Parkinson thứ phát

(4.5) - 74 đánh giá

Tìm hiểu chung

Parkinson thứ phát là bệnh gì?

Parkinson thứ phát tương tự như bệnh Parkinson nhưng thực sự các triệu chứng được gây ra bởi một số loại thuốc nhất định, rối loạn hệ thần kinh hoặc bệnh khác. Bệnh Parkinson thứ phát cũng chỉ một nhóm các rối loạn có đặc tính tương tự như của bệnh Parkinson nhưng có nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Parkinson chỉ bất kỳ tình trạng nào có liên quan đến các vấn đề vận động của căn bệnh, bao gồm run, chuyển động chậm, cứng cánh tay và chân.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson thứ phát là gì?

Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson thứ phát bao gồm:

  • Biểu lộ nét mặt giảm;
  • Khó khăn trong việc di chuyển và kiểm soát vận động;
  • Khả năng vận động yếu hoặc liệt;
  • Giọng nói yếu;
  • Thân mình, cánh tay hoặc chân bị cứng;
  • Run;
  • Lẫn lộn và mất trí nhớ, vì nhiều bệnh gây ra chứng Parkinson thứ cấp cũng dẫn đến mất trí nhớ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Parkinson thứ phát?

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh Parkinson thứ phát. Những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Chấn thương não;
  • Bệnh thể Lewy lan tỏa (một loại chứng mất trí);
  • Viêm não;
  • HIV/AIDS;
  • Viêm màng não;
  • Teo cơ đa hệ thống;
  • Liệt trên nhân tiến triển;
  • Đột quỵ;
  • Bệnh Wilson.

Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn gây ra bệnh Parkinson thứ phát bao gồm:

  • Tổn thương não do các loại thuốc gây mê gây ra (chẳng hạn như trong khi phẫu thuật);
  • Ngộ độc khí carbon monoxide;
  • Một số loại thuốc dùng điều trị các rối loạn tâm thần hoặc buồn nôn;
  • Ngộ độc thủy ngân và các chất hóa học khác;
  • Sử dụng thuốc ngủ quá liều;
  • Tiêm MPTP (chất gây ô nhiễm trong một số loại ma túy đường phố) nhưng hiếm gặp.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh Parkinson thứ phát?

Bệnh Parkinson thứ phát có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson thứ phát?

Một số yếu tố điển hình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson thứ phát bao gồm:

  • Sống ở một nơi nơi tiếp xúc với độc tố như MPTP, khí carbon monoxide, mangan, xyanua, disulfua cacbon cũng như thuốc trừ sâu và hóa chất khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson thứ phát. MPTP là một độc tố đầu tiên gây ra bệnh Parkinson khi một vài sinh viên đại học ở California chuẩn bị ma túy tổng hợp bị nhiễm MPTP. Những sinh viên này đã gặp phải các triệu chứng của bệnh Parkinson. Ngày nay, MPTP được sử dụng trong phòng thí nghiệm nghiên cứu gây bệnh Parkinson ở động vật thử nghiệm;
  • Chấn thương não lặp đi lặp lại có thể dẫn đến bệnh Parkinson, chẳng hạn như trong đấm bốc;
  • Khối u não, đặc biệt là khi liên quan đến vùng nền hạch, có thể gây ra bệnh Parkinson;
  • Thiếu oxy não có thể dẫn đến giảm oxy nền hạch và có thể biểu hiện như bệnh Parkinson thứ phát như trong ngộ độc khí carbon monoxide;
  • Các rối loạn chuyển hóa như rối loạn chức năng phó giáp và hạ canxi có thể gây ra bệnh Parkinson.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Parkinson thứ phát?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn gặp phải tình trạng này, họ sẽ khám và có thể yêu cầu một số xét nghiệm. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về bệnh sử. Các triệu chứng có thể khó đánh giá, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Kiểm tra cơ thể có thể phát hiện:

  • Khó khăn trong việc di chuyển hoặc dừng;
  • Căng cơ;
  • Vấn đề về tư thế;
  • Đi chậm, lê chân;
  • Tình trạng run;
  • Phản xạ thường bình thường.

Bác sĩ có thể khuyến cáo một vài xét nghiệm để xác nhận hoặc loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Parkinson thứ phát?

Nếu tình trạng này là do một loại thuốc, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi hoặc ngừng thuốc.

Điều trị dựa vào nguyên nhân chẳng hạn như đột quỵ hoặc nhiễm trùng có thể làm giảm triệu chứng hoặc tránh cho tình trạng trở nặng.

Nếu các triệu chứng làm cho các hoạt động hàng ngày gặp khó khăn, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc. Thuốc dùng để điều trị tình trạng này có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Bệnh Parkinson thứ phát có xu hướng đáp ứng kém với điều trị nội khoa hơn so với bệnh Parkinson.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Parkinson thứ phát?

Điều trị các điều kiện gây ra bệnh Parkinson thứ phát có thể làm giảm nguy cơ. Nếu người dùng thuốc có thể gây ra bệnh Parkinson thứ phát thì họ cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận để ngăn chặn tình trạng diễn tiến xấu đi.

Bên cạnh đó, tập thể dục có thể làm tăng sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt và sự thăng bằng. Tập thể dục cũng có thể cải thiện sức khỏe và làm giảm trầm cảm hoặc lo âu.

Một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ giảm bớt một số các triệu chứng, ví dụ như ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước có thể giúp ngăn ngừa táo bón – triệu chứng phổ biến ở bệnh Parkinson.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư xoang

(44)
Tìm hiểu chungUng thư xoang là bệnh gì?Các xoang cạnh mũi là những không gian nhỏ và rỗng xung quanh mũi, được lót bằng tế bào tiết chất nhầy, giữ cho mũi ... [xem thêm]

Xét nghiệm chức năng gan

(52)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm chức năng ganBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chung về xét nghiệm chức năng ganXét nghiệm chức năng gan là gì?Xét nghiệm ... [xem thêm]

Cắt dạ dày

(87)
Tìm hiểu về cắt dạ dàyPhẫu thuật cắt dạ dày là gì?Phẫu thuật cắt dạ dày là loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Mục đích của cắt dạ dày là ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm

(69)
Thoát vị đĩa đệm đang dần trở thành vấn đề phổ biến trong xã hội hiện nay. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và làm ... [xem thêm]

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

(41)
Tìm hiểu chungRối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh gì?Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên, là một loại bệnh trầm ... [xem thêm]

Ung thư âm hộ

(49)
Tìm hiểu chungUng thư âm hộ là gì?Ung thư âm hộ là một loại ung thư phần bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Bộ phận này là vùng da bao quanh lỗ tiểu và lỗ ... [xem thêm]

Tăng sản một bên

(35)
Tìm hiểu chungTăng sản một bên là bệnh gì?Bệnh tăng sản một bên là một rối loạn hiếm gặp xảy ra khi một bên cơ thể phát triển bất thường nhiều hơn ... [xem thêm]

Bệnh di truyền Mucopolysaccharidosis loại VII

(25)
Tìm hiểu chungBệnh di truyền Mucopolysaccharidosis loại VII là gì?Bệnh di truyền Mucopolysaccharidosis loại VII là một rối loạn bẩm sinh tiến triển có xu hướng ảnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN