Ngủ chảy nước miếng là bệnh gì? Làm sao để hết?

(3.54) - 29 đánh giá

Mỗi khi thức dậy, bạn có thể thấy nước miếng dính ở các vùng gối, tai hay bên má. Ngủ chảy nước miếng (còn gọi là ngủ bị chảy dãi) làm không ít người cảm thấy khó chịu, mất vệ sinh, vậy làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này?

Ngủ chảy nước miếng là hiện tượng gì? Tình trạng này xảy ra khi có nước bọt dư thừa chảy ra từ miệng lúc ngủ và tất cả chúng ta chắc hẳn đều ít nhất đã từng trải qua tình trạng này. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cách làm sao để ngủ không bị chảy nước miếng.

Tại sao bạn ngủ chảy nước miếng?

Khi bạn ngủ, các cơ mặt và phản xạ nuốt hoàn toàn được thả lỏng khiến nước miếng tích lũy trong miệng. Do đó, khi nước bọt bị tích lũy quá nhiều, cơ mặt giãn ra, nước miếng sẽ bị chảy ra ngoài gây ra tình trạng ngủ bị chảy dãi. Vì vậy, đôi khi khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy gối ướt và có mùi khó chịu.

Ngủ bị chảy nước miếng là hiện tượng sinh lý tự nhiên. Tuy nhiên, chảy nước miếng quá mức có thể là một dấu hiệu của bệnh về hệ thần kinh hoặc tình trạng sức khỏe khác. Ngoài ra, những người đã có vấn đề với sức khỏe như đột quỵ, có xu hướng ngủ chảy nước miếng thường xuyên và nhiều hơn.

Việc ngủ chảy nước miếng xảy ra khá phổ biến cả ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bạn nên cảnh giác để xem ngủ hay chảy nước miếng là bệnh gì vì đó có thể là dấu hiệu một số loại bệnh đang nằm trong cơ thể bạn, đặc biệt là người cao tuổi.

Làm sao để ngủ không bị chảy nước miếng?

Ngủ chảy nước miếng khiến miệng của bạn bị khô và kèm theo chứng hôi miệng. Dưới đây là một số cách ngăn ngừa ngủ chảy nước miếng.

1. Làm sạch xoang mũi

Một trong những lý do chính khiến bạn ngủ bị chảy nước miếng là mũi bị tắc, khiến bạn phải hít thở qua miệng và có thể dẫn đến chảy nước miếng. Làm sạch và làm thông xoang mũi có thể giúp bạn tránh bị ướt gối mỗi đêm.

Dưới đây là một số cách có thể giúp làm sạch các xoang mũi của bạn:

  • Tắm vòi sen nóng có thể làm sạch mũi và thở dễ dàng vào ban đêm
  • Tinh dầu, đặc biệt là những loại có chứa bạch đàn, sẽ giúp bạn hít thở thoải mái và ngủ ngon hơn
  • Sử dụng các sản phẩm giúp làm sạch các xoang sẽ giúp thông mũi và cho phép luồng khí lưu thông tốt hơn.

Ngoài ra, bạn nên gặp bác sĩ và điều trị khi gặp phải các tình trạng như viêm mũi. Điều này có thể giúp bạn giảm thiểu những triệu chứng bệnh khó chịu và đặc biệt là ngủ chảy dãi.

2. Thay đổi tư thế ngủ

Đây là một cách dễ dàng cho bất cứ ai. Nằm ngửa khi ngủ là cách giúp bạn giữ nước bọt trong miệng và không chảy ra ngoài. Ngược lại, nếu bạn ngủ nằm nghiêng hoặc nằm sấp, nước bọt tích tụ sẽ chảy ra khỏi miệng khiến bạn dễ bị chảy nước miếng trong lúc ngủ.

3. Chữa chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn nghiêm trọng, biểu hiện bằng hơi thở của bạn không được lưu thông thuận lợi như mọi khi. Cơn ngưng thở khi ngủ sẽ làm cho giấc ngủ liên tục bị gián đoạn, làm bạn phải thức dậy vào ban đêm, và cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng hay buồn ngủ suốt cả ngày.

Ngủ hay chảy dãi và ngáy ngủ là những biểu hiện chính của việc ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào tương tự, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Hãy nhớ rằng các yếu tố như hút thuốc làm bạn tăng nguy cơ bị rối loạn ngưng thở khi ngủ và các vấn đề về hô hấp nói chung.

4. Sử dụng các thiết bị đặc biệt

Bác sĩ có thể tư vấn giúp bạn sử dụng thiết bị thích hợp thường đặt ở xương hàm dưới để giúp giảm tình trạng ngủ chảy nước miếng. Đây có thể là các thiết bị nha khoa khác nhau, giúp miệng đóng tốt hơn hoặc hạn chế tình trạng chảy nước miếng và giúp bạn ngủ ngon hơn.

5. Uống đúng loại thuốc

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy cân nhắc rằng nó sẽ không khiến cơ thể bạn sản xuất ra quá nhiều nước miếng. Một số thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị bệnh Alzheimer có thể khiến bạn ngủ chảy nước miếng do khiến cơ thể bạn sản xuất nước miếng quá nhiều.

6. Giữ đầu cao khi ngủ

Giữ đầu của bạn trên một cái gối cao hơn trong khi ngủ có thể làm giảm ngủ chảy dãi. Vì vậy, bạn hãy nhớ gối cao lên trước khi ngủ và chắc chắn rằng bạn cảm thấy thoải mái khi đặt gối vào vị trí như vậy.

7. Phẫu thuật để không còn ngủ bị chảy nước miếng

Đôi khi bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật và loại bỏ các tuyến nước bọt. Thủ thuật này được thực hiện khi bạn có những vấn đề thần kinh nghiêm trọng ẩn đằng sau hiện tượng ngủ bị chảy dãi.

Tất nhiên, trước khi thực hiện thủ thuật này, bất kỳ bác sĩ nào cũng sẽ thử các phương pháp không phẫu thuật trước và chỉ khuyên bạn phẫu thuật trong trường hợp những phương pháp đó không hiệu quả.

Ngủ chảy nước miếng không phải là vấn đề sức khỏe gì lớn, tuy nhiên nó gây nhiều vấn đề khó chịu làm bạn cảm thấy không thoải mái. Vì thế, bạn hãy cân nhắc các phương pháp ngăn ngừa ngủ chảy nước miếng và thăm khám bác sĩ khi cần thiết.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư phổi di căn đến xương nguy hiểm thế nào?

(23)
Ung thư phổi di căn đến xương là một tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 30–40% những người bị ung thư phổi tiến triển. Thực tế, tỷ lệ ... [xem thêm]

Khám phá các loại thuốc điều trị viêm xoang

(69)
Thuốc điều trị viêm xoang có rất nhiều nhóm với các cơ chế khác nhau. Do đó, nếu muốn lựa chọn và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả thì bạn cần tìm ... [xem thêm]

Đau vai có phải là dấu hiệu nhận biết ung thư phổi?

(74)
Thông thường, mọi người hay nghĩ đau vai sẽ liên quan đến những chấn thương về thể chất. Thế nhưng, đau vai có thể là một dấu hiệu nhận biết ung thư ... [xem thêm]

6 loại giày dép bạn mang có thể gây hại sức khỏe

(64)
Không chỉ giày cao gót mà một số loại giày dép bạn mang như giày đế bệt, giày thể thao hay dép xỏ ngón cũng gây ra một số vấn đề nghiêm trọng cho sức ... [xem thêm]

9 đặc điểm của phụ nữ hiện đại khiến đàn ông say đắm

(73)
Đã bao giờ tự hỏi đặc điểm của phụ nữ hiện đại như thế nào thì dễ quyến rũ cánh đàn ông trong lần gặp đầu tiên? Thật ra, mỗi người phụ nữ ... [xem thêm]

6 bí quyết cứu vãn kế hoạch ăn kiêng của bạn

(20)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

8 kiểu bệnh rối loạn ám ảnh thường gặp và cách điều trị

(29)
Mỗi bệnh nhân rối loạn ám ảnh sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Phương pháp điều trị bệnh cũng phải căn cứ vào biểu hiện và mức độ nghiêm ... [xem thêm]

Giúp mẹ bầu phân biệt giữa co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ

(36)
Đôi khi, những cơn đau co thắt khiến bạn nghĩ rằng sắp sinh em bé nhưng khi đến bệnh viện kiểm tra lại không phải. Thực ra đó chỉ là co thắt sinh lý.Khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN