Viêm màng bồ đào

(4.17) - 53 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh viêm màng bồ đào là gì?

Viêm màng bồ đào là bệnh viêm sưng và phá hủy mô mắt. Người nhiễm bệnh này sẽ bị viêm lớp giữa của mắt hay còn gọi là màng bồ đào. Màng bồ đào bao gồm màu mắt (mống mắt), màng mỏng chứa nhiều mạch máu (màng mạch) và thể mi. Màng bồ đào rất quan trọng vì nó chứa nhiều tĩnh mạch và động mạch giúp vận chuyển máu đến các bộ phận khác của mắt. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn từ giảm đến mất thị lực trầm trọng.

Có bốn loại viêm màng bồ đào phụ thuộc vào vị trí xuất hiện viêm:

  • Viêm màng bồ đào trước là tình trạng viêm mống mắt và thể mi;
  • Viêm màng bồ đào giữa là tình trạng viêm thể mi;
  • Viêm màng bồ đào sau là tình trạng viêm màng mạch;
  • Viêm màng bồ đào toàn bộ là tình trạng viêm tất cả các phận của màng bồ đào.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng bồ đào là gì?

Các triệu chứng viêm màng bồ đào bao gồm:

  • Đỏ mắt và rát;
  • Nhìn mờ;
  • Đau mắt;
  • Dễ nhạy cảm ánh sáng;
  • Mắt thấy mờ hoặc tối;
  • Giảm thị lực.

Những triệu chứng này xuất hiện bất ngờ và sau đó nhanh chóng trở nên nghiêm trọng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám bác sĩ nhãn khoa, chuyên gia bệnh về mắt, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng trên. Bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi và ánh sáng để kiểm tra chi tiết mắt và có thể đề nghị làm thêm các xét nghiệm nếu chẩn đoán ra bệnh viêm màng bồ đào. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây bệnh viêm màng bồ đào?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm màng bồ đào, bao gồm virus, nấm và vi khuẩn. Nhưng trong nhiều trường hợp, bác sĩ vẫn không rõ nguyên nhân. Bệnh phá hủy các mô và gây ra sưng, đỏ, nóng vì các tế bào bạch cầu tập trung ở nơi bị viêm để khống chế và loại bỏ ngoại vật. Nói chung, những nguyên nhân phổ biến của viêm màng bồ đào bao gồm:

  • Bệnh tự miễn;
  • Nhiễm trùng hoặc khối u xuất hiện trong mắt hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể;
  • Bầm mắt;
  • Độc tố thâm nhập vào mắt;
  • Ung thư ảnh hưởng đến mắt, chẳng hạn như u lympho;
  • Chấn thương hoặc phẫu thuật mắt.

Các bệnh trên sẽ gây ra các triệu chứng như tầm nhìn giảm, đau, nhạy cảm ánh sáng. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ vẫn không rõ nguyên nhân gây ra bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Bệnh viêm màng bồ đào có nguy hiểm không?

Viêm màng bồ đào có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu phổ biến ở những người độ tuổi từ 20 đến 50. Theo một nghiên cứu từ California-USA, hơn 280.000 người tại Hoa Kỳ mắc bệnh viêm màng bồ đào mỗi năm. Hàng năm, viêm màng bồ đào là nguyên nhân gây mù ở 30.000 trường hợp và tăng 10% tất cả các trường hợp mù. Viêm màng bồ đào trước là dạng phổ biến nhất với tỷ lệ hàng năm khoảng 8-15 trường hợp trên 100000 người. Bệnh xảy ra như nhau ở nam và nữ. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng bồ đào?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ viêm màng bồ đào, chẳng hạn như biến đổi gen và đôi khi do thói quen hút thuốc lá. Kính áp tròng cũng làm tăng nguy viêm màng bồ đào.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm màng bồ đào?

Bạn cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia mắt khi các triệu chứng xảy ra. Viêm bên trong mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực và thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để loại trừ nhiễm trùng hoặc rối loạn tự miễn dịch. Chẩn đoán viêm màng bồ đào bao gồm kiểm tra kỹ lưỡng và ghi lại bệnh sử của bạn để cho kết luận chính xác hơn. Các bước khám mắt có thể bao gồm:

  • Kiểm tra thị lực bằng bảng chữ cái hoặc bảng hình ảnh để phát hiện thị lực giảm;
  • Soi đáy mắt: bác sĩ sẽ nhỏ thuốc vào mắt và soi đáy mắt bằng kính để kiểm tra;
  • Đo áp suất trong mắt;
  • Đo nhãn áp không xâm lấn: bác sĩ có thể sử dụng thuốc nhuộm fluorescein để dễ quan sát các mạch máu trở nên dễ quan sát.

Bệnh viêm màng bồ đào có chữa được không?

Bác sĩ tiến hành điều trị bệnh phụ thuộc vào bạn đang mắc loại viêm màng bồ đào nào. Đối với viêm màng bồ đào không phải do nhiễm trùng, bác sĩ chỉ định thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc có chứa steroid để làm giảm sưng và thuốc giảm đau. Thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử giúp ngăn chặn co thắt mắt và dính đồng tử. Thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng ở những người có viêm màng bồ đào. Ngoài ra, bạn cần sử dụng kính râm để giảm nhạy cảm ánh sáng.

Đối với tình trạng viêm nặng hơn, bác sĩ có thể xem xét thuốc uống, thuốc tiêm hay phẫu thuật. Có hai phương pháp phổ biến điều trị bệnh là phẫu thuật lấy bỏ chất lỏng giống gel trong mắt và cấy ghép thiết bị vào mắt để giảm lưu lượng của thuốc. Đối với những người bị viêm màng bồ đào sau khó điều trị, bác sĩ sẽ cấy vào mắt thiết bị phóng thích thuốc corticosteroid chậm trong 2-3 năm. Tác dụng phụ của điều trị này bao gồm đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm màng bồ đào?

Theo nghiên cứu, nếu bạn sử dụng đúng liều lượng vitamin E có thể giúp cải thiện thị lực. Bạn có thể uống vitamin E với vitamin C để cải thiện thị lực, nhưng không thể làm giảm sưng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm bạch huyết vòm họng

(73)
Tìm hiểu chungViêm bạch huyết vòm họng là bệnh gì?Bạch huyết vòm họng là khối mô bạch huyết phì đại nằm ở vòm mũi họng. Giống như amidan, bạch huyết ... [xem thêm]

Gãy xương cổ

(12)
Tìm hiểu chungGãy xương cổ là gì?Đốt sống cổ có bảy xương. Chúng nâng đỡ đầu và kết nối đầu với vai và cơ thể. Gãy xương hoặc vỡ một trong các ... [xem thêm]

Biến dạng ngón chân cái

(13)
Tìm hiểu chungBiến dạng ngón chân cái là bệnh gì?Biến dạng ngón chân cái là một khối xương hình thành ở khớp ngón chân cái. Nó hình thành khi ngón chân cái ... [xem thêm]

Hội chứng Lyell

(19)
Tìm hiểu chungHội chứng Lyell là gì?Các bệnh dị ứng gây ra các ảnh hưởng khác nhau trên cơ thể tùy theo các hậu quả của nó. Hậu quả nghiêm trọng nhất là ... [xem thêm]

Gãy xương bàn tay

(56)
Xương bàn tay bị gãy có khả năng lành trong 4-6 tuần và phục hồi chức năng trong vài tháng tới. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể rút ngắn giai đoạn trên bằng cách ... [xem thêm]

Hội chứng Stockholm

(89)
Tìm hiểu chungHội chứng Stockholm là gì?Hội chứng Stockholm là một tình trạng tâm lý, xảy ra khi một nạn nhân bị bắt cóc phát triển cảm xúc tích cực về ... [xem thêm]

Than (nhiệt thán)

(14)
Tìm hiểu chungBệnh than (nhiệt thán) là gì?Bệnh than, hay còn gọi là bệnh nhiệt thán, là một bệnh truyền nhiễm hiếm gặp do bào tử hoặc vi khuẩn Bacillus ... [xem thêm]

Hội chứng bụng quả mận

(22)
Tìm hiểu chungHội chứng “bụng quả mận” là gì?Hội chứng “bụng quả mận” là một nhóm các dị tật bẩm sinh có liên quan đến 3 vấn đề chính:Các cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN