Vì sao trẻ chưa dậy thì đã nổi mụn trứng cá?

(3.78) - 39 đánh giá

Mụn trứng cá đa phần ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì nhưng nó không chỉ là vấn đề của tuổi thanh thiếu niên. Kể cả trẻ chưa dậy thì cũng có thể bị nổi mụn. Vậy nguyên nhân là gì? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé!

Mụn trứng cá có thể xuất hiện sớm hơn ở trẻ khoảng từ 7 tuổi. Ở nhiều trẻ trước độ tuổi thiếu niên, mụn trứng cá có thể là dấu hiệu dậy thì đầu tiên (phát triển giới tính). Chẳng hạn, mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có thể xuất hiện trước giai đoạn phát triển ngực, mọc lông ở vùng mu và vùng dưới cánh tay cũng như việc có kinh nguyệt lần đầu ở các bé gái. Trong khi đó, ở các bé trai, mụn trứng cá có thể xuất hiện trước giai đoạn phát triển tinh hoàn và dương vật, mọc lông ở vùng mu và vùng dưới cánh tay hay hiện tượng vỡ giọng.

Nhiều trường hợp, mụn trứng cá còn xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ ở độ tuổi rất nhỏ. Khi điều này xảy ra,bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để đánh giá tình trạng của bé vì đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề khác nữa.

Mụn trứng cá ở giai đoạn trước tuổi dậy thì có khác với mụn ở tuổi dậy thì?

Mụn trứng cá là một vấn đề ít nghiêm trọng hơn đối với những trẻ trước tuổi dậy thì. Trẻ trong độ tuổi này thường bị mụn đầu đen và mụn đầu trắng (mụn không viêm), đôi lúc sẽ có mụn viêm đỏ, và thường tập trung ở vùng tiết bã nhờn nhiều như trán, dọc cánh mũi và trên cằm hay còn gọi là vùng chữ T của khuôn mặt. Ngoài ra, mụn cũng có thể có ở tai. Mụn không viêm thường là những nốt nhỏ và không bị viêm đỏ.

Tuy nhiên, một vài trẻ bị mụn tấn công nghiêm trọng dù chưa bước qua độ tuổi dậy thì. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ sẽ bị mụn nặng hơn về sau nên sự rất cần sự can thiệp điều trị sớm.

Những biện pháp điều trị mụn trứng cá có an toàn cho trẻ chưa tới giai đoạn dậy thì?

Đa phần các biện pháp điều trị mụn trứng cá không được tán thành cho những bệnh nhi dưới 12 tuổi (tuy nhiên có một vài sản phẩm trị mụn đã được chấp thuận cho trẻ từ 9 tuổi trở lên). Tuy vậy, phần lớn các biện pháp điều trị mụn trứng cá đã được kiểm chứng và thử nghiệm đầy đủ trên những trẻ ở tuổi dậy thì và thanh niên và được chứng minh là an toàn và có hiệu quả. Các biện pháp tương tự cũng đã được áp dụng an toàn và hiệu quả cho những trẻ chưa tới giai đoạn dậy thì trong nhiều năm.

Có nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Có nhiều vấn đề về da khác có thể trông giống như mụn trứng cá. Nếu có thắc mắc gì về chẩn đoán này, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu.

Bác sĩ nên đánh giá tình trạng mụn của bất kì trẻ nào trong độ tuổi từ 1 đến 7 vì mụn trứng cá ở nhóm tuổi này thường không bình thường và có thể là dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn. Nếu trẻ trong độ tuổi tiền dậy thì (7 tới 11 tuổi) hoặc đã dậy thì (12 tới 18 tuổi) bị mụn nhẹ và không gây ảnh hưởng nhiều thì có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc da phù hợp và đều đặn.

Tuy vậy, nhiều người lại cần các loại thuốc trị mụn chuyên biệt để giúp đánh tan những nốt mụn đáng ghét. Bác sĩ sẽ thông báo nếu trẻ nằm trong số đó. Nếu thuộc nhóm này, trẻ có thể được khuyến nghị sử dụng những loại thuốc bôi hoặc thuốc uống được kê đơn hay không kê đơn của bác sĩ. Nếu sử dụng hợp lý, những loại thuốc này sẽ mang lại hiệu quả cao.

Một vài yếu tố đặc biệt có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn biện pháp điều trị mụn:

  • Mức độ nặng nhẹ: Số lượng, loại mụn (mụn viêm hay không viêm) và mức độ viêm (nhẹ, vừa hoặc nặng);
  • Sẹo: Sẹo thường gặp khi tình trạng mụn nghiêm trọng nhưng cũng có thể xảy ra ở những trẻ chị bị mụn ở mức độ nhẹ;
  • Ảnh hưởng tâm lý: Trẻ trải qua những diễn biến tâm lý phức tạp do mụn hoặc chịu những lời châm chọc ác ý từ những đứa trẻ khác;
  • Chi phí thuốc trị mụn;
  • Loại da của bệnh nhi (da nhờn, da khô hay da hỗn hợp);
  • Những tác dụng phụ tiềm ẩn;
  • Sự dễ dàng hay phức tạp chung của quá trình hay loại thuốc điều trị.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đừng nhầm lẫn sởi và thủy đậu! Hãy xem chúng khác nhau thế nào

(55)
Sởi và thủy đậu đều là những bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Thủy đậu do virus varicella-zoster gây nên, còn sởi có nguồn gốc từ virus sởi.Cả sởi và ... [xem thêm]

Mẹo nhỏ để đối phó với những cơn đau vai khi mang thai

(83)
Đau vai khi mang thai là một trong những tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu. Do đó, bạn nên biết nguyên nhân gây đau vai và biện pháp giảm đau theo phương ... [xem thêm]

Phơi nhiễm chì do nghề nghiệp

(47)
Tôi có thể bị phơi nhiễm chì như thế nào? Chì có thể xâm nhập vào cơ thể theo hai cách: qua đường hô hấp (hít vào) và đường tiêu hóa (ăn vào). Bạn có ... [xem thêm]

3 loại khác nhau của hút thuốc lá thụ động

(15)
Hơn 30 năm trước, một bằng chứng khoa học đã kết luận rằng khói thuốc lá có ảnh hưởng đến sức khỏe của người không hút thuốc.Hút thuốc lá thụ ... [xem thêm]

6 cách đơn giản giảm chứng đau lưng cho mẹ

(66)
Việc sử dụng tinh dầu để giảm đau lưng là một gợi ý thú vị, biện pháp này có nhiều lợi ích về mặt chống viêm và chống co thắt.Theo các chuyên gia, cơn ... [xem thêm]

Khi người thân bị nhiễm HIV, bạn nên làm gì?

(79)
Khi người thân của bạn không may mắc phải căn bệnh HIV thì điều bạn cần làm chính là luôn dành thời gian để yêu thương, chăm sóc và hỗ trợ họ. Những ... [xem thêm]

Thimerosal và những điều bạn cần biết

(77)
Thimerosal là chất bảo quản thường thấy ở danh sách thành phần của vắc xin. Dù hợp chất thủy ngân này đã được chứng minh là vô hại đối với người ... [xem thêm]

Thụ tinh trong ống nghiệm và những điều bạn cần biết

(21)
Thụ tinh trong ống nghiệm có lẽ không phải là cụm từ xa lạ với các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đang mong muốn có con. Những chia sẻ dưới đây giúp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN