Bệnh thứ năm hay còn gọi là ban đỏ nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở trẻ em khiến cha mẹ lo lắng. Vậy chính xác đây là bệnh gì? Đâu là những triệu chứng mắc bệnh? Bài viết dưới đây có thể sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi trên.
Bệnh thứ năm-ban đỏ nhiễm khuẩn là gì?
Bệnh thứ năm hay còn được gọi là sốt nổi ban là một dạng viêm nhiễm nhẹ do viêm đường hô hấp trên. Bệnh này thường phổ biến ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Ngoài ra, bệnh này còn có thể xuất hiện ở người lớn và đặc biệt nguy hiểm với thai phụ. Bệnh về virus sẽ dẫn đến tình trạng phát ban đỏ ở má, cánh tay và đùi. Loại virus gây ra bệnh này là human Parvovirus.
Triệu chứng của bệnh
Có một vài triệu chứng thường gặp ở bệnh như:
- Khoảng từ 2 đến 3 tuần sau khi mắc phải mầm bệnh, các vết ban sẽ dần xuất hiện trên mặt. Các vết ban ban đầu giống như vết bị tát ở mặt, và các vùng xung quanh miệng trông sẽ tái xanh. Các dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện ở trẻ em;
- Một đường hay điểm đỏ có thể xuất hiện trên tay và lan ra ngực, lưng và đùi. Các vết đỏ có thể nhạt đi nhưng sẽ trở nặng khi người bệnh tiếp xúc với hơi nóng như tắm vòi sen nước nóng hay lạnh, tắm nắng. Các vết đỏ này có thể ở lì đến vài tuần. Tuy nhiên, đối với vài người, vết ban này không xuất hiện;
- Người lớn có thể sẽ xuất hiện những cơn đau.
Bệnh thứ năm không nghiêm trọng đối với hầu hết trẻ em. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đỏ thường làm cho bố mẹ sợ hãi và lo lắng nhiều, do đó bạn cần thảo luận với bác sĩ nhi khoa để sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng.
Không có biện pháp điều trị cụ thể nào cho căn bệnh thứ năm, việc điều trị chỉ nhằm giảm các triệu chứng. Ví dụ, nếu con bị sốt hoặc đau, bạn có thể cho dùng acetaminophen. Nếu triệu chứng mới xuất hiện, bé cảm thấy mệt mỏi, sốt cao, bạn cần nên đưa bé đi gặp bác sĩ.
Biện pháp khắc phục
Trẻ mắc phải bệnh này sẽ rất dễ lây lan cho trẻ khác, đặc biệt khi trẻ đang trong giai đoạn có những triệu chứng giống như cảm lạnh, thường là trước khi trời mưa. Tuy nhiên, đến khi phát ban, trẻ sẽ không lây nhiễm nữa. Nhưng thông thường, nếu con bạn bị sốt hoặc phát ban, bạn cần giữ con mình tránh xa các đứa trẻ khác đến khi bác sĩ xác định căn bệnh đó là gì. Để phòng ngừa, hãy đợi cho đến khi con bạn hết sốt mới cho bé chơi đùa với những đứa bé khác.
Giữ trẻ em bị nhiễm bệnh tránh xa thai phụ, đặc biệt là mẹ bầu đang trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, vì virus có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, thậm chí tử vong cho phụ nữ mang thai.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một vài thông tin hữu ích về căn bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn. Bạn hãy lưu ý những dấu hiệu của bệnh để bảo vệ con tốt hơn nhé.