Dấu hiệu nhận biết chấn thương và rối loạn chức năng ở ngón tay

(3.54) - 61 đánh giá

Chúng ta đều dùng tay trong hầu hết các hoạt động trong cuộc sống. Vì thế, không có gì khó hiểu khi chấn thương và rối loạn ở ngón tay khá phổ biến.

Chấn thương ngón tay là gì?

Ngón tay rất dễ bị tổn thương. Ngón tay là nơi có nhiều đầu mút dây thần kinh hơn hẳn những bộ phận khác của cơ thể. Những chấn thương sau đây có thể dễ dàng gây tổn thương các dây thần kinh này. Có nhiều kiểu chấn thương ngón tay thường gặp như:

  • Một vết đứt tay có thể chỉ ảnh hưởng đến da hoặc những thứ nằm ngay dưới da như mạch máu, thần kinh và gân;
  • Rách da thì gần giống như đứt tay nhưng nặng hơn, nó có thể làm một phần da hay mô mềm đứt lìa;
  • Khi đoạn chi, mô mềm bị cắt lìa hoàn toàn khỏi ngón tay;
  • Nứt hoặc gãy xương ngón tay thường đi liền với tổn thương gân, dây chằng, móng tay và các mô mềm khác;
  • Trật khớp là chấn thương của khớp khiến xương bị rời ra khỏi vị trí giao với xương khác. Dây chằng xung quanh thường bị kéo giãn và tổn thương thậm chí là sau khi xương đã trở về vị trí bình thường;
  • Bong gân là tổn thương dây chằng. Nó có thể bị rách do bị kéo giãn hay do lực mạnh, làm khớp không còn ổn định và dẫn đến những chấn thương sau này;
  • Tác động mạnh vô ngón tay cũng có thể gây chấn thương gân. Tổn thương gân có thể là tổn thương cả sợi gân hoặc cũng có thể là tổn thương màng gân. Gân có thể bị rách tại vị trí gắn với xương;
  • Tổn thương thần kinh sẽ làm giảm cảm thụ của ngón tay. Tổn thương thần kinh có thể gây tê một bên ngón tay, vùng mà thần kinh đó chi phối.

Những rối loạn của ngón tay là gì?

Ngoài những chấn thương, tay và ngón tay có thể có những bất thường ảnh hưởng đến gân và khớp của ngón tay.

Bất thường về gân như chứng ngón tay cò súng hay hội chứng De Quervain. Những bất thường này là do chức năng gân ngón tay bị tổn thương.

Chứng ngón tay cò súng khiến ngón tay bạn cong lại. Nếu bạn cố gắng duỗi thẳng ngón tay, nó sẽ bị cong ngược lại trước khi có thể duỗi ra được. Nó khiến bạn không vận động được nhiều do ngón tay sẽ mắc kẹt ở một tư thế khi bạn cố gắng duỗi ra. Nguyên nhân có thể do gân bị sưng và không thể điều khiển được ngón tay.

Hội chứng De Quervain ảnh hưởng lên gân mặt ngoài của ngón cái. Nó gây đau ở cổ tay khi bạn xoay cổ tay hay cố gắng cầm nắm vật gì đó. Nguyên nhân của hội chứng này được cho là do viêm gân bao hoạt dịch, nhưng chưa được khẳng định chính xác. Cử động lặp đi lặp lại có thể làm đau nhiều hơn.

Tình trạng sưng phù ở ngón tay rất phổ biến. Đôi khi là do nhiệt độ. Ở nhiệt độ cao, mạch máu có thể phì đại và tiết nhiều dịch hơn vào trong mô mềm gây ra tình trạng phù. Một số tình trạng như hội chứng ống cổ tay hay viêm khớp xương có thể gây ra tình trạng này kèm đau, cứng và tê ngón tay. Một nguyên nhân thường gặp là hạch nang, là một túi dịch ở ngón tay. Những nang này lành tính mặc dù có thể tái phát sau điều trị.

Chẩn đoán và điều trị cho những chấn thương và rối loạn ở ngón tay

Khi bị chấn thương tay, bạn cần khám về tầm vận động và độ nhạy để kiểm tra xem gân, dây chằng hay thần kinh có bị tổn thương không. Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang để kiểm tra xem xương có bị tổn thương không.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến phương pháp sử dụng tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV để điều trị dứt điểm các cơn đau do chấn thương ở tay và ngón tay. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chữa trị cho bạn bằng cách sử dụng tia laser có khả năng thâm nhập sâu vào khu vực mô tổn thương bên trong, giúp tái tạo tế bào và tăng khả năng tự chữa lành vết thương.

Điều trị cho chấn thương tay và ngón tay có thể chỉ đơn giản như băng bó, nẹp hay bó bột trong những trường hợp nặng như gãy xương để cố định xương gãy. Nếu tổn thương ngón tay quá nặng, có thể cần phải đoạn chi. Tình trạng mất cảm giác ở đầu ngón tay khá phổ biến và có thể kéo dài nhiều tháng. Đôi khi xúc giác bị yếu đi. Và trong một số trường hợp, sau quá trình điều trị có thể dẫn đến biến dạng và cứng khớp ngón tay.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách xóa nếp nhăn vùng mắt giúp bạn trẻ trung hơn

(11)
Nếp nhăn xuất hiện quanh mắt là một dấu hiệu bình thường của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nếp nhăn lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên bạn có thể tìm ... [xem thêm]

Trà sencha: Thức uống quý từ đất nước mặt trời mọc

(22)
Trà sencha là một trong những loại trà xanh phổ biến nhất ở Nhật Bản và trên thế giới. Bên cạnh hương thơm say mê người thưởng thức và hương vị tươi ... [xem thêm]

Bữa ăn lý tưởng cho bệnh nhân cao huyết áp

(77)
Bữa ăn lý tưởng cho bệnh nhân cao huyết áp mang tên DASH sẽ tạo một thói quen ăn uống phù hợp với sức khỏe của bạn, góp phần làm giảm tình trạng ... [xem thêm]

Herpes miệng: Làm sao để đối phó?

(53)
Ai cũng có thể bị herpes miệng. Nó có thể gây khó chịu, đau đớn và ngại ngùng cho người mắc bệnh nhưng không để lại bất cứ di chứng gì khi khỏi ... [xem thêm]

Quan hệ đồng giới nam: Cẩn thận kẻo mắc bệnh!

(93)
Mối quan hệ đồng giới nam tuy không tiềm ẩn nguy cơ mang thai ngoài ý muốn nhưng vẫn có thể dẫn đến nhiều bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm. Thế ... [xem thêm]

Bài tập thể dục nào cho trẻ béo phì?

(59)
Chuyện trẻ béo phì không thích tập thể dục thường là nỗi “đau đầu” của các bậc phụ huynh. Một mặt bạn muốn con kiểm soát ăn uống và chăm tập thể ... [xem thêm]

Trà atiso đỏ: Thức uống tốt cho sức khỏe của bạn

(15)
Tại Việt Nam, cây atiso đỏ thường được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang ở nhiều nơi mà hiếm ai chú ý đến. Trà atiso đỏ không chỉ là nước giải khát ... [xem thêm]

Nguyên nhân nào làm trẻ sơ sinh bị động kinh?

(87)
Đột quỵ trước sinh (hay còn gọi là đột quỵ chu sinh) là một cơn đột quỵ xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến 28 ngày đầu sau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN