Ambroxol

(3.54) - 96 đánh giá

Ambroxol là một hoạt chất có tác dụng làm tiêu đờm, dịch nhầy. Do đó, chúng giúp cho đờm trở nên loãng hơn để người bệnh dễ dàng loại bỏ ra ngoài qua động tác ho, khạc. Khi bào chế thành thuốc, người ta thường sử dụng dạng muối ambroxol hydrochloride.

Tìm hiểu chung

Tác dụng của ambroxol là gì?

Ambroxol có tác dụng làm tiêu chất nhầy, thường được kê đơn trong điều trị nhiều bệnh hô hấp khác nhau như tràn khí kèm theo bệnh bụi phổi, viêm phế quản, viêm phổi mãn tính, viêm khí – phế quản (viêm đường hô hấp), giãn phế quản, viêm phế quản kèm theo hen suyễn co thắt phế quản.

Ambroxol có những dạng và hàm lượng nào?

Ambroxol có những dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc viên nén, đường uống: 30mg
  • Dung dịch, đường uống: 30mg /5ml
  • Thuốc tiêm: 15 mg/2 ml
  • Thuốc hít: 15 mg/2 mL

Bạn nên bảo quản ambroxol như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng mặt trời.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng ambroxol cho người lớn là bao nhiêu?

  • Liều hàng ngày có thể dùng từ 30–120mg, chia làm 2–3 lần/ngày.
  • Dùng dạng viên phóng thích kéo dài: uống 75mg/ngày, 1 liều duy nhất.

Liều dùng ambroxol cho trẻ em là bao nhiêu?

  • Trẻ em ≤ 2 tuổi: 7,5–15mg x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 2–5 tuổi: 7,5–15mg x 3 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 6–12 tuổi: 15–30mg/lần, dùng 2–3 lần/ngày.
  • Trẻ em > 12 tuổi: dùng liều giống với liều cho người lớn.

Cách dùng

Bạn nên dùng ambroxol như thế nào?

Bạn nên uống thuốc kèm chung với thức ăn theo chỉ dẫn. Đọc kỹ tất cả hướng dẫn sử dụng thuốc trên bao bì thuốc trước khi dùng. Nếu bạn không chắc chắn về bất cứ thông tin nào, hãy tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thông báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh vẫn tiếp diễn hay trở nặng hơn hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng mới. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp các tác dụng nào khi dùng ambroxol?

Bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa nhẹ khi uống thuốc này. Các triệu chứng có thể gặp phải gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Khó tiêu
  • Ợ nóng
  • Khô miệng hoặc cổ họng
  • Thay đổi vị giác

Trên đây không phải là tất cả tác dụng phụ của ambroxol. Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào xảy ra, hãy thông báo ngay với bác sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Khi dùng ambroxol bạn nên biết những gì?

Bạn nên thông báo với bác sĩ những vấn đề sau nếu cần phải sử dụng ambroxol:

  • Dị ứng với ambroxol hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Các loại thuốc kê toa hoặc không kê toa đang dùng, kể cả các loại vitamin, thực phẩm chức năng, dược liệu.
  • Đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong thời gian đang dùng ambroxol, hãy thông báo với bác sĩ.

Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với ambroxol
  • Loét dạ dày tá tràng tiến triển
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Ambroxol có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ xem qua. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Ambroxol có thể xảy ra tương tác với một số thuốc như:

  • Thuốc ức chế cơn ho
  • Thuốc kháng sinh (như cefuroxime, doxycycline, erythromycin)

Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới ambroxol không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến ambroxol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là viêm loét dạ dày.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc moxifloxacin là gì?

(70)
Tên gốc: moxifloxacinTên biệt dược: Avelox®Phân nhóm: thuốc kháng khuẩn & khử trùng mắtTác dụngTác dụng của thuốc moxifloxacin là gì?Thuốc moxifloxacin được ... [xem thêm]

Bromelain

(54)
Tên hoạt chất: bromelainPhân nhóm: các liệu pháp bổ trợ & thực phẩm chức năngCông dụng của bromelainCông dụng của bromelain là gì?Bromelain là một loại enzyme ... [xem thêm]

Cetylpyridinium

(28)
Tác dụngTác dụng của cetylpyridinium là gì?Cetylpyridinium clorid là một chất khử trùng dẫn xuất pyridin bậc bốn. Thuốc này thường được dùng dưới dạng ... [xem thêm]

Thuốc hydrocortisone + axit fusidic

(80)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc hydrocortisone + axit fusidic là gì?Bạn có thể dùng hydrocortisone + axit fusidic để điều trị các bệnh ngoài da (viêm da dị ứng ). ... [xem thêm]

Thuốc Obimin Plus®

(57)
Tên gốc: vitamin A, D, E, B, axit folic, canxi pantothenate, biotin, nicotinamide, vitamin C, sắt sulfate, iod, canxi cacbonat, kẽm sulfat, magie sulfat, mangan sulfat, đồng sulfat, DHA, ... [xem thêm]

Hemblood

(85)
Thành phần: vitamin B1 115mg, vitamin B6 100mg, vitamin B12 50mcgPhân nhóm: vitamin nhóm B/vitamin nhóm B, C kết hợpTên biệt dược: HembloodTác dụngTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường có công dụng gì?

(11)
Tên hoạt chất: Cao Câu kỷ tử, Hoài sơn, cao Mạch môn, cao Nhàu, axit alpha lipoic.Phân nhóm: Thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ trợ.Tác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Moexipril

(81)
Tên gốc: moexiprilTên biệt dược: Univasc®Phân nhóm: thuốc ức chế men chuyển angiotensin/thuốc ức chế trực tiếp reninTác dụng của moexiprilTác dụng của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN