Phân loại các dạng tự kỷ giúp điều trị bệnh hiệu quả

(4.31) - 16 đánh giá

Tự kỷ được phân chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo mức độ mà người bệnh gặp phải. Tìm hiểu kỹ các dạng tự kỷ sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị của các bác sĩ.

Tự kỷ là căn bệnh có triệu chứng rất đa dạng. Người bị tự kỷ thường có triệu chứng với mức độ nhẹ, vừa và nặng khác nhau. Việc được chẩn đoán sớm rất quan trọng, vì chữa trị sớm sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể. Bài viết sau sẽ chỉ ra 5 loại rối loạn phổ tự kỷ điển hình.

1. Rối loạn tự kỷ

Rối loạn tự kỷ là thoái hóa hoặc suy yếu khả năng ngôn ngữ, nhận thức, giao tiếp xã hội, hành vi, cảm giác, gặp khó khăn trong học tập và sinh sống. Chứng rối loạn tự kỷ cũng có nhiều tên khác như chứng tự kỷ cổ điển, tự kỷ dạng thấp hay tự kỷ từ bé.

2. Rối loạn Asperger

Trẻ bị hội chứng Asperger không chậm nói, nhưng thường thích giao tiếp một chiều, thiếu tiếp xúc xã hội, thiếu sự thấu hiểu và khả năng làm việc nhóm. Trẻ sẽ thích thú quá mức với những điều không bình thường, vụng về và cử chỉ chậm chạp cũng là những biểu hiện của hội chứng này.

3. Rối loạn Rett

Đây là hội chứng rối loạn tâm trạng, chỉ xảy ra ở các bé gái. Trẻ bị rối loạn Rett có não nhỏ, khó đi lại, cơ thể phát triển không đồng đều, tay trẹo, khó thở, thường bị động kinh và mất các khả năng cả tốt lẫn xấu. Nhiều trẻ bị bệnh Rett nặng cũng bị liệt, phải sử dụng xe lăn và cần chăm sóc suốt 24 giờ.

4. Rối loạn Heller (Rối loạn thoái hóa)

Từ lúc biết đi cho đến lúc 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu thoái hóa, mất trí thông minh, ngôn ngữ và khả năng thích nghi với cuộc sống. Trẻ em với chứng thoái hóa thường bị động kinh và trí thông minh rất thấp. Rối loạn thoái hóa thường hiếm gặp. Trong 100.000 trẻ, chỉ có 1 trẻ bị tự kỷ ở dạng này.

5. Rối loạn phát triển bao quát – không phân định rõ (PDD-NOS)

Trong các dạng tự kỷ, PDD-NOS là chứng tự kỷ nhẹ. Dạng này không được phân loại rõ ràng. Trẻ được liệt vào dạng PDD-NOS vì chưa đến mức độ tự kỷ. Rối loạn phát triển bao quát cũng có tên gọi khác như rối loạn phát triển không điển hình, tính cách không điển hình, tự kỷ không điển hình, tự kỷ hoạt cao…

Bố mẹ cần nhờ bác sĩ tư vấn về các thuật ngữ y khoa và ý nghĩa chính xác của các dạng tự kỷ ở trẻ. Hiệu quả điều trị ở mỗi dạng phụ thuộc vào vấn đề này rất nhiều.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ bị mất thăng bằng sau khi đột quỵ

(21)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Déjà vu là gì? Liệu bạn có thể “nhìn thấy tương lai”?

(44)
Bạn có từng trải qua cảm giác quen thuộc khi gặp một ai đó lần đầu tiên hay thấy mình đã từng ở một nơi nào trước đây mặc dù chưa hề đặt chân ... [xem thêm]

Vì sao vợ bạn không hứng thú chuyện chăn gối?

(94)
Khi phụ nữ không hứng thú chuyện chăn gối, không phải lúc nào cũng là do cô ấy đang giận dỗi mà cũng có thể là vì bạn chưa biết cách hấp dẫn vợ ... [xem thêm]

Ho gà có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này

(23)
Bệnh ho gà có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát bệnh khi đã bị virus tấn công? Mời bạn cùng tìm hiểu!Ho gà là căn bệnh đã xuất hiện và từ hàng ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho trẻ bị tăng động: ăn gì và tránh gì?

(70)
Có phải những gì trẻ ăn giúp tăng cường chú ý, tập trung hoặc có thể hỗ trợ điều trị chứng hiếu động thái quá không? Không có bằng chứng khoa học rõ ... [xem thêm]

Tổn thương thận: Rủi ro tiềm ẩn dẫn đến suy thận

(73)
Tổn thương thận với những rủi ro tiềm ẩn khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, suy thận và nhiều vấn đề sức khỏe khác.Tổn thương ... [xem thêm]

10 cách làm giảm nhịp tim đập nhanh hiệu quả tại nhà

(22)
Những cách làm giảm nhịp tim đập nhanh được gợi ý sau đây sẽ giúp bạn xử lý kịp thời tình trạng trống ngực, tim đập nhanh hay lo âu. Những người có ... [xem thêm]

8 vấn đề với mồ hôi tiết lộ sức khỏe của bạn

(64)
Sự bài tiết thông qua các tuyến mồ hôi của cơ thể thường mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn gặp những vấn đề với mồ hôi như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN