Tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

(4.45) - 53 đánh giá

Căng thẳng là tình trạng cảm xúc tiêu cực bạn phải đối mặt khi gặp áp lực hoặc chuyện buồn trong cuộc sống. Hiểu về căng thẳng và những nguyên nhân gây ra nó sẽ giúp bạn dễ dàng đối mặt hơn.

Chúng ta thường sử dụng từ “căng thẳng” khi cảm thấy rằng mình đang bị quá tải và tự hỏi liệu chúng ta có thể đương đầu với những áp lực đó hay không. Bất cứ điều gì gây ra thách thức hoặc đe dọa đến hạnh phúc hay sự bình yên của bạn đều có thể khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, một số trường hợp, căng thẳng có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn – nếu không có stress thì cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán và vô nghĩa.

Mặc dù vậy, khi những căng thẳng làm suy yếu cả sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn, loại stress đó là xấu. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về stress có hại đến sức khỏe và tinh thần.

Sự khác biệt giữa “stress” – sự căng thẳng – và “stressor” – những yếu tố gây căng thẳng

Stressor là một tác nhân hoặc kích thích gây căng thẳng. Căng thẳng là cảm giác bạn gặp phải khi bị áp lực, trong khi đó các tác nhân gây căng thẳng lại là những điều bạn phải đối mặt trong cuộc sống (như tiếng ồn, những người khó chịu, xe chạy nhanh hoặc thậm chí là buổi hẹn hò lần đầu tiên). Nói chung, càng gặp nhiều tác nhân gây căng thẳng, chúng ta càng cảm thấy stress.

Đâu là nguyên nhân gây căng thẳng?

Những nguyên nhân phổ biến gây ra căng thẳng bao gồm:

  • Người mất tích;
  • Các vấn đề gia đình;
  • Các vấn đề về tài chính;
  • Bệnh tật;
  • Việc làm;
  • Thiếu thời gian;
  • Chuyển nhà;
  • Các mối quan hệ (kể cả ly hôn).

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây căng thẳng khác đến từ việc:

  • Phá thai;
  • Có con;
  • Mâu thuẫn nơi làm việc;
  • Kẹt xe;
  • Sợ tội phạm;
  • Mất việc;
  • Sảy thai;
  • Đông người;
  • Ô nhiễm;
  • Nghỉ hưu;
  • Sự ồn ào;
  • Chờ đợi điều gì chưa chắc chắn (chờ đợi xét nghiệm máu, kết quả thi, phỏng vấn…).

Một người cũng có khả năng bị căng thẳng mà không thể tìm ra nguyên nhân. Cảm giác bực bội, lo lắng và trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy stress hơn những trường hợp khác.

Tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Căng thẳng có thể khiến cơ thể bạn:

  • Đổ mồ hôi;
  • Đau lưng;
  • Đau ngực;
  • Béo phì ở trẻ em;
  • Đau cơ;
  • Chuột rút hoặc co thắt cơ;
  • Rối loạn chức năng cương dương;
  • Ngất xỉu;
  • Nhức đầu;
  • Bệnh tim;
  • Cao huyết áp (tăng huyết áp);
  • Giảm ham muốn;
  • Suy yếu khả năng miễn dịch;
  • Nhức cơ;
  • Cắn móng tay;
  • Co giật thần kinh;
  • Khó ngủ;
  • Đau bụng.

Tác động có thể xảy ra của stress lên suy nghĩ và cảm xúc của bạn:

  • Tức giận;
  • Lo lắng;
  • Trầm cảm;
  • Cảm thấy bất an;
  • Hay quên;
  • Khó chịu;
  • Mất tập trung;
  • Bồn chồn;
  • Buồn bã;
  • Mệt mỏi.

Tác động có thể xảy ra của stress đối với hành vi của bạn:

  • Ăn quá nhiều;
  • Ăn quá ít;
  • Thèm ăn;
  • Tức giận dữ dội;
  • Lạm dụng ma túy;
  • Lạm dụng rượu;
  • Hút thuốc lá nhiều hơn;
  • Phản đối xã hội;
  • Thường xuyên khóc;
  • Ảnh hưởng các mối quan hệ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 tuyệt chiêu tăng cường sức khỏe để bé không ốm khi đi học

(28)
Bé nào đi nhà trẻ thời gian đầu cũng thường hay bị bệnh. Muốn tránh điều này, bạn cần có trong tay một số bí quyết hữu ích để tăng cường sức khỏe ... [xem thêm]

Đừng xem nhẹ viêm amidan ở người lớn

(85)
Viêm amidan thường ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng người lớn cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, tin vui là viêm amidan ở người ... [xem thêm]

Cách làm sữa yến mạch thơm ngon bổ dưỡng cho bé yêu

(100)
Sữa yến mạch là loại sữa hạt rất tốt cho trẻ nhỏ bởi loại sữa này chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của ... [xem thêm]

7 thực phẩm bạn nên bổ sung khi cơ thể mệt mỏi

(61)
Cơ thể của bạn vận hành tốt và tràn đầy năng lượng hay không tùy thuộc khá nhiều vào các loại thực phẩm bạn nạp vào cơ thể. Vậy bạn nên ăn gì khi ... [xem thêm]

Tại sao vật lý trị liệu “ghi điểm” trong lòng bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng?

(11)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

Gây mê có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

(22)
Ai cũng có thể trải qua các ca phẫu thuật hoặc thủ thuật y khoa cần dùng đến phương pháp gây mê vì nó giúp việc phẫu thuật diễn ra thuận tiện hơn. Đối ... [xem thêm]

5 loại nhiễm trùng sau khi sinh bạn nên biết

(64)
Sau khi đón em bé chào đời, các bà mẹ luôn ý thức phải giữ gìn cơ thể hồi phục khỏe mạnh để chăm sóc cho bé thật tốt. Thế nhưng, mặc dù đã cố gắng ... [xem thêm]

5 loại trà tốt cho sức khỏe bạn nên dự trữ ngay tại nhà

(20)
Những loại trà tốt cho sức khỏe sẽ giúp bạn duy trì vóc dáng, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa nhiều chứng bệnh nguy hiểm.Nếu như người lớn ở ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN