Viêm tuyến giáp Hashimoto

(4.37) - 91 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm tuyến giáp Hashimoto là bệnh gì?

Viêm tuyến giáp Hashimoto là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, một tuyến nhỏ tại các cơ quan ở cổ và bên dưới yết hầu. Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết, sản xuất hormone có vai trò phối hợp nhiều chức năng của cơ thể. Viêm từ bệnh Hashimoto, còn được gọi là viêm tuyến giáp mạn tính, thường khiến cho tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp).

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là gì?

Nhà khoa học tin rằng hầu như tất cả những người bị viêm tuyến giáp Hashimoto ban đầu đều không nhận thấy dấu hiệu, triệu chứng hoặc họ chỉ có thể nhận thấy bị bướu cổ. Bệnh Hashimoto thường diễn tiến tương đối chậm qua từng năm và gây ra thiệt hại mạn tính ở tuyến giáp, dẫn đến giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu. Các dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu là tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp). Một số dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp thường bao gồm:

  • Mệt mỏi và uể oải;
  • Nhạy cảm với cơn lạnh;
  • Táo bón;
  • Da khô, có màu nhợt nhạt;
  • Mặt sưng húp;
  • Móng tay dễ gãy;
  • Rụng tóc;
  • Lưỡi sưng to;
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân;
  • Đau nhức bắp thịt, đau và cứng khớp;
  • Yếu cơ;
  • Quá kinh hoặc rong kinh;
  • Phiền muộn;
  • Mất trí nhớ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn viêm tuyến giáp Hashimoto trở nên tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy hãy nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto?

Bệnh Hashimoto là một rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể gây tổn hại đến tuyến giáp. Một số nhà khoa học cho rằng một loại virus hoặc vi khuẩn có thể kích hoạt các phản ứng, trong khi những người khác cho rằng đó là do lỗi di truyền.

Sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm di truyền, giới tính và tuổi tác, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto?

Nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto ở phụ nữ cao hơn gấp 7 lần so với đàn ông, đặc biệt là những phụ nữ đã từng mang thai.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto?

Một số yếu tố phổ biến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Hashimoto là:

  • Giới tính. Phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh Hashimoto hơn đàn ông;
  • Tuổi tác. Bệnh Hashimoto có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra trong độ tuổi trung niên;
  • Yếu tố di truyền. Bạn có nguy cơ mắc bệnh Hashimoto nếu những người khác trong gia đình mắc bệnh về tuyến giáp hoặc bệnh tự miễn khác;
  • Bệnh tự miễn khác. Bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường loại 1 hoặc lupus, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Hashimoto;
  • Tiếp xúc với bức xạ. Những người tiếp xúc quá mức với môi trường bức xạ dễ bị mắc bệnh Hashimoto.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto?

Nếu bạn bị suy giáp, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp trong máu. Phương pháp xét nghiệm này là một trong những cách hữu hiệu nhất để sàng lọc bệnh Hashimoto. Hormone kích thích tuyến giáp được sản sinh ra khi hoạt động của tuyến giáp thấp. Xét nghiệm máu cũng có thể kiểm tra mức độ về hormone tuyến giáp, kháng thể, cholesterol giúp chẩn đoán bệnh Hashimoto.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto?

Không phải tất cả những người có bệnh Hashimoto đều cần điều trị. Nếu tuyến giáp vẫn hoạt động tốt và bình thường thì bạn chỉ cần cùng bác sĩ theo dõi tình trạng.

Trong trường hợp tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, bạn có thể phải sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như levothyroxine. Đây là một loại hormone tổng hợp thay thế hormone tuyến giáp bị thiếu tên là thyroxine. Thuốc này hầu như không gây ra tác dụng phụ nhưng nếu cần dùng thuốc này thì bạn sẽ phải dùng cả đời.

Thường xuyên sử dụng levothyroxine có thể giữ hormone trong máu ở mức bình thường. Lúc này, các dấu hiệu và triệu chứng bệnh Hashimoto thường sẽ biến mất. Tuy nhiên, bạn sẽ cần được kiểm tra thường xuyên để theo dõi nồng độ hormone, điều này cho phép bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc khi cần thiết.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý rằng một số thực phẩm bổ sung và thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ levothyroxine của cơ thể. Bạn hãy cho bác sĩ về xem các loại thuốc mà bạn đang dùng. Một số thuốc có thể gây ra các vấn đề bao gồm:

  • Nhôm hydroxit, thường được tìm thấy trong các thuốc kháng axit;
  • Thuốc bổ sung sắt;
  • Thuốc bổ sung canxi;
  • Questran®, một loại thuốc hạ cholesterol;
  • Kayexalate®, một loại thuốc cho những người có kali trong máu cao.

Một số thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc levothyroxine. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có chế độ ăn uống chứa chất xơ hoặc đậu nành, vì điều này có thể ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Không ăn các loại thực phẩm có phản ứng với miễn dịch: gluten, thực phẩm đặc hiệu, v.v.
  • Ăn các loại thực phẩm chữa bệnh đường ruột,
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng hữu ích, thảo dược và chế phẩm sinh học;
  • Tăng cường khả năng giải độc của cơ thể;
  • Kiểm soát căng thẳng dài hạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Suy thận

(92)
Khi thận suy yếu, những chức năng như lọc máu, bài tiết chất thải và điều chỉnh huyết áp của cơ quan này cũng suy giảm theo, dần dần trở thành suy thận. ... [xem thêm]

Viêm da do ánh nắng

(59)
Tìm hiểu chungViêm da do ánh nắng là bệnh gì?Viêm da do ánh nắng, hay thường được gọi là cháy nắng, là chứng mẫn đỏ gây ngứa rát, có vảy, phồng giộp ở ... [xem thêm]

Vô niệu

(27)
Tìm hiểu chungVô niệu là gì?Vô niệu hoặc khó tiểu xảy ra khi thận không sản xuất nước tiểu. Ban đầu, bạn có thể có nước tiểu ít và sau đó là vô ... [xem thêm]

Đau họng mạn tính

(99)
Tìm hiểu chungĐau họng mạn tính là bệnh gì?Đau họng là tình trạng đau, trầy xước hoặc kích ứng họng, thường nặng hơn khi nuốt. Nguyên nhân phổ biến ... [xem thêm]

Giập móng tay

(81)
Tìm hiểu chungGiập móng tay là gì?Giập móng tay (mọi người quen gọi là dập móng tay) là một loại chấn thương ngón tay. Chấn thương có thể rất nhỏ hoặc ... [xem thêm]

Viêm phúc mạc

(51)
Tìm hiểu chungBệnh viêm phúc mạc là gì?Phúc mạc là một màng mỏng bao phủ bên trong cơ thể và bảo vệ các cơ quan trong ổ bụng. Viêm phúc mạc là tình trạng ... [xem thêm]

Sốt màng não miền núi (sốt màng não)

(41)
Tìm hiểu chungSốt màng não miền núi (sốt màng não) là bệnh gì?Bệnh sốt màng não miền núi, hay còn gọi là sốt màng não, là bệnh cấp tính gây ra do vi khuẩn ... [xem thêm]

Hội chứng Cushing

(83)
Định nghĩaHội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát) là gì?Hội chứng Cushing, còn được gọi là bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát là một chứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN