Bổ sung chất sắt cho bé như thế nào là hợp lý?

(4.22) - 24 đánh giá

Sắt là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sức khỏe của bé. Hôm nay, Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn về tầm quan trọng của chất sắt cũng như những nguồn thực phẩm bổ sung chất này hiệu quả và lượng khuyến nghị cho bé.

Tầm quan trọng của việc bổ sung chất sắt cho bé

Sắt là một thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin, một protein vận chuyển ô-xy trong máu và myoglobin, lưu trữ ô-xy trong cơ. Chính vì vậy, nếu cơ thể bé thiếu chất này sẽ gây thiếu máu khiến con bạn luôn có cảm giác mệt mỏi suy nhược.

Sắt cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của bé. Vì thế, thiếu máu có thể gây nên các vấn đề lâu dài về phát triển nhận thức. Thiếu sắt nặng cũng có thể là một tình trạng đe dọa sự sống của bé.

Bé cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Theo từng lứa tuổi mà nhu cầu về khoáng chất này của bé là khác nhau. Bạn có thể tham khảo một vài trị số sau:

Trẻ còn bú sữa mẹ: Sữa mẹ thường cung cấp đầy đủ sắt cho bé đến khi bé được 4-6 tháng tuổi. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn có thể cho bé ăn thêm các loại thức ăn dặm có bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh hoặc uống thêm các loại sữa công thức có bổ sung thêm khoáng chất này. Với các bé mới sinh đến 6 tháng tuổi, bạn nên cung cấp một lượng khoảng 0.6 -1 mg/kg mỗi ngày. Trường hợp các bé bị thiếu cân, bố mẹ nên cung cấp cho con 1-2 mg/kg mỗi ngày.

Bé từ 7-12 tháng tuổi: Bé cần khoảng 11 mg sắt mỗi ngày. Ở lứa tuổi này, bạn vẫn có thể cho bé bổ sung bằng các loại thức ăn dặm có chứa sắt hoặc chọn sữa công thức có bổ sung thêm khoáng chất này.

Bé đang tập đi: Cần khoảng 7 mg chất sắt mỗi ngày. Bé từ 4-8 tuổi cần khoảng 10 mg và bé từ 9-13 tuổi cần khoảng 8 mg mỗi ngày.

Nguồn sắt từ động vật và từ thực vật có gì khác nhau?

Sắt từ động vật có nguồn gốc chủ yếu từ heme – một cấu phần của hemoglobin, rất dễ hấp thu và có nhiều trong các sản phẩm như thịt, hải sản hay gia cầm. Đối với các loại protein không phải heme, cơ thể khó hấp thu chúng hơn và thường những protein này lại có nguồn gốc từ thực vật, từ các loại cây có lá màu xanh sẫm, các loại đậu, các loại hạt và trái cây sấy khô (lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều protein không phải heme). Để giúp cơ thể hấp thu tốt các loại protein không phải heme, bạn có thể dùng thêm các loại thực phẩm có chứa heme hoặc các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, dâu tây, cà chua,…

Nếu gia đình bạn ăn chay, bạn cần đặc biệt lưu ý cho bé ăn thêm các loại thực phẩm chứa nhiều sắt cùng với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng khả năng hấp thu khoáng chất này của bé.

Các nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt

Muốn bổ sung chất sắt cho bé, mẹ nên lưu ý đến những nguồn thực phẩm sau đây:

  • ½ chén ngũ cốc, thức ăn dặm: 12 mg;
  • ½ chén bột yến mạch: 5 mg;
  • ¼ chén đậu phụ thô: 2.22 mg;
  • ¼ chén đậu nành: 2 mg;
  • ¼ chén đậu lăng luộc: 2 mg;
  • ½ bánh hamburger nướng, 95% thịt nạc: 1 mg.

Tùy vào loại sản phẩm và nhà sản xuất mà lượng chất sắt trong mỗi món ăn có thể thay đổi chút ít. Bạn có thể kiểm tra lại giá trị này trên bao bì sản phẩm để tham khảo thêm. Lượng sắt mà bé có thể hấp thu cũng tùy thuộc vào cơ địa và khả năng hấp thu của bé, bạn có thể dựa vào những con số này để ước chừng lượng chất mà bé có thể hấp thu được mỗi ngày.

Bổ sung chất sắt cho bé nhiều quá có tốt không?

Thường thì rất ít khi bạn có thể cung cấp đủ sắt theo nhu cầu của bé với khẩu phần ăn bình thường hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng quá nhiều khoáng chất này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo 40 mg là mức mà bé có thể được bổ sung tối đa mỗi ngày để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn không nên cho bé dùng các loại thuốc bổ sung thêm chất này mà chỉ nên bổ sung thông qua thức ăn. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng về vấn đề bổ sung sắt cho bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tinh dầu hoa nhài: Không chỉ thơm mà còn lợi hại

(84)
Tinh dầu hoa nhài là loại tinh dầu được chiết xuất từ những bông hoa nhài trắng và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như y tế hoặc sản xuất nước hoa. ... [xem thêm]

U xơ tử cung có nên uống sữa đậu nành? Biết để kiểm soát bệnh

(76)
U xơ tử cung có nên uống sữa đậu nành không? Ngoài việc tuân thủ nghiêm túc kế hoạch điều trị, người bệnh cần kiểm soát tốt những món ăn, thức uống ... [xem thêm]

Thảo mộc điều trị mụn có hoàn toàn tốt?

(55)
Thảo mộc điều trị mụn có hoàn toàn tốt? Bài viết sẽ cung cấp những mặt lợi và hại của một số thảo mộc để giúp bạn sử dụng đúng cách.Mụn xuất ... [xem thêm]

Nhận biết dấu hiệu sớm của chứng khuyết tật học tập ở trẻ

(69)
Chứng khuyết tật học tập thường không được chẩn đoán chính xác cho đến khi trẻ đến trường khoảng 2 năm. Chứng này có dấu hiệu sớm mà bố mẹ có ... [xem thêm]

Khen ngợi, động viên và tặng thưởng cho con: Hành động nhỏ, giá trị lớn

(23)
Nhu cầu được tôn trọng là một phần quan trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Nếu bố mẹ hiểu được tâm lý này của con và đưa ra những lời ... [xem thêm]

Tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

(53)
Căng thẳng là tình trạng cảm xúc tiêu cực bạn phải đối mặt khi gặp áp lực hoặc chuyện buồn trong cuộc sống. Hiểu về căng thẳng và những nguyên nhân ... [xem thêm]

Những mốc khám thai định kỳ mà mẹ bầu cần lưu ý

(10)
Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là một trong những việc rất quan trọng mà mẹ bầu nên tuân thủ trong suốt thời gian mang thai. Việc khám thai ... [xem thêm]

10 dấu hiệu bệnh gan dễ gây nhầm lẫn với các chứng bệnh khác

(74)
Khi gan bị tổn thương, cơ thể sẽ có những dấu hiệu bệnh gan để cảnh báo. Nhưng trong thực tế, khi thấy các dấu hiệu này, nhiều người thường nghĩ rằng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN