Triệu chứng bệnh đậu mùa: Dấu hiệu nhỏ không thể bỏ qua

(4.31) - 22 đánh giá

Trong giai đoạn ủ bệnh (từ 7-17 ngày kể từ lúc tiếp xúc với virus), triệu chứng bệnh đậu mùa không có gì bất thường. Sau thời gian đó, người bệnh sẽ sốt cao, mệt mỏi cực độ.

Đậu mùa là bệnh do virus variola gây ra. Bệnh rất dễ lây và lây rất nhanh qua đường tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp giữa người bệnh và người lành. Trong lịch sử, đây đã từng là căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất vì số lượng bệnh nhân tử vong lên đến con số không thể thống kê được.

Đến nay, căn bệnh này đã được loại bỏ hoàn toàn vì y học thế giới đã phát minh ra loại vaccine phòng chống bệnh đậu mùa vào năm 1979. Tuy nhiên, virus đậu mùa vẫn còn lưu trữ ở 2 phòng thí nghiệm hiện đại đặt tại Mỹ và Nga để phục vụ cho việc nghiên cứu.

Vaccine phòng bệnh đậu mùa không được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng ở các quốc gia. Nguyên nhân là vì dù có khả năng chống lại virus đậu mùa nhưng loại vaccine này cũng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng (nhưng rất hiếm gặp). Thậm chí, vaccine đậu mùa có thể gây tử vong cho người bị suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng bệnh đậu mùa

Các tài liệu y học trước đây cho rằng, khi một người nào đó bị virus gây bệnh đậu mùa tấn công trong giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh đậu mùa không thể hiện rõ rệt ra bên ngoài. Thời gian ủ bệnh cũng là lúc virus phát triển âm thầm trong cơ thể. Sau khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm như:

Θ Sốt cao

Θ Ớn lạnh

Θ Đau đầu

Θ Đau lưng

Θ Đau bụng

Θ Buồn nôn và nôn

Θ Mệt mỏi cực độ.

Triệu chứng bệnh đậu mùa thường tự động kết thúc trong vòng 2-3 ngày. Sau đó, bệnh nhân thấy mình khỏe hơn. Tuy nhiên, ngay sau khi người bệnh bắt đầu cảm thấy tốt hơn thì những nốt ban sẽ xuất hiện trên da. Phát ban bắt đầu ở vùng mặt, sau đó lan ra tay, cẳng tay và các khu vực cơ thể khác. Đây cũng là giai đoạn lây nhiễm, phát tán virus mạnh nhất ra không khí.

Trong vòng 2-3 ngày sau khi xuất hiện, các nốt ban phát triển thành áp xe chứa đầy dịch và mủ. Theo thời gian, áp xe khô, vỡ ra và đóng thành vảy. Cuối cùng, vảy rơi ra khỏi cơ thể người bệnh nhưng khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác vẫn còn.

Các dạng bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa có 2 dạng, dạng phổ biến và dạng hiếm gặp.

Dạng phổ biến

Với dạng phổ biến, bệnh có 2 kiểu. Kiểu đậu mùa do virus cùng họ với variola và kiểu đậu mùa do chính virus variola gây ra. Trong 2 kiểu này, virus cùng họ với variola ít có khả năng gây tử vong hơn kiểu còn lại.

Theo ước tính của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chỉ có 1% người tử vong khi bị virus cùng họ với variola tấn công. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do chính variola gây ra lên đến con số 30%.

CDC cũng cho biết có đến 90% số ca xuất hiện những triệu chứng bệnh đậu mùa nghiêm trọng là do chính vius variola gây ra.

Dạng hiếm gặp

Với dạng hiếm gặp, bệnh đậu mùa có 2 kiểu là xuất huyết và ác tính. Cả 2 kiểu bệnh trong dạng hiếm gặp này đều có tỷ lệ tử vong rất cao.

Kiểu đậu mùa xuất huyết khiến các cơ quan nội tạng của bệnh nhân bị rò rỉ máu vào màng nhầy và da. Trong khi đó, tổn thương ác tính không gây ra triệu chứng bệnh đậu mùa thường gặp như xuất hiện ban đỏ, mủ trên da. Thay vào đó, virus phát triển rất âm thầm bên trong cơ thể và khiến người bệnh tử vong rất nhanh.

Điều trị bệnh đậu mùa

Không có cách điều trị bệnh đậu mùa. Vaccine phòng bệnh chỉ có thể giúp người bệnh hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh.

Vì bệnh đã bị loại bỏ hoàn toàn nên đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là nhóm người làm việc, nghiên cứu về virus đậu mùa trong phòng thí nghiệm.

Trong trường hợp phơi nhiễm với virus đậu mùa, bạn phải được tiêm vaccine trong vòng 3 ngày kể từ khi bị phơi nhiễm để ngăn chặn sự phát triển của virus bên trong cơ thể.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bí quyết nuôi dưỡng tư duy sáng tạo từ khi trẻ còn nhỏ

(20)
Khuyến khích tư duy sáng tạo từ khi con vẫn còn nhỏ sẽ giúp bé phát huy não bộ, nghĩ ra nhiều ý tưởng mới lạ và không bị lệ thuộc vào khuôn khổ truyền ... [xem thêm]

Khi bị nhện nhà cắn, phải làm sao?

(13)
Nhện có thể là thủ phạm của rất nhiều vết cắn nhỏ trên da bé vào buổi tối. Vết muỗi cắn tuy nhiều nhưng chỉ gây ngứa ngáy chứ không gây đau như ... [xem thêm]

Công thức cho một bữa ăn lành mạnh khi mắc bệnh tiểu đường

(29)
Việc lên kế hoạch bữa ăn cho người bệnh tiểu đường không những giúp bạn nâng cao sức khỏe, mà còn có thể phòng ngừa các biến chứng như bệnh tim mạch ... [xem thêm]

Tất tần tật về tác dụng phụ của steroid có thể bạn chưa biết

(85)
Steroid là dược phẩm chống viêm hiệu quả được dùng để giảm đau. Tuy nhiên, những tác dụng phụ của steroid lại không được quan tâm đúng mứcTương tự ... [xem thêm]

Đau đầu sau sinh: Nguyên nhân và giải pháp cho mẹ bỉm sữa

(84)
Có đến gần 40% phụ nữ mắc phải chứng đau đầu sau sinh mổ hoặc sinh thường. Tình trạng này còn liên quan đến các cơn đau vai gáy hoặc cổ và có thể ... [xem thêm]

Tại sao đàn ông phải quan tâm tới testosterone?

(85)
Testosterone là một hormone quan trọng của cơ thể, được sử dụng để điều trị các tình trạng như dậy thì chậm, liệt dương hoặc mất cân bằng hormone…Tìm ... [xem thêm]

Tự tin hơn nhờ vú giả sau phẫu thuật ung thư vú

(49)
Nếu bạn nghĩ đến việc tìm lại hình dáng “đôi gò bồng đảo” ngày trước khi phẫu thuật ung thư vú, thì vú giả sẽ là ý tưởng tuyệt vời mà bạn nên ... [xem thêm]

Đối mặt với hội chứng khóa trong sau cơn đột quỵ

(22)
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong não. Một cơn đột quỵ ở thân não thường nhỏ nhưng có thể gây nên những triệu chứng nghiêm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN