Thuốc Lactulose STADA®

(3.74) - 89 đánh giá

Tên gốc: lactulose

Tên biệt dược: Lactulose STADA®

Phân nhóm: thuốc nhuận trường, thuốc xổ

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Lactulose STADA® là gì?

Thuốc Lactulose STADA® thường được dùng để tạo phân mềm ở người bị táo bón, phòng và điều trị tiền hôn mê gan và hôn mê gan.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Lactulose STADA® cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn bị táo bón hoặc cần để tạo phân mềm

Bạn uống thuốc 1 lần vào buổi sáng. Bạn uống liều khởi đầu 15 đến 30 ml mỗi ngày hoặc chia 2 lần, có thể đến 60 ml mỗi ngày. Bạn chỉnh liều tùy đáp ứng, sau đó dùng liều duy trì từ 10 đến 15 ml mỗi ngày hoặc tùy đáp ứng.

Liều thông thường cho người lớn để phòng, điều trị tiền hôn mê gan và hôn mê gan

Bạn uống 90 đến 150 ml mỗi ngày, chia 3 lần. Bạn chỉnh liều sao cho đại tiện 2 đến 3 lần đi tiêu phân mềm mỗi ngày.

Đối với thuốc dùng qua đường trực tràng, bạn pha loãng 300 ml thuốc với 700 ml nước hoặc dung dịch NaCl 0,9% giữ trong 30 đến 60 phút, dùng mỗi 4 đến 6 giờ đến khi bệnh nhân uống được.

Liều dùng thuốc Lactulose STADA® cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ bị táo bón hoặc cần để tạo phân mềm

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn cho trẻ uống 2,5 ml mỗi lần, 2 lần mỗi ngày;
  • Đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi, bạn cho trẻ uống 5 ml mỗi lần, 2 lần mỗi ngày;
  • Đối với trẻ từ 5 đến 10 tuổi, bạn cho trẻ uống 10 ml mỗi lần, 2 lần mỗi ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Lactulose STADA® như thế nào?

Bạn phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kì điều gì bạn không rõ liên quan đến việc dùng thuốc. Bạn nên uống thuốc cùng thức ăn để giảm khó chịu đường tiêu hóa. Bạn có thể uống thuốc lúc đói hoặc lúc no.

Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định, không được tự ý ngưng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa. Triệu chứng quá liều bao gồm: đau bụng, tiêu chảy.

Cách xử trí là bạn nên ngưng dùng thuốc hoặc giảm liều. Tiêu chảy hoặc nôn ói nhiều có thể gây mất dịch quá mức, do đó bác sĩ sẽ điều chỉnh cân bằng điện giải cho bạn.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Lactulose STADA ®?

Thuốc Lactulose STADA® có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Đầy hơi;
  • Liều cao có thể gây đau bụng, tiêu chảy.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Lactulose STADA® bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc Lactulose STADA® bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào;
  • Bạn có triệu chứng đau bụng không rõ nguyên nhân trước khi bắt đầu điều trị và sau khi điều trị vài ngày.

Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này cho bệnh nhân không có khả năng dung nạp lactose. Liều khuyến cáo cho người bị hôn mê gan thường cao hơn liều khuyến cáo cho người bị táo bón, do đó bạn cần được kiểm tra lượng đường huyết trong máu nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thuốc được xác định cao hơn nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Lactulose STADA® có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với thuốc Lactulose STADA®, bao gồm:

  • Thuốc nhuận tràng;
  • Thuốc kháng axit.

Thuốc Lactulose STADA® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Lactulose STADA ®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh galactose máu;
  • Không dung nạp lactose;
  • Tắc nghẽn ruột.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Lactulose STADA® như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc Lactulose STADA® ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc Lactulose STADA® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Lactulose STADA® có dạng dung dịch uống hàm lượng 10 g/15 ml.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Aniracetam

(44)
Tác dụngTác dụng của aniracetam là gì?Thuốc được sử dụng cho bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi. Aniracetam có thể gia tăng trí nhớ và tăng khả năng ... [xem thêm]

Thuốc Depamide®

(13)
Tên gốc: valpromideTên biệt dược: Depamide®Phân nhóm: thuốc chống co giậtTác dụngTác dụng của thuốc Depamide® là gì?Depamide® có tác dụng điều trị bổ trợ ... [xem thêm]

Thuốc omoconazole

(44)
Tên gốc: omoconazoleTên biệt dược: Mikogal®, Fongamil®, Fongarex®Phân nhóm: thuốc diệt nấm và ký sinh trùng dùng tại chỗ/thuốc tác dụng lên âm đạoTác dụngTác ... [xem thêm]

Thuốc axit tranexamic

(51)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc axit tranexamic là gì?Đây là thuốc được sử dụng ngắn hạn dành cho những người mắc bệnh rối loạn đông máu (hemophilia) ... [xem thêm]

Sulpiride

(51)
Sulpiride (hay sulpirid) là một dẫn xuất thế của benzamid có tác dụng chống loạn tâm thần và chống trầm cảm, ức chế chọn lọc các thụ thể dopamin D2. Thuốc ... [xem thêm]

Thuốc aliskiren+amlodipine+hydrochlorothiazid

(98)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc aliskiren + amlodipine + hydrochlorothiazide là gì?Thuốc aliskiren + amlodipine + hydrochlorothiazide được sử dụng để điều trị bệnh ... [xem thêm]

Cota xoang

(59)
Thành phần: Cao ké đầu ngựa, cao bạch chỉ, cao đẳng sâm, cao hậu phác, cao thục địa, cao hà thủ ô đỏ, bột tế tân, bột bán hạ, bột can khương, bột ... [xem thêm]

Gliquidone

(100)
Tên gốc: gliquidoneTên biệt dược: Glurenorm®Phân nhóm: thuốc trị tiểu đườngTác dụngTác dụng của thuốc gliquidone là gì?Thuốc gliquidone là một thuốc trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN