nhân của tình trạng này chưa được tìm hiểu rõ nhưng bạn không cần phải quá lo lắng. Bạn cũng có thể thấy điều này trong khi siêu âm trước khi trẻ chào đời. “Cậu nhỏ” của trẻ trông có vẻ to hơn khi chào đời là điều bình thường. Hormone của bé và mẹ đóng vai trò trong hiện tượng này, cũng như vết bầm và sưng của bé trong quá trình sinh nở.
9. Trẻ sợ chính mình
Trẻ sơ sinh dễ bị giật mình bởi những tiếng ồn, mùi hương mạnh mẽ, ánh sáng chói, thậm chí là với tiếng khóc của mình. Bạn sẽ nhận thấy điều này khi bé dang tay sang 2 bên, bàn tay mở ra sau đó nhanh chóng nắm lại và kéo về phía cơ thể mình. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất cân bằng và bạn nên cẩn thận để con không giật mình.
10. Một vài vết bớt sẽ biến mất
Những vết bớt của trẻ thường là những vùng màu hồng, xuất hiện ở trán, mí mắt, cánh mũi hay cổ. Thỉnh thoảng, trẻ có những vết bớt xanh ở lưng hay mông. Những vết bớt này sẽ tự biến mất trong vài năm.