Viêm thanh quản

(4.3) - 38 đánh giá

Viêm thanh quản xảy ra khi thanh quản hoặc dây thanh âm trong cổ họng bị kích thích và sưng lên. Tình trạng này có thể tự hết trong vòng 1–2 tuần. Trong thời gian đó, giọng nói của bạn sẽ thay đổi và đi kèm với các triệu chứng khác như đau họng liên tục hay đau khi nói chuyện hay nuốt.

Viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản là tình trạng viêm ở thanh quản do bạn sử dụng chúng quá mức hay có nhiễm trùng xảy ra.

Bên trong thanh quản có hai dây thanh âm có thể đóng, mở nhịp nhàng để tạo ra âm thanh (giọng nói). Khi tình trạng viêm xảy ra, dây thanh âm này bị kích ứng và sưng lên. Từ đó, âm thanh được tạo ra khi không khí đi qua chúng bị thay đổi. Kết quả là giọng nói của bạn trở nên khàn hơn bình thường. Một số trường hợp, người bệnh gần như không thể nói ra thành tiếng.

Viêm thanh quản có thể tồn tại trong một thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính). Hầu hết trường hợp bị viêm là do nhiễm virus hay do nói quá nhiều và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, triệu chứng khàn giọng dai dẳng đôi khi là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm thanh quản

Đa số trường hợp, bệnh lý này thường kéo dài không quá 1 tuần với nguyên nhân phổ biến là do nhiễm virus sau khi bị cảm lạnh, cúm. Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này bao gồm:

  • Khàn giọng
  • Giọng nói yếu hơn hoặc mất tiếng
  • Có cảm giác ngứa, rát trong cổ họng
  • Đau họng
  • Khô họng
  • Ho khan
  • Khó nuốt

Nếu bạn có nhiều triệu chứng khác nghiêm trọng hơn, khả năng cao là có liên quan đến một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Các trường hợp viêm thanh quản cấp hầu như đều có thể được kiểm soát và cải thiện hiệu quả nhờ những biện pháp tự chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như hạn chế nói, uống nhiều nước. Việc nói quá nhiều, liên tục trong khi đang bị viêm ở thanh quản có thể khiến dây thanh âm bị tổn thương nặng hơn.

Nếu thấy các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm.

Trường hợp bạn cần nhận được chăm sóc y tế ngay lập tức là:

  • Cảm thấy khó thở
  • Ho ra máu
  • Sốt dai dẳng không bớt
  • Cơn đau ngày càng nặng hơn
  • Khó nuốt

Viêm thanh quản ở trẻ em cũng có thể xảy ra và bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu thấy:

  • Tạo ra âm thanh lạ khi thở, thở rít, thở khò khè
  • Chảy nước mũi nhiều hơn bình thường
  • Gặp khó khăn khi nuốt
  • Khó thở
  • Sốt cao (> 39ºC)

Những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể cho thấy có tình trạng viêm thanh khí phế quản (croup) hay viêm nắp thanh quản (viêm thanh thiệt). Khi đó, điều trị y tế nên được tiến hành càng sớm càng tốt nếu không có thể gây đe dọa tính mạng, kể cả ở trẻ em hay người lớn.

Nguyên nhân viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản cấp tính

Đa số trường hợp viêm thanh quản đều không kéo dài và được cải thiện sau khi giải quyết nguyên nhân cơ bản gây viêm. Các nguyên nhân gây ra tình trạng viêm cấp tính này thường là:

  • Nhiễm virus, thường là sau khi bị cảm lạnh, cúm
  • Sử dụng thanh quản quá mức, do la hét hoặc nói quá nhiều
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh bạch hầu (hiếm khi xảy ra)

Viêm thanh quản mạn tính

Nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 tuần thì được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Nguyên nhân thường là do tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng theo thời gian. Viêm mạn tính có thể khiến dây thanh âm bị kéo căng và tổn thương. Nguyên nhân có thể là:

  • Các chất gây kích ứng thanh quản ở dạng khí như khói hóa chất, tác nhân gây dị ứng hay khói thuốc
  • Trào ngược axit dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm xoang mạn tính
  • Uống rượu nhiều quá mức
  • Bệnh nghề nghiệp do cần nói thường xuyên (như ca sĩ, giáo viên…)
  • Hút thuốc

Các nguyên nhân khác ít gặp hơn có thể gây viêm mạn tính gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn hay nấm
  • Nhiễm một số loại ký sinh trùng
  • Ung thư
  • Liệt dây thanh âm do chấn thương, đột quỵ, có khối u phổi…
  • Dây thanh âm bị ảnh hưởng do tuổi già

Cách chẩn đoán viêm thanh quản

Dấu hiệu phổ biến nhất khi bị viêm thanh quản là khàn giọng. Mức độ thay đổi trong giọng nói sẽ tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng hoặc kích ứng ở thanh quản, bạn có thể bị khàn giọng nhẹ cho đến nặng hơn, có khi mất tiếng hoàn toàn. Do đó, bác sĩ sẽ lắng nghe giọng nói và kiểm tra dây thanh âm của bạn để đưa ra chẩn đoán ban đầu.

Một vài kỹ thuật giúp xác nhận lại chẩn đoán bao gồm:

  • Nội soi thanh quản
  • Sinh thiết

Các phương pháp điều trị viêm thanh quản

Trường hợp viêm cấp tính, bệnh thường tự khỏi trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn. Bạn có thể áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng.

Mục tiêu của các phương pháp điều trị viêm thanh quản mạn tính là giải quyết nguyên nhân cơ bản gây ra viêm, như ợ nóng, hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu.

Một số thuốc được chỉ định trong phác đồ điều trị căn bệnh này là:

  • Thuốc kháng sinh. Đa số trường hợp bị viêm này là do virus gây ra nên sử dụng kháng sinh sẽ không có tác dụng. Tuy nhiên, nếu phát hiện bạn bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.
  • Corticosteroid. Các thuốc này có thể giúp giảm bớt tình trạng viêm ở dây thanh âm. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ cho bạn dùng corticosteroid trong trường hợp thật cần thiết, chẳng hạn như khi phải thuyết trình hoặc biểu diễn ca nhạc hoặc trường hợp trẻ nhỏ bị viêm thanh quản có thể liên quan đến bệnh viêm thanh khí quản.

Các phương pháp tự chăm sóc tại nhà

Bạn có thể thử thực hiện các cách sau để giảm bớt triệu chứng bệnh như sau:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm
  • Để cổ họng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
  • Uống nhiều nước, tránh để cổ họng khô (tránh thức uống chứa cồn và caffeine)
  • Làm ẩm cổ họng bằng kẹo ngậm, súc miệng bằng nước muối hay nhai kẹo cao su
  • Tránh sử dụng thuốc thông mũi vì có thể khiến cổ họng bị khô

Các cách giúp phòng ngừa viêm thanh quản

Để tránh làm cho cổ họng bị khô hoặc kích ứng, bạn nên:

  • Tránh hút thuốc, kể cả chủ động hay bị động
  • Hạn chế uống thức uống có cồn và caffeine
  • Uống nhiều nước
  • Tránh ăn các thức ăn cay, nóng
  • Tránh hắng giọng vì có thể gây rung động bất thường ở dây thanh âm khiến tình trạng sưng nặng hơn
  • Tránh để nhiễm trùng đường hô hấp trên, rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh, cúm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cận thị

(58)
Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt và ngày càng nhiều người mắc phải. Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của mắt bị cận thị và ... [xem thêm]

Thoát vị hoành

(60)
Định nghĩaThoát vị hoành là gì?Thoát vị hoành hay còn gọi thoát vị gián đoạn là sự nhô lên của phần trên của dạ dày thông qua cơ hoành – cơ dạng hình ... [xem thêm]

Viêm bao hoạt dịch Achilles

(23)
Tìm hiểu chungViêm bao hoạt dịch Achilles là gì?Viêm bao hoạt dịch Achilles là viêm đau và sưng túi Achilles. Các túi Achilles nằm giữa da và gân Achilles, gắn vào ... [xem thêm]

Ho gà

(92)
Tìm hiểu chungHo gà là bệnh gì?Ho gà được xem là một bệnh dễ lây truyền ở đường hô hấp qua mũi và họng. Trong hầu hết các trường hợp, dấu hiệu ... [xem thêm]

Căng cơ

(16)
Tình trạng cơ bắp bị giãn quá mức dẫn đến căng cứng không chỉ xảy ra ở vận động viên. Thực tế, tất cả mọi người đều có khả năng gặp phải vấn ... [xem thêm]

Lạnh tay chân

(24)
Tìm hiểu chungLạnh tay chân là bệnh gì?Dù không ở trong môi trường lạnh, chúng ta vẫn có khả năng bị lạnh tay chân. Thông thường, lạnh tay chân là một phần ... [xem thêm]

Dị ứng lúa mì

(48)
Tìm hiểu chungDị ứng lúa mì là gì?Chất gây dị ứng là một chất vô hại với hầu hết mọi người, trừ khi họ bị dị ứng với nó. Dị ứng với lúa mì ... [xem thêm]

Da có bọng nước

(48)
Tìm hiểu chungDa có bọng nước là bệnh gì?Da có bọng nước là một tình trạng ngứa, phồng rộp, cháy da phát ban gây khó chịu. Phát ban và ngứa thường xảy ra ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN