Nhận biết dấu hiệu sớm của chứng khuyết tật học tập ở trẻ

(3.72) - 69 đánh giá

Chứng khuyết tật học tập thường không được chẩn đoán chính xác cho đến khi trẻ đến trường khoảng 2 năm. Chứng này có dấu hiệu sớm mà bố mẹ có thể nhận thấy.

Khuyết tật học tập khiến con chậm phát triển trí tuệ hơn so với các bạn cùng trang lứa nên cảm thấy tự ti, buồn bã. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra chứng khuyết tật học tập ở trẻ. Biết các yếu tố này, bạn mới có thể can thiệp sớm.

  • Tiền sử gia đình có người bị chứng khuyết tật học tập
  • Chấn thương và bệnh tật kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh
  • Bố mẹ lạm dụng chất gây nghiện
  • Tổn thương trước khi sinh hoặc các biến chứng sau khi con ra đời
  • Tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường như chì và nấm mốc
  • Trẻ bị lạm dụng và bỏ rơi.

2. Theo dõi khi con chậm phát triển

Việc trẻ chậm phát triển một số kỹ năng dưới đây có thể là biểu hiện của tình trạng khuyết tật học tập:

  • Vận động thô: đòi hỏi sự phối hợp của các nhóm cơ lớn để trẻ có thể đứng vững, đi lại hoặc kéo đẩy
  • Vận động tinh: đòi hỏi sự kết hợp giữa các nhóm cơ nhỏ cho việc cầm nắm, di chuyển các ngón chân
  • Giao tiếp: Khả năng hiểu ngôn ngữ hoặc sử dụng từ ngữ
  • Nhận thức: Khả năng hiểu và giải quyết vấn đề
  • Xã hội/Cảm xúc: Khả năng tương tác với người khác và thể hiện cảm xúc thích hợp.

3. Kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm bệnh

Bác sĩ nhi khoa sẽ kiểm tra trẻ sơ sinh khi mới chào đời để kiểm tra các dấu hiệu quan trọng và phản ứng của trẻ đối với các kích thích khác nhau. Thêm vào đó, trong suốt quá trình lớn lên ở những năm đầu đời, bác sĩ sẽ kiểm tra và giám sát sự phát triển thể chất của trẻ cùng khả năng nhận thức, thị giác, lời nói và ngôn ngữ. Nếu có thắc mắc, nghi ngờ con có vấn đề về trí tuệ, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để bé được theo dõi, phát hiện kịp thời chứng bệnh này.

4. Chứng khuyết tật học tập có thể được nhận biết ở trường học

Sau vài tháng đầu tiên cho trẻ học trường mầm non, bạn sắp xếp gặp mặt với giáo viên. Từ đó, chia sẻ bất kỳ mối bận tâm và hỏi xem con có phát triển bình thường so với các bạn học chung lớp. Nếu có bất thường, trẻ cần được thiết kế một chương trình học riêng để phù hợp với tình trạng của mình.

5. Khuyết tật học tập thể hiện qua nhiều cách khác nhau

Khi trẻ học đến lớp 3, bạn hãy chú ý hơn nếu con có những dấu hiệu sau:

  • Không biết cách kết nối các chữ cái và âm
  • Không thể đọc được bài văn ở cấp độ của mình
  • Không hiểu những gì mình đang đọc
  • Không hiểu các con số
  • Không thể ghép, đánh vần các ký tự
  • Gặp khó khăn khi làm theo các chỉ dẫn dù đã được giúp đỡ
  • Trí nhớ kém
  • Thường gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn bè hoặc người lớn
  • Không lặp lại được thông tin hay sao chép chúng
  • Gặp khó khăn trong việc chú ý và cách hành xử.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bớt hồng cam (bớt cá hồi) ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân do đâu?

(60)
Nhiều trẻ vừa sinh ra đời đã xuất hiện một vết bớt màu hồng cam trên da khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng rất phổ ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên làm chuyện ấy ngay hôm nay?

(51)
Khi nàng không có hứng thú làm chuyện ấy, bạn nên xem xét lại chính bản thân mình thay vì tiếp tục đòi hỏi hay ghen tuông vô cớ khiến mối quan hệ ngày càng ... [xem thêm]

Biến chứng của loét dạ dày có nguy hiểm không?

(92)
Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị loét dạ dày, bạn cũng có thể áp dụng một số thói quen sống lành mạnh cũng như xây dựng chế độ ăn uống dinh ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa ngủ không đủ giấc, trầm cảm và đau mạn tính

(45)
Nhiều người trong chúng ta bị chứng mất ngủ ở các giai đoạn khác nhau trong đời. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và tâm trí. Điều ... [xem thêm]

Cách chọn son môi đẹp mà vẫn an toàn cho môi

(62)
Thế giới son môi ngày càng đa dạng nhưng không phải loại son nào cũng sẽ tốt cho môi của bạn. Lần tới khi mua son hãy áp dụng những lưu ý sau đây để có ... [xem thêm]

8 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa lỗ tai

(74)
Ngứa lỗ tai có thể do những nguyên nhân không quá nguy hiểm như tai khô, máy trợ thính không vừa vặn, ráy tai quá nhiều… gây ra. Khi bị ngứa lỗ tai liên tục, ... [xem thêm]

[Món ngon] Mách bạn tác dụng của thịt bò

(75)
Thịt bò nhiều protein và vitamin rất thích hợp để bạn bồi bổ bản thân sau những buổi tập luyện vất vả hay những ngày mệt mỏi. Tác dụng của thịt bò ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa bệnh xơ gan cổ trướng và bia rượu

(44)
Theo thời gian, biến chứng xơ gan có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn không có biện pháp kiểm soát tình trạng xơ hóa tại cơ quan này. Xơ gan là giai đoạn cuối ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN