Tìm hiểu chung
Viêm màng phổi là bệnh gì?
Viêm màng phổi là tình trạng viêm xuất hiện ở màng phổi. Bệnh viêm màng phổi gây đau ngực và cơn đau sẽ tăng lên khi bạn hít thở.
Màng phổi là hai lớp mô mỏng bảo vệ phổi, nằm giữa phổi và thành ngực. Giữa hai lớp màng là dịch màng phổi có tác dụng bôi trơn hai lớp màng, để chúng có thể trượt dễ dàng lên nhau. Khi màng phổi bị viêm, chúng không thể trượt lên nhau dễ dàng được, do đó dẫn đến đau đặc biệt là khi bạn ho hoặc hắt hơi.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng phổi là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm màng phổi là:
- Đau ngực nặng hơn khi bạn thở, ho hoặc hắt hơi.
- Khó thở.
- Ho, sốt – chỉ trong một số trường hợp.
- Đau ngực – cơn đau thường xuất hiện ở phía trước hoặc phía sau của lồng ngực, đôi khi bạn có thể có đau lưng hay đau vai.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn nằm trong những trường hợp sau đây:
- Nếu bạn bị ho, ớn lạnh và sốt cao đồng thời ho có đàm màu vàng hoặc màu xanh lá cây, có khả năng bạn bị viêm phổi.
- Nếu tay hoặc chân của bạn bị phù, có thể bạn bị huyết khối tĩnh mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân nào gây bệnh viêm màng phổi?
Viêm màng phổi có thể do nhiễm trùng hoặc có thể do các thủ thuật y tế tác động lên màng phổi. Nguyên nhân của viêm màng phổi bao gồm:
- Nhiễm virus, chẳng hạn như bệnh cúm (cúm).
- Nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi.
- Nhiễm nấm.
- Bệnh khớp dạng thấp.
- Một số loại thuốc.
- Ung thư phổi ở gần bề mặt màng phổi.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh viêm màng phổi?
Bệnh viêm màng phổi khá phổ biến. Bạn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng phổi?
Những bệnh nhân có bệnh về hệ hô hấp có nguy cơ cao bị viêm màng phổi. Ngoài ra, nguy cơ xuất hiện các biến chứng của viêm màng phổi cũng sẽ tăng theo độ tuổi và sự hiện diện của các bệnh nội khoa khác như tiểu đường, viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng, bệnh tim và các bệnh collagen mạch máu.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm màng phổi?
Để xác định xem bạn có viêm màng phổi bác sĩ có thể khuyên bạn nên:
- Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu sẽ cho biết bạn có bị nhiễm trùng hay không.
- Chụp X-quang. Chụp X-quang có thể cho biết lớp dịch giữa hai khoang màng phổi có tăng lên hay không.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Đây là xét nghiệm hiển thị hình ảnh phổi của bạn dưới dạng nhiều lát cắt khác nhau, từ đó cho hình ảnh chi tiết hơn so với chụp X-quang.
- Siêu âm. Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh chính xác của cấu trúc bên trong cơ thể của bạn. Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để xác định xem có tràn dịch màng phổi không.
- Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG). Bác sĩ có thể kiểm tra theo dõi nhịp tim để loại trừ các vấn đề về tim mạch nào đó có thể gây ra đau ngực.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm màng phổi?
Phương pháp điều trị viêm màng phổi tập trung chủ yếu vào nguyên nhân. Ví dụ như nếu nguyên nhân viêm do vi khuẩn, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu nguyên nhân là nhiễm virus, bác sĩ sẽ điều trị chủ yếu là triệu chứng. Cơn đau ngực do viêm màng phổi có thể được điều trị bằng một loại thuốc giảm đau được gọi là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Thông thường, bác sĩ thường chỉ định thuốc ibuprofen.
Nếu NSAID không hiệu quả hoặc không phù hợp, bạn có thể được kê thuốc giảm đau khác như paracetamol hoặc codeine.
Bạn có thể sẽ cảm thấy lạ, nhưng nếu bạn nằm nghiêng về phía ngực bị đau thì cơn đau sẽ giảm.
Hiệu quả điều trị viêm màng phổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu bệnh gây ra viêm màng phổi được chẩn đoán và điều trị sớm, bạn có thể hồi phục hoàn toàn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế bệnh viêm màng phổi?
Bạn sẽ có thể kiểm soát viêm màng phổi nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các thuốc như ibuprofen (Advil®, Motrin IB® và những loại khác) sẽ giúp giảm đau và viêm.
- Nghỉ ngơi nhiều. Hãy tự mình tìm tư thế giảm đau tốt nhất và nằm theo tư thế đó.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.