Hiệu quả của vận động đối với bệnh cứng khớp gối

(3.91) - 55 đánh giá

Việc bị cứng khớp gối gây ra rất nhiều bất tiện cho người mắc phải khi thực hiện các hoạt động hằng ngày. Ngoài chế độ ăn uống, các bài tập thể chất cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng trên.

Khi khớp gối của bạn bị cứng, bạn không thể cử động thoải mái và linh hoạt như thường lệ. Bạn không thể thực hiện một số hoạt động hàng ngày. Trong những trường hợp cứng khớp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiếp tục các hoạt động và tập luyện. Tuy nhiên, bạn không biết bài tập nào là tốt cho đầu gối của mình. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn một số bài tập hiệu quả.

Giãn gân cơ đùi sau giúp giảm cứng khớp gối

Bài tập này có thể giúp bạn giảm đau, cải thiện biên độ vận động và ngăn ngừa chấn thương về sau ở khớp. Để bắt đầu bài tập này, bạn hãy nằm ngửa trên sàn.

  • Thư giãn cơ thể;
  • Sử dụng một tấm trải giường hoặc dây đeo vòng quanh chân trái;
  • Nâng cao chân và sử dụng dây đeo hoặc tấm trải giường để giữ chân thẳng;
  • Giữ vị trí này trong 30 giây. Bạn sẽ cảm thấy căng dọc cơ ở sau đùi. Bạn cũng cảm nhận một lực kéo ở sau đầu gối;
  • Từ từ hạ chân xuống;
  • Lặp lại hai lần với mỗi chân.

Bài tập cong đầu gối chủ động

Để bắt đầu bài tập này, nằm sấp và chân duỗi thẳng. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, hãy nằm trên thảm hoặc đặt một chiếc khăn mềm dưới đầu gối.

  • Gập đầu gối bị ảnh hưởng để nâng chân về phía mông. Nếu đầu gối bị đau, bạn có thể thử động tác này mà không gập gối nhưng nâng chân cao nhất có thể;
  • Nhẹ nhàng di chuyển chân lên, xuống;
  • Trở về vị trí ban đầu;
  • Lặp lại 8 đến 12 lần với mỗi chân, ngay cả khi đầu gối kia không cứng.

Bài tập giãn cơ tứ đầu đùi

Để bắt đầu bài tập này, bạn hãy nằm sấp xuống sàn nhà.

  • Móc một tấm trải giường hoặc dây đeo xung quanh cẳng chân của bạn (còn gọi là xương chày);
  • Gập đầu gối và sử dụng dây đeo hoặc tấm trải giường để kéo gót chân về phía mông. Bạn có thể cảm thấy căng ở phía trước đùi;
  • Giữ tư thế này trong 30 giây. Sau đó, thư giãn chân của bạn trong khi giữ tư thế này;
  • Lặp lại 2 đến 4 lần với mỗi chân.

Bài tập giãn cơ bắp chân

Để bắt đầu bài tập này, giữ một vật cứng như ghế, bàn hoặc tường để giữ thăng bằng.

  • Gập chân trái;
  • Với chân phải, bước từng bước ra sau và nhẹ nhàng kéo giãn chân này. Nhấn gót chân xuống nền. Bạn có thể cảm thấy căng chân phải;
  • Giữ tư thế này trong 20 giây;
  • Trở về tư thế bắt đầu;
  • Lặp lại hai lần với mỗi chân.

Bài tập nâng thẳng chân

Bài tập này có thể giúp tăng cường khớp gối. Để bắt đầu bài tập này, bạn hãy nằm ngửa trên sàn nhà.

  • Nâng cao thân trên và sử dụng khuỷu tay để hỗ trợ;
  • Nhẹ nhàng gập gối trái. Chân vẫn ở trên sàn;
  • Giữ chân phải thẳng;
  • Cố gắng kéo cơ đùi phải của bạn và từ từ nâng chân này lên;
  • Giữ tư thế này trong 3 giây;
  • Trong khi giữ cơ đùi phải của bạn căng, từ từ hạ chân phải xuống;
  • Lặp lại 10 lần;
  • Chuyển chân sau khi bạn lặp lại động tác 10 lần.

Tập luyện luôn luôn là cách điều trị tốt cho chứng cứng đầu gối nếu bạn áp dụng đúng bài tập. Hy vọng 5 bài tập đơn giản này có thể giúp bạn thả lỏng đầu gối bị cứng của mình. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ hay thắc mắc gì, bạn hãy đến gặp bác sĩ xương khớp hoặc bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống để tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 lời khuyên chăm sóc da sau khi thực hiện botox

(90)
Bạn có thể đã nghe nói rằng điều trị botox có thể làm giảm nếp nhăn và làm cho bạn trông trẻ hơn. Đây là phương pháp điều trị nhanh chóng mà có thể cho ... [xem thêm]

Bé 4 tháng tuổi phát triển như thế nào?

(27)
Bé 4 tháng tuổi là lúc bé có nhiều sự thay đổi về thể chất, các bạn cần có chế độ chăm sóc cho bé hợp lý ở giai đoạn này.4 tháng tuổi là giai đoạn ... [xem thêm]

Cắt bao quy đầu có làm giảm sự thăng hoa khi “yêu”?

(14)
Ắt hẳn bạn đã nghe nhiều bài báo khẳng định rằng nam giới cắt bao quy đầu sẽ ảnh hưởng đến cuộc yêu. Tuy nhiên, điều đó không hẳn là đúng. Những ... [xem thêm]

Cách phân biệt xuất huyết âm đạo với kinh nguyệt

(16)
Một số phụ nữ sẽ có hiện tượng chảy máu vùng kín ngay sau khi thụ thai. Tuy nhiên, việc xuất huyết âm đạo hay ra lấm tấm máu không hoàn toàn đồng ... [xem thêm]

Con bạn nên hay không nên ăn bắp cải?

(22)
Bắp cải vốn dĩ là món ăn khá quen thuộc trong mỗi bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Ngoài vị giòn, ngọt tự nhiên, loại rau này còn mang lại vô vàn những ... [xem thêm]

Các vết bầm từ đâu mà có?

(27)
Vết bầm xuất hiện do các mao mạch máu bị tổn thương làm cho các tế bào máu tràn vào các mô dưới da và hình thành các điểm màu xanh đen mà chúng ta thường ... [xem thêm]

Thuốc điều trị vô sinh ở nam giới

(46)
Ngày nay, y học ngày càng phát triển nên đã giải quyết được vấn đề vô sinh ở nam giới và suy giảm tuyến giáp là bệnh lý duy nhất được trị bằng ... [xem thêm]

Phẫu thuật giá âm đạo không căng

(10)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật giá âm đạo không căng là gì?Giá âm đạo không căng là phẫu thuật để điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Tiểu không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN