Tìm hiểu chung
Viêm khớp vảy nến là bệnh gì?
Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp xuất hiện ở những bệnh nhân bị mắc bệnh da vảy nến nghiêm trọng. Bệnh gây viêm một số khớp nhất định và phát ban. Các vùng thường bị ảnh hưởng nhất là ngón tay, cổ và lưng dưới. Mắt, móng và tim cũng có thể bị viêm nhưng ít thường xuyên hơn. Phát ban thường bắt đầu trước khi đau khớp nhưng một số người sẽ không nhận ra cho tới sau khi cơn đau phát triển.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp vảy nến là gì?
Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng đến cả da và hệ thống cơ xương. Các khớp thường bị ảnh hưởng là các khớp ngoại biên (gần các móng) của các ngón tay hoặc ngón chân, cũng như cổ tay, đầu gối, mắt cá chân và lưng dưới.
Các triệu chứng ở cơ xương có thể bao gồm:
- Đau khớp và sưng xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định sau đó biến mất, có thể kèm theo mẩn đỏ và cảm giác nóng ở chỗ đau;
- Đau nhức ở bắp thịt hoặc dây chằng gắn vào xương, đặc biệt là ở gót chân và dưới cùng của bàn chân;
- Viêm cột sống hay viêm đốt sống, có thể gây đau và cứng khớp ở cổ và lưng dưới;
- Cứng khớp vào buổi sáng;
- Tầm vận động của khớp giảm;
- Các ngón tay và ngón chân bị sưng đỏ và đau;
Triệu chứng ngoài da có thể bao gồm:
- Da đỏ và phát triển vảy nến;
- Móng bị lủng và có thể bị tách khỏi nền móng.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Mệt mỏi và cảm thấy khó chịu;
- Viêm kết mạc (còn gọi là đau mắt đỏ), viêm hoặc nhiễm trùng của màng lót mí mắt và một phần của nhãn cầu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn bị vảy nến, bạn nên thông báo với bác sĩ khi bạn bắt đầu bị đau khớp. Cơn đau có thể đột ngột hoặc kéo dài nhưng nếu không được trị kịp thời sẽ gây tổn thương khớp.
Ngoài ra nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy trực tiếp tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra viêm khớp vảy nến?
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vảy nến chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng vai trò quan trọng. Một số nghiên cứu đã cho thấy, những người bị viêm khớp vảy nến thường có một thành viên trong gia đình bị bệnh vảy nến hoặc viêm khớp. Ở những người nhạy cảm, một bệnh nhiễm trùng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch và kích thích sự phát triển của bệnh viêm khớp vảy nến.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải viêm khớp vảy nến?
Theo thống kê, có khoảng 10% đến 20% người mắc phải vảy nến bị viêm khớp vảy nến. Bệnh thường xảy ra nhất ở người từ 30 đến 50 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là ngang nhau. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp vảy nến?
Những tác nhân khiến nguy cơ viêm khớp vảy nến tăng bao gồm:
- Mắc bệnh vảy nến trong thời gian dài;
- Có người nhà bị viêm khớp vảy nến hoặc bị vảy nến;
- Độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi có nguy cơ bị viêm khớp vảy nến cao nhất.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm khớp vảy nến?
Để chẩn đoán viêm khớp vảy nến, đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử của bạn và khám lâm sàn. Hiện tại, không có một xét nghiệm nào có thể đảm bảo chẩn đoán bệnh viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh có cùng triệu chứng khác như thấp khớp hay bệnh gút. Các xét nghiệm bao gồm:
- Chụp X-quang và chụp MRI: giúp bác sĩ xác định các thay đổi trong khớp có liên quan đến viêm khớp vảy nến;
- Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF: yếu tố dạng thấp là một kháng thể thường xuất hiện trong máu bệnh nhân bị thấp khớp, nhưng thường không có trong máu bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến. Do đó, xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ loại trừ nguy cơ bệnh thấp khớp.
Xét nghiệm chất dịch trong khớp: bác sĩ sẽ rút dịch trong khớp của bạn để làm xét nghiệm tìm các tinh thể axit uric, một tinh thể thường thấy ở người bị bệnh gút. Do đó xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ loại trừ nguy cơ bệnh gút.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm khớp vảy nến?
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp hoàn toàn chữa khỏi bệnh viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, với việc phát hiện bệnh sớm, bạn có thể sống chung với bệnh dễ dàng.
Phương pháp phổ biến và hiệu quả hiện giờ là kết hợp thuốc, vật lý trị liệu và tập thể dục. Các thuốc kháng viêm không chứa steroid có thể giúp giảm đau và sưng. Nếu thuốc kháng viêm không hiệu quả, bác sĩ da liễu có thể kê thuốc đặc trị vảy nến nhằm làm chậm quá trình phát triển bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, các thuốc này thường có tác dụng phụ nghiêm trọng và cần được theo dõi cẩn thận.
Bạn nên có kiến thức về bệnh viêm khớp vảy nến vì đây là bệnh suốt đời. Tập thể dục cũng quan trọng không kém để khớp chuyển động đúng cách và làm khỏe cơ. Xen kẽ nghỉ ngơi và vận động giúp bạn xua tan mệt mỏi và quên đi tình trạng bệnh của mình.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm khớp vảy nến?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
- Dùng thuốc theo chỉ định;
- Gọi bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc hoặc nếu thuốc không giúp giảm đau khớp, cứng khớp, sưng khớp hoặc bệnh vảy nến;
- Gọi bác sĩ thuốc giảm đau không kê toa và các sản phẩm cho da nào bạn có thể dùng với thuốc được kê;
- Tập thể dục để duy trì vùng chuyển động của khớp và độ khỏe của cơ;
- Bảo vệ các khớp của bạn: thay đổi cách bạn thực hiện các công việc hằng ngày để bảo vệ các khớp. Chẳng hạn như nâng vật nặng bằng cả hai tay, đẩy cửa mở bẳng toàn bộ cơ thể thay vì chỉ dùng các ngón tay;
- Giữ cân nặng khỏe mạnh: duy trì cân nặng tốt sẽ giúp làm giảm áp lực lên các khớp, từ đó giúp bạn giảm đau và dễ dàng di chuyển hơn. Cách tốt nhất để giữ cân nặng là tăng các chất dinh dưỡng và giới hạn lượng calo trong chế độ ăn uống, ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật;
- Sử dụng túi chườm nóng và chườm lạnh: chườm lạnh hoặc chườm nóng có thể giúp bạn giảm đau. Bạn có thể chườm vài lần một ngày, mỗi lần khoảng 20 đến 30 phút;
- Nghỉ ngơi: chiến đấu với các cơn đau và viêm nhiễm có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Ngoài ra, một số loại thuốc viêm khớp có thể khiến bạn mệt mỏi. Bạn hãy chia các hoạt động tập thể dục hoặc làm việc thành các khoảng thời gian ngắn và nghỉ ngơi xen kẽ để luôn duy trì thể chất và tâm trạng tốt nhất.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.