Phenelzine

(3.89) - 78 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của phenelzine là gì?

Phenelzine là một thuốc chống trầm cảm (ức chế monoamine oxidase). Thuốc này điều trị trầm cảm bằng cách phục hồi sự cân bằng các chất tự nhiên (chất dẫn truyền thần kinh) trong não. Phenelzine có thể cải thiện tâm trạng và cảm giác hạnh phúc. Thuốc này thường được dùng cho những người không có đáp ứng với các thuốc khác điều trị bệnh tương tự.

Bạn nên dùng phenelzine như thế nào?

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng phenelzine. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Dùng thuốc bằng đường uống, thường 1 – 3 lần/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc này có thể được dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn. Liều lượng dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng của cơ thể với điều trị.

Để giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ, bác sĩ có thể cho bạn bắt đầu dùng từ liều thấp và tăng dần liều. Một khi tình trạng của bạn cải thiện và bạn cảm thấy khỏe hơn, bác sĩ có thể giảm liều của bạn. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Không tự ý thay đổi liều thuốc hoặc dùng thường xuyên hơn so với chỉ định. Tình trạng của bạn sẽ không cải thiện nhanh hơn mà còn gia tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.

Dùng thuốc đều đặn để có được lợi ích tối đa của thuốc. Để dễ nhớ, nên dùng vào cùng các giờ mỗi ngày. Có thể mất vài tuần để nhận thấy được tác dụng tối đa của thuốc này. Không tự ý ngưng dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc này có thể gây ra hội chứng cai thuốc, đặc biệt nếu thuốc được dùng thường xuyên trong một thời gian dài hoặc dùng với liều cao. Nếu đột ngột ngưng dùng thuốc, hội chứng cai thuốc (như bồn chồn, lú lẫn, ảo giác, đau đầu, suy nhược, và tiêu chảy) có thể xảy ra. Để ngăn ngừa các triệu chứng này, bác sĩ có thể giảm dần liều của bạn. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết và báo cáo ngay nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng nào khi ngưng dùng thuốc.

Báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn kéo dài hoặc trầm trọng hơn.

Bạn nên bảo quản phenelzine như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng phenelzine cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh trầm cảm

Liều khởi đầu: 15 mg đường uống 3 lần/ngày.

Liều duy trì: liều lượng nên được tăng lên đến ít nhất 60 mg/ngày, và 90 mg/ngày ở một số trường hợp để duy trì đrủ chất ức chế MAO. Sau khi đạt được tác dụng tối đa, có thể giảm dần liều từ từ trong vài tuần xuống còn 15 mg/ngày hoặc mỗi 2 ngày.

Liều dùng phenelzine cho trẻ em là gì?

Tính an toàn và hiệu quả của thuốc này chưa được chứng minh ở bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Phenelzine có những dạng và hàm lượng nào?

Phenelzine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng phenelzine?

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn mắc bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc bất kỳ triệu chứng nào dưới đây (nặng hơn, hoặc mới xuất hiện): thay đổi tâm trạng hoặc hành vi, lo lắng, lên cơn hoảng loạn, khó ngủ, hoặc nếu bạn cảm thấy hấp tấp, dễ bị kích động, thù địch, hiếu chiến, bồn chồn, hiếu động thái quá (về tinh thần hoặc thể chất), chán nản hơn hay có những suy nghĩ về tự tử hoặc làm tổn thương chính mình.

Ngưng dùng phenelzine và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Đau đầu đột ngột và nghiêm trọng, nhịp tim đập nhanh, cứng cổ, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi lạnh, đổ mồ hôi, các vấn đề tầm nhìn, nhạy cảm với ánh sáng;
  • Đau ngực, nhịp tim đập nhanh hoặc chậm;
  • Sưng tấy, tăng cân nhanh chóng;
  • Kích động, có suy nghĩ hay hành vi bất thường;
  • Cảm giác choáng váng, ngất xỉu.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  • Chóng mặt;
  • Cảm thấy suy nhược hoặc buồn ngủ;
  • Khó ngủ (mất ngủ);
  • Táo bón, khó chịu dạ dày;
  • Khô miệng, giảm đi tiểu;
  • Liệt dương, khó đạt cực khoái.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo:

Trước khi dùng phenelzine bạn nên biết những gì?

Trong khi quyết định dùng một loại thuốc, cần phải cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích của thuốc. Đối với thuốc này, cần xem xét các yếu tố sau:

Dị ứng

Báo cho bác sĩ biết nếu bạn từng bị dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ thuốc nào khác. Đồng thời báo cho nhân viên y tế biết nếu bạn có bất kỳ dạng dị ứng nào, như di ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc đông vật. Đối với các thuốc không kê đơn, đọc kỹ thành phần trên bao bì sản phẩm.

Trẻ em

Chưa có nghiên cứu đầy đủ nào cho thấy mối liên hệ giữa tuổi tác và hiệu quả của thuốc này lên trẻ em. Tính an toàn và hiệu quả chưa được chứng minh.

Người cao tuổi

Các nghiên cứu được thực hiện cho đến nay vẫn chưa cho thấy các vấn đề cụ thể liên quan đến tuổi tác có thể gây hạn chế tác dụng của thuốc này ở người cao tuổi. Tuy nhiên, các bệnh nhân cao tuổi dễ mắc các vấn đề về thận, gan, hoặc tim có liên quan đến tuổi tác, cần thận trọng và điều chỉnh liều đối với bệnh nhân cao tuổi dùng phenelzine.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Phenelzine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng thuốc này cùng với bất kỳ loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo. Bác sĩ của bạn có thể chọn những loại thuốc khác để điều trị cho bạn:

  • Amitriptyline;
  • Amoxapine;
  • Amphetamine;
  • Apraclonidine;
  • Atomoxetine;
  • Benzphetamine;
  • Brimonidine;
  • Bromocriptine;
  • Bupropion;
  • Buspirone;
  • Carbamazepine;
  • Carbidopa;
  • Carbinoxamine;
  • Citalopram;
  • Clomipramine;
  • Clovoxamine;
  • Cocaine;
  • Cyclobenzaprine;
  • Cyproheptadine;
  • Desipramine;
  • Desvenlafaxine;
  • Dexfenfluramine;
  • Dexmethylphenidate;
  • Dextroamphetamine;
  • Dextromethorphan;
  • Diethylpropion;
  • Dopamine;
  • Doxylamine;
  • Duloxetine;
  • Entacapone;
  • Epinephrine;
  • Escitalopram;
  • Femoxetine;
  • Fenfluramine;
  • Fluoxetine;
  • Fluvoxamine;
  • Guanadrel;
  • Guanethidine;
  • Hydroxytryptophan;
  • Imipramine;
  • Isocarboxazid;
  • Isometheptene;
  • Levodopa;
  • Levomethadyl;
  • Levomilnacipran;
  • Linezolid;
  • Lisdexamfetamine;
  • Maprotiline;
  • Mazindol;
  • Meperidine;
  • Mephentermine;
  • Methadone;
  • Methamphetamine;
  • Methotrimeprazine;
  • Methyldopa;
  • Xanh methylene;
  • Methylphenidate;
  • Milnacipran;
  • Mirtazapine;
  • Nefazodone;
  • Nefopam;
  • Norepinephrine;
  • Nortriptyline;
  • Opipramol;
  • Paroxetine;
  • Phendimetrazine;
  • Phenelzine;
  • Phenmetrazine;
  • Phentermine;
  • Phenylalanine;
  • Phenylephrine;
  • Phenylpropanolamine;
  • Procarbazine;
  • Protriptyline;
  • Pseudoephedrine;
  • Rasagiline;
  • Reserpine;
  • Rizatriptan;
  • Selegiline;
  • Sertraline;
  • Sibutramine;
  • Sumatriptan;
  • Tapentadol;
  • Tetrabenazine;
  • Tranylcypromine;
  • Trazodone;
  • Trimipramine;
  • Tryptophan;
  • Venlafaxine;
  • Vilazodone;
  • Vortioxetine;
  • Zolmitriptan.

Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc tần suất sử dụng một hoặc hai loại thuốc.

  • Albuterol;
  • Altretamine;
  • Arformoterol;
  • Avocado;
  • Bambuterol;
  • Bitter orange;
  • Clenbuterol;
  • Colterol;
  • Difenoxin;
  • Diphenoxylate;
  • Dolasetron;
  • Dothiepin;
  • Doxepin;
  • Droperidol;
  • Ephedrine;
  • Ethchlorvynol;
  • Fenoterol;
  • Fentanyl;
  • Formoterol;
  • Frovatriptan;
  • Granisetron;
  • Guarana;
  • Hexoprenaline;
  • Hydrocodone;
  • Hydromorphone;
  • Indacaterol;
  • Iobenguane I 123;
  • Isoetharine;
  • Kava;
  • Levalbuterol;
  • Licorice;
  • Lithium;
  • Lofepramine;
  • Lorcaserin;
  • Ma Huang;
  • Mate;
  • Metaproterenol;
  • Metaraminol;
  • Metoclopramide;
  • Morphine;
  • Morphine sulfate liposome;
  • Naratriptan;
  • Olodaterol;
  • Oxycodone;
  • Palonosetron;
  • Pirbuterol;
  • Procaterol;
  • Reboxetine;
  • Reproterol;
  • Ritodrine;
  • Salmeterol;
  • St John’s Wort;
  • Terbutaline;
  • Tolcapone;
  • Tramadol;
  • Tretoquinol;
  • Tulobuterol;
  • Tyrosine;
  • Vilanterol;

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây ra tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể được điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc:

  • Acarbose;
  • Acetohexamide;
  • Benfluorex;
  • Chlorpropamide;
  • Ginseng;
  • Gliclazide;
  • Glimepiride;
  • Glipizide;
  • Gliquidone;
  • Glyburide;
  • Guar Gum;
  • Insulin;
  • Insulin aspart, tái tổ hợp;
  • Insulin degludec;
  • Insulin detemir;
  • Insulin glargine, tái tổ hợp;
  • Insulin glulisine;
  • Insulin human regular;
  • Insulin lispro, tái tổ hợp;
  • Metformin;
  • Metoprolol;
  • Miglitol;
  • Nadolol;
  • Repaglinide;
  • Tolazamide;
  • Tolbutamide;
  • Troglitazone.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với phenelzine không?

Một số loại thuốc không nên được dùng trong khoảng thời gian ăn uống hoặc khi ăn một số loại thực phẩm nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu bia hay thuốc lá cũng có thể có tương tác với thuốc. Các tương tác thuốc dưới đây được lựa chọn dựa trên mức độ nghiêm trọng tiềm năng cơ bản và không nhất thiết là bao gồm tất cả.

Dùng thuốc với bất kỳ sản phẩm nào dưới đây thường không được khuyên dùng, nhưng có thể không tránh khỏi ở một số trường hợp. Nếu dùng chung, bác sĩ có thể phải thay đổi liều dùng hoặc mức độ dùng thuốc, hoặc cho bạn các chỉ dẫn đặc biệt về thực phẩm, rượu bia, hoặc thuốc lá.

  • Caffeine;
  • Thực phẩm chứa dopamine;
  • Thực phẩm chứa tyramine.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến phenelzine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm);
  • Suy tim sung huyết;
  • Bệnh thận mức độ nặng;
  • Có tiền sử mắc bệnh gan;
  • Bệnh u tủy thượng thận (pheochromocytoma) – Không nên dùng cho bệnh nhân mắc các tình trạng này;
  • Tiểu đường;
  • Hạ huyết áp thấp;
  • Bệnh tâm thần phân liệt – Dùng thận trọng. Có thể làm cho các tình trạng này trở nên nặng hơn.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm:

  • Buồn ngủ;
  • Chóng mặt;
  • Ngất xỉu;
  • Khó chịu;
  • Hiếu động thái quá;
  • Kích động;
  • Đau đầu;
  • Ảo giác;
  • Cứng cơ hàm;
  • Cong, cứng lưng;
  • Động kinh;
  • Hôn mê;
  • Mạch đập nhanh, không đều;
  • Đau ngực;
  • Thở chậm;
  • Sốt;
  • Đổ mồ hôi;
  • Da mát, ẩm ướt.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Letbaby

(48)
Tên hoạt chất: Canxi glucoheptonat, vitamin D3Phân nhóm: Thuốc bổ sung canxiTên biệt dược: LetbabyTác dụng của thuốc LetbabyTác dụng của thuốc Letbaby là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Axcel Diphenhydramin Expectorant®

(37)
Tên gốc: diphenhydraminTên biệt dược: Axcel Diphenhydramin Expectorant® – dạng thuốc siro uống với giới hạn hàm lượng (tính theo dạng base liều) là 50mg/đơn vị ... [xem thêm]

Thuốc Axcel Cetirizine®

(54)
Tên gốc: cetirizine dihydrochlorideTên biệt dược: Axcel Cetirizine®Phân nhóm: thuốc kháng histamin & kháng dị ứngTác dụngTác dụng của thuốc Axcel Cetirizine® là ... [xem thêm]

Thuốc Buspar®

(383)
... [xem thêm]

Erolin® 1mg/ml

(66)
Tên gốc: loratadine 1mgTên biệt dược: Erolin® 1mg/mlPhân nhóm: thuốc kháng histamin & kháng dị ứngTác dụngTác dụng của thuốc Erolin® 1mg/ml là gì?Thuốc siro ... [xem thêm]

Aliskiren Fumarate

(29)
Tác dụngTác dụng của aliskiren fumarate là gì?Thuốc này có tác dụng điều trị tăng huyết áp, giúp ngăn ngừa chứng đột quỵ, đau tim, và các bệnh lý về ... [xem thêm]

Thuốc Levigatus

(26)
Tên hoạt chất: Cetrimid, tinh chất nghệTên biệt dược: Levigatus®Tác dụng của thuốc Levigatus?Tác dụng của thuốc Levigatus là gì?Thuốc Levigatus có tác dụng sát ... [xem thêm]

Thuốc Nabifar

(64)
Tên hoạt chất: Natri bicarbonatTên biệt dược: NabifarTác dụng của thuốc NabifarTác dụng của thuốc Nabifar là gì?Thuốc Nabifar được chỉ định cho:Vệ sinh răng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN