Hiến máu có những tác dụng phụ nào?

(3.88) - 10 đánh giá

Hiến máu là một nghĩa cử cứu người cao đẹp và đầy tính nhân văn. Tuy nhiên, đối với số ít người hiến máu, đặc biệt là thanh thiếu niên, có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn sau quá trình hiến tặng này.

Dù rằng hầu hết các tác dụng phụ này chỉ mang ảnh hưởng khá nhỏ, tuy nhiên có ít hơn 1% người hiến máu mắc phải các phản ứng phụ cực kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm.

Những phản ứng phụ có thể xảy ra khi hiến máu

Trên thực tế, việc hiến máu mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ đối với cá nhân nói riêng mà còn cho cả cộng đồng nói chung. Theo Hội chữ Thập đỏ Hoa Kỳ, chỉ 1 lít máu hiến tặng có thể cứu được mạng sống của nhiều người. Ở Hoa Kỳ, các nhà khoa học ước tính mỗi ngày các bệnh viện cần đến 36.000 lít máu và có khoảng 6,8 triệu người tham gia hiến máu mỗi năm. Tuy nhiên, việc hiến máu vẫn có một số tác dụng phụ nhỏ. Các phản ứng phụ này bao gồm:

  • Bầm tím;
  • Chảy máu không ngừng;
  • Choáng váng, đau đầu nhẹ và buồn nôn;
  • Đau nhức;
  • Cảm giác cơ thể suy yếu, mất sức.

Quá trình hiến máu thường diễn ra rất an toàn và sạch sẽ, tuy nhiên bạn cần biết một số điều trước khi hiến máu. Sau đây là những bất lợi sức khỏe bạn cần cân nhắc trước khi hiến máu.

Bầm tím

Khi bạn hiến máu, bạn sẽ ngồi hoặc nằm trên một chiếc ghế dựa và để tay thẳng trên thành ghế. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt băng đo huyết áp hoặc một miếng garo xung quanh vùng trên cánh tay và ép chặt. Nhờ vậy, các tĩnh mạch sẽ chứa nhiều máu hơn. Sau khi khử trùng vùng da ở khuỷu tay, bác sĩ sẽ dùng một kim tiêm vô trùng (được nối với một ống nhựa mỏng và túi đựng máu) tiêm thẳng vào tĩnh mạch của bạn. Kim sẽ được để yên trong vòng 10 phút hoặc trong suốt thời gian hiến máu.

Khi kim tiêm chọc vào ven máu, bạn sẽ có nguy cơ bị bầm tím vài chỗ xung quanh vùng da nơi kim được tiêm vào. Bầm tím là tình trạng thường gặp ở những người hiến máu. Các vết bầm có màu sắc thay đổi từ vàng đến xanh và cuối cùng là tím đậm. Hãy chườm một túi đá lên vùng da bị bầm trong vòng một ngày sau khi hiến máu.

Nếu kim tiêm không đâm trúng tĩnh mạch mà bị sượt ngang qua, nó có thể gây ra tình trạng xuất huyết cục bộ dưới da tạo thành vết bầm (hay còn gọi là tụ máu). Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì khối tụ máu sẽ hồi phục dần dần sau một vài ngày khi máu bầm bắt đầu tan đi.

Chảy máu không ngừng

Khi quá trình hiến máu kết thúc, bác sĩ sẽ rút kim ra khỏi tĩnh mạch và ấn chặt một miếng băng nhỏ lên đó để cầm máu. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng gạc băng cánh tay bạn lại. Miếng băng và gạc có tác dụng tạo áp lực giúp máu ngừng chảy. Tiếp đó, y tá sẽ hướng dẫn bạn cách giữ và đè băng gạc trong vòng 4–5 giờ để đảm bảo máu ngừng chảy hoàn toàn.

Tuy nhiên, vẫn có người bị chảy máu sau vài giờ cầm máu. Đối với trường hợp này, người hiến máu cần giữ và đè miếng băng lên ngay vùng tiêm chích và giữ tay giơ cao hơn tim trong vòng 3–5 phút. Nếu tình trạng chảy máu vẫn không dừng lại, bạn cần đến gặp bác sĩ để hỏi xin chỉ dẫn tiếp theo.

Hiến tặng máu là một hành động cao đẹp và nhân đạo. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân, bạn hãy tham gia làm kiểm tra và tuân theo chỉ dẫn trước và sau khi hiến máu nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cơ thể bạn thay đổi thế nào khi ăn kiêng sản phẩm từ bơ sữa?

(67)
Các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, sữa bò, phô mai mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe trẻ em. Tùy thuộc vào từng loại thức ăn và độ tuổi ... [xem thêm]

3 cách làm kim chi đơn giản: thuần Việt nhưng chuẩn vị Hàn Quốc!

(21)
Trong mâm cỗ ngày Tết luôn có những món dưa chua để kích thích sự thèm ăn cũng như làm tăng hương vị của các món ăn chính hơn. Ngày nay, rất nhiều người ... [xem thêm]

Quan hệ vào buổi sáng có thật sự làm tăng cơ hội mang thai?

(28)
Với một số cặp vợ chồng, việc thụ thai không quá khó khăn nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là một vấn đề nan giải. Có rất nhiều cách để ... [xem thêm]

Nấc cục kéo dài có thể là dấu hiệu của hội chứng tủy bên

(59)
Hội chứng tủy bên có các triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn khiến bác sĩ khó chẩn đoán. Và một trong những triệu chứng ít ai chú ý đến nhất chính là ... [xem thêm]

Dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần

(81)
Chế độ dinh dưỡng kém có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn không? Có thể bạn đã biết rằng những thức ăn hằng ngày có ảnh hưởng ... [xem thêm]

Phơi nhiễm chì do nghề nghiệp

(47)
Tôi có thể bị phơi nhiễm chì như thế nào? Chì có thể xâm nhập vào cơ thể theo hai cách: qua đường hô hấp (hít vào) và đường tiêu hóa (ăn vào). Bạn có ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn không quan tâm người khác nghĩ gì về mình

(63)
Bạn thấy mình quá mệt mỏi khi phải để tâm đến những lời bàn tán và nói xấu từ người khác. Có đôi khi bạn ước ao trở lại thời thơ ấu đầy đáng ... [xem thêm]

Ngũ cốc: Món ăn không thể thiếu trong thực đơn nhà bạn

(97)
Buổi sáng bận rộn của bạn sẽ được nhẹ nhàng hơn với ngũ cốc, bạn chỉ cần mất 5 phút để chuẩn bị bữa sáng giàu dinh dưỡng và ngon miệng. Nếu bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN